- Nhờ thu phiếu trơn ( clean collection):
CÁC GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TTQT TẠI NH INDOVINA-CHI NHÁNH HÀ NỘ
TTQT TẠI NH INDOVINA-CHI NHÁNH HÀ NỘI
3.1. Định hướng phát triển hoạt động TTQT của NH Indovina
Thực hiện định hướng phát triển chung các ngân hàng hiện đại, cũng như định hướng phát triển của toàn hệ thống, hoạt động kinh doanh của IVB đang chú trọng theo hướng mở rộng phát triển các hoạt động dich vụ. Thay đổi cơ cấu thu nhập mang lại từ hoạt động dịch vụ trong tổng lợi nhuận của ngành trong đó TTQT là hoạt động giữ vai trò quan trọng trong các hoạt động dịch vụ của IVB. Do dó cũng cần đặt ra những định hướng và lộ trình phát triển nhất định. Đó là:
Từ năm 2011 - 2015
- Cơ cấu lại tổ chức hoạt động TTQT theo mô hình tập trung hoá hoạt động nhằm nâng cao chất lượng nghiệp vụ, an toàn và tiết kiệm chi phí.
- Mở rộng dịch vụ TTQT trong toàn hệ thống IVB nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ của khách hàng trên mọi địa bàn.
- Hoàn chỉnh và nâng cao chất lượng nghiệp vụ TTQT trong toàn hệ thống, giữ gìn và củng cố uy tín của IVB trên thị trường trong nước và quốc tế.
- Đa dạng hoá các hoạt động TTQT, triển khai các sản phẩm thanh toán của ngân hàng hiện đại nhằm nâng cao sức cạnh tranh và đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng.
- Củng cố và mở rộng quan hệ khách hàng, thu hút thêm khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế .
Từ năm 2016-2020:
- Tiếp tục nâng cấp cải tiến công nghệ áp dụng phục vụ nghiệp vụ, nâng cao mức độ tự động hóa trong xử lý giao dịch.
- Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ TTQT của IVB, góp phần củng cố uy tín, năng lực cạnh tranh của IVB với các ngân hàng trong và ngoài
nước.
3.2. Mục tiêu quản trị rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế đếnnăm 2015 của IVB Hà nội năm 2015 của IVB Hà nội
Thứ nhất, xây dựng bộ máy quản trị rủi ro theo hướng chuyên môn hóa, nâng cao trách nhiệm và hiệu quả của từng bộ phận và mỗi cá nhân. Trên cơ sở ưu tiên đầu tư về trang thiết bị, nâng tầm nhận thức từ quản lý rủi ro lên quản trị rủi ro, bộ máy quản trị rủi ro của Ngân hàng sẽ được chuyên nghiệp và độc lập về hoạt động ở mức độ cao hơn.
Thứ hai, thống nhất hóa việc áp dụng quy định về phòng chống rủi ro của Ngân hàng Nhà nước cũng như của IVB trong toàn hệ thống từ Hội sở chính đến các chi nhánh và từng điểm giao dịch.
Thứ ba, đến năm 2015, cùng với sự phát triển về hoạt động thanh toán quốc tế, năng lực quản trị rủi ro trong thanh toán quốc tế của IVB sẽ phải được cải thiện.
Trong tương lai, khi quy mô hoạt động kinh doanh của Ngân hàng được mở rộng hơn trong khi môi trường kinh doanh sôi động phức tạp hơn với sự áp lực cạnh tranh cao hơn từ các ngân hàng nước ngoài cũng như các ngân hàng cổ phần mới thành lập trong nước, nguy cơ rủi ro và khả năng tổn thất sẽ tăng lên, năng lực quản trị rủi ro cần phải được nâng cấp thích ứng với những yêu cầu cao của nền kinh tế thị trường đang từng bước hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới.
Có thể thấy rằng các mục tiêu, định hướng phát triển hoạt động kinh doanh và quản trị rủi ro của IVB là rất cụ thể rõ ràng nhưng cũng là nhiệm vụ rất nặng nề đòi hỏi sự nỗ lực, quyết tâm và cố gắng rất cao của Ban lãnh đạo, và toàn thể cán bộ công nhân viên Ngân hàng. Trên cơ sở nghiên cứu những mục tiêu định hướng trên đây kết hợp với những phân tích đánh giá về thực trạng rủi ro và quản trị rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế của IVB Hà nội, phần cuối của luận văn sẽ trình bày một số những giải pháp và kiến nghị góp phần nâng cao năng lực quản trị rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng.
3.3. Một số biện pháp cơ bản nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt độngTTQT IVB Hà nội TTQT IVB Hà nội
3.3.1. Các biện pháp phòng ngừa rủi ro kỹ thuật