- Nhờ thu phiếu trơn ( clean collection):
a/ Bố trí nhân sự phù hợp
3.4.1. Xây dựng mô hình quản lý rủi ro mới trong thanh toán quốc tế:
• Tăng cường công tác hậu kiểm, quản lý và kiểm tra, kiểm soát nội bộ của IVB Hà nội để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các rủi ro có thể xảy ra. Việc kiểm tra, kiểm soát nội bộ phải được tiến hành một cách thiết thực, tránh hình thức và cần thiết phải tuân thủ một nguyên tắc để đảm bảo hiệu quả của hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ.
bộ phận quản lý rủi ro xây dựng một quy trình quản lý rủi ro mới trong thanh toán quốc tế.Quy trình quản trị rủi ro là rất cần thiết không chỉ đảm bảo tính hiệu quả và khoa học của hoạt động quản trị rủi ro mà còn là cơ sở để đảm bảo sự phối hợp của các bộ phận chức năng và kinh doanh khác. Quản trị rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế không phải là một tác nghiệp cụ thể mà là một quá trình gồm những công đoạn khác nhau, chịu ảnh hưởng lẫn nhau: kết quả của công đoạn này là cơ sở để tiến hành các công đoạn tiếp theo. Do vậy, quy trình cần phải chỉ rõ bao gồm ít nhất 5 bước cụ thể: (1) Nhận dạng rủi ro có thế xảy ra trong hoạt động thanh toán quốc tế; (2) Đo lường rủi ro, tổn thất trong hoạt động thanh toán quốc tế; (3) Giám sát rủi ro trong thanh toán quốc tế; (4) Lựa chọn kỹ thuật phòng ngừa rủi ro trong thanh toán quốc tế; (5) Báo cáo và đánh giá về quản trị rủi ro trên thực tế.
+ Xác định rủi ro: mỗi ngày mỗi nhân viên phòng thanh toán quốc tế phải hậu kiểm, kiểm tra đối chiếu giữa báo cáo và công việc thực tế đã làm, rà sóat lại các hồ sơ chứng từ đã xử lý và sẽ xử lý. Hằng tuần và hằng quý tự đánh giá rủi ro và kiểm soát bởi chính cán bộ kiểm soát trực tiếp quản lý hồ sơ liên quan. Xác định rủi ro bằng phỏng vấn,nghiên cứu nguồn rủi ro và đối tượng rủi ro, đánh giá rủi ro thông qua thảo luận, cuộc họp. Xác định rủi ro nhằm sớm tìm ra rủi ro chưa được nhận dạng và không được chấp nhận, đánh giá tốt hơn khả năng có thể chấp nhận các rủi ro đã nhận dạng, từ đó xây dựng các biện pháp kiểm soát phù hợp. Trên cơ sở nhận dạng rủi ro, IVB Hà nội cần thiết kế một bảng danh mục rủi ro nhằm liệt kê một cách có hệ thống những rủi ro có thể gặp phải trong hoạt động thanh toán quốc tế từ đó có kế hoạch theo dõi giám sát và có biện pháp phòng ngừa cũng như hạn chế rủi ro nếu xảy ra.
+ Đo lường rủi ro: công cụ đo lường rủi ro hoạt động thanh toán quốc tế là báo cáo chỉ số chính, biểu đồ thay đổi, rà soát giới hạn cho phép, các chuẩn mực về tác nghiệp… Có thể sử dụng kết hợp cả phương pháp định tính và định lượng để đánh giá rủi ro. Đối với phương pháp định lượng, vào 31/12 hàng năm, IVB Hà nội sẽ tổng kết các rủi ro đã xảy ra trong từng phương thức thanh toán, so sánh tổn thất
gây ra khi thực hiện các phương thức thanh toán quốc tế bằng việc xác định xem tổng số tiền đã bị mất đi và có khả năng đạt được nhưng đã không đạt được, từ đó tính ra tỷ lệ phần trăm (%) rủi ro giữa các phương thức thanh toán, xem phương thức nào gây ra rủi ro nhiều nhất để hạn chế rủi ro trong các phương thức đó.
+ Kiểm soát rủi ro: Công cụ thực hiện việc kiểm soát là chuẩn mực kiểm soát, chuẩn mực này do bộ phận quản lý rủi ro lập dưới sự chỉ đạo của Ban giám đốc. Các bước này phải được thực hiện một cách đồng bộ và có kết hợp giữa bộ phận nghiệp vụ thanh toán quốc tế cùng với bộ phận kiểm soát nội bộ và bộ phận quản lý rủi ro, cụ thể như sau:
Bảng 3.1 Bảng phân công trách nhiệm của từng bộ phận trong mô hình quản lý rủi ro mới
Bộ phận nghiệp vụ
TTQT Bộ phận quản lý rủi ro
Bộ phận kiểm toán nội bộ
Thực hiện quá trình hậu kiểm, tự đánh giá rủi ro.
Xây dựng và thực hiện quá trình quản lý rủi ro TTQT.
Đánh giá rủi ro TTQT và quá trình quản lý rủi ro TTQT.
Xây dựng, thực hiện quy trình xử lý nghiệp vụ TTQT.
Xây dựng, rà soát quy trình và hỗ trợ quá trình tự đánh giá rủi ro.
Sử dụng kết quả quá trình tự đánh giá rủi ro, đánh giá phạm vi và mức độ, kiểm tra mẫu và chấm điểm ngầm.
Xử lý hạng mục nằm trong hệ thống rà soát.
Hỗ trợ quá trình tìm, theo dõi và phối hợp ký phê duyệt
Khuyến khích, đánh giá hoạt động xử lý trong hệ thống.
Thực hiện sự kiểm tra xác đáng đối với các yêu cầu mới.
Xây dựng và đề xuất chuẩn mực kiểm soát; hỗ trợ quá trình thực hiện.
Đánh giá quá trình rà soát các yêu cầu mới.
+ Lựa chọn kỹ thuật phòng ngừa rủi ro trong thanh toán quốc tế: Với việc nhận dạng rủi ro có thể xảy ra, nghiên cứu nguồn rủi ro và mức độ tổn thất mà rủi ro gây ra, IVB cần có những phương án phòng ngừa rủi ro trong thanh toán quốc tế trong từng giai đoạn để có thể áp dụng linh hoạt như:
Né tránh rủi ro: là chủ động né tránh trước những rủi ro có thể xảy ra và loại bỏ những nguyên nhân gây rủi ro. Trong hoạt động thanh toán quốc tế tại IVB Hà nội, né tránh rủi ro chính là: hạn chế thanh toán cho những khách hàng đến từ những khu vực nhiều rủi ro về chính trị, pháp lý, không thực hiện thanh toán cho những bộ chứng từ có sai sót nhỏ.
Chủ động chấp nhận rủi ro: Chấp nhận rủi ro là dựa trên cơ sở dự báo rủi ro có thể xảy ra, tìm cách khắc phục sẵn sàng đương đầu khi rủi ro, tổn thất xảy ra…
Giảm thiểu rủi ro: khi rủi ro xảy ra thì đương nhiên gây ra tổn thất cho các bên tham gia. Do vậy kiểm soát rủi ro còn là biện pháp giảm nhẹ tổn thất bằng cách khoanh lại rủi ro để tránh các rủi ro, tổn thất khác.
+ Báo cáo và đánh giá về quản trị rủi ro trên thực tế: Trên cơ sở xác định tổn thất xảy ra thực tế, đối chiếu với khả năng chấp nhận của IVB Hà nội, vào ngày 31/12 hàng năm, có thể đưa ra nhận xét và kết luận về hoạt động quản trị rủi ro thanh toán quốc tế.
Quy trình rủi ro được hoàn thành có thể phát hành dưới hình thức cẩm nang nghiệp vụ để cán bộ công nhân viên luôn dễ dàng sử dụng. Sau khi đưa vào áp dụng vẫn có thể được bổ sung hoàn thiện thường xuyên để đảm bảo tính phù hợp với những thay đổi trong ngân hàng cũng như môi trường kinh tế - xã hội và pháp lý.