tín dụng của NHNo&PTNT Việt Nam - chi nhánh tỉnh Thanh Hóa
3.1.1. Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh
Trong nhiều năm qua, Agribank Thanh Hóa đã khơng chỉ chấp hành nghiêm túc các qui định của Nhà nước, của Agribank để đảm bảo quyền lợi cho người lao động, mà cịn làm tất cả những gì có thể để người lao động ngày càng gắn bó hơn với Agribank, vì sự nghiệp phát triển lâu dài, ổn định và bền vững của Agribank Thanh Hóa nói riêng và hệ thống Agribank nói chung. Năm 2016 là năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp lần thứ XII, nhiệm kỳ 2016-2020, sẽ có rất nhiều khó khăn, thách thức ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới hoạt động của chi nhánh. Hội nghị cùng nhau thống nhất mục tiêu năm 2016 theo định hướng tăng trưởng an tồn, hiệu quả, đảm bảo tính bền vững, lấy hiệu quả làm nhiệm vụ trung tâm, lợi nhuận là mục tiêu chủ đạo. Tập trung quản lý chất lượng tất cả các mặt hoạt động nghiệp vụ, đặc biệt là chất lượng tín dụng. Nâng cao năng lực cạnh tranh; giữ vững vị trí chủ lực trên thị trường tiền tệ, tín dụng tại địa phương. Phát triển mạnh các hoạt động dịch vụ theo hướng đa dạng, ứng dụng công nghệ hiện đại để phát triển dịch vụ NH điện tử. Tiếp tục đẩy mạnh huy động vốn để chủ động đáp ứng nhu cầu vốn vay có hiệu quả phục vụ SXKD của các thành phần KT, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Tiếp tục tăng cường các biện pháp quản lý tài chính, đảm bảo thu nhập của người lao động không thấp hơn năm 2015 theo cơ chế tiền lương mới của Agribank.
3.1.2. Định hướng phát triển hoạt động tín dụng
Năm 2015, chất lượng hoạt động của các tổ vay vốn được củng cố và nâng cao, số tổ xếp loại A chiếm tỷ lệ 95%; tỷ lệ tổ đạt 7 yêu cầu của phương án 01/LN chiếm tỷ lệ 71%. Kết quả cho vay vốn thông qua tổ theo NQLT 02, 03 năm 2015 đã đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho hàng vạn hộ là hội viên Hội Nông dân, hội viên Hội Phụ nữ đầu tư phát triển kinh tế, góp phần nâng cao đời sống nhân dân và xây dựng nông thôn mới.
Năm 2016, mục tiêu của 2 hội và Agribank Thanh Hóa phấn đấu đưa dư nợ theo NQLT thông qua tổ vay vốn tăng trưởng 13%, số tuyệt đối tăng 900 – 1000 tỷ đồng; Tỷ lệ nợ xấu dưới 0,3%; Số tổ vay vốn xếp loại A đạt 95%. Tổ vay vốn đạt 7 yêu cầu của phương án 01/LN đạt từ 70% trở lên. Đồng thời căn cứ điều kiện thực tế của từng địa phương để chỉ đạo, tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc; từng bước nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ vay vốn, hạn chế các tiêu cực phát sinh...xây dựng đề án phát triển tổ vay vốn giai đoạn 2016-2020 gắn với phát triển ngành nghề, dự án đầu tư; áp dụng tiến bộ kỹ thuật thúc đẩy sản xuất hàng hóa trong nơng nghiệp, nông thôn; nâng cao hiệu quả kinh tế và tăng sự hợp tác, tương trợ trong hội viên. Bên cạnh đó, Agribank Thanh Hóa cần tập trung ưu tiên vốn cho vay xây dựng các mơ hình nơng nghiệp ứng dụng cơng nghệ cao, áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trong nông nghiệp...
3.1.3. Định hướng nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng
Thẩm định tín dụng với tư cách là một hoạt động có khâu tổ chức điều hành, quy trình riêng cũng như đội ngũ cán bộ thực hiện nên trước khi đưa ra giải pháp hồn thiện, quy trình cũng cần phải có định hướng rõ ràng. Dưới góc độ ngân hàng, nhằm phát huy tối đa các lợi thế tiềm năng của chi nhánh, đạt được mục tiêu đề ra trong hoạt động đầu tư tín dụng cũng như chiến lược
phát triển chung, chi nhánh có những định hướng cho hoạt động thẩm định tín dụng như sau:
- Thẩm định tín dụng phải đứng trên quan điểm của người cho vay để xem xét tính khả thi, hiệu quả của phương án xin vay, nhận thức rõ lợi ích của ngân hàng gắn liền với lợi ích của phương án xin vay.
- Cơng tác thẩm định tín dụng phải được quán triệt tồn chi nhánh, khơng chỉ các cán bộ trực tiếp thẩm định mà có cả các bộ phận khác với mức độ yêu cầu công việc khác nhau.
- Thẩm định tín dụng phải được tiến hành thường xuyên liên tục với tất cả các phương án xin vay tại thời điểm trước và trong khi cho vay.