Đánh giá tình hình huy động vốn của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) đánh giá thực trạng tài chính và biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần mỹ nghệ thành nam (Trang 29 - 33)

d) Ki m tra, giám sát mt cách toàn d in các m tho tđ ng ả

1.2.2.1. Đánh giá tình hình huy động vốn của doanh nghiệp

Để huy động vốn cho SXKD, doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều nguồn khác nhau. Về cơ bản, chúng được chia thành nguồn VCSH và các nguồn vốn vay.

Vốn chủ sở hữu là phần vốn thuộc quyền sở hữu của chủ doanh

nghiệp, bao gồm số vốn do chủ sở hữu bỏ ra và phần vốn bổ sung từ kết quả kinh doanh. Vốn chủ sở hữu tại một thời điểm có thể được xác định bằng công thức:

Vốn chủ sở hữu = Giá trị tổng tài sản – Nợ phải trả (1.1)

Nợ phải trả là thể hiện bằng tiền những nghĩa vụ mà doanh nghiệp có

trách nhiệm phải thanh tốn cho các tác nhân kinh tế khác nhau: Nợ vay, các khoản phải trả người bán, cho Nhà nước, cho người lao động trong doanh nghiệp…

Để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao, thơng thường doanh nghiệp phải phối hợp cả hai nguồn vốn: VCSH và nợ phải trả.

30 30 30 30

Để có đánh giá hợp lý về chính sách huy động và tạo lập vốn của doanh nghiệp ta cần đi sâu phân tích cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn thông qua số liệu ở phần nguồn vốn trên Bảng cân đối kế toán.

Về cách thức phân tích: so sánh từng nguồn vốn giữa cuối kỳ và đầu kỳ cả về số tương đối lẫn tuyệt đối, tỷ trọng từng loại nguồn vốn trong tổng thể để xác định chênh lệch về số tiền, tỷ lệ, tỷ trọng. Phân tích kết cấu nguồn vốn nhằm đánh giá khả năng tài trợ về mặt tài chính của doanh nghiệp, cũng như mức độ tự chủ trong kinh doanh hay những khó khăn mà doanh nghiệp phải đương đầu. Khi tiến hành phân tích cần xác định một số chỉ tiêu:

Hệ số nợ: thể hiện việc sử dụng nợ của doanh nghiệp trong việc tổ chức nguồn vốn và điều đó cũng cho thấy mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp.

Hệ số nợ = Tổng số nợ (1.2)

Tổng nguồn vốn

Tổng số nợ của doanh nghiệp bao gồm toàn bộ số nợ ngắn hạn và dài hạn. Tổng nguồn vốn bao gồm các nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng.

Thơng thường các chủ nợ thích tỷ lệ vay nợ vừa phải vì tỷ lệ này càng thấp thì khoản nợ được đảm bảo trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản. Trong khi đó, các chủ sở hữu lại ưa thích tỷ lệ nợ cao vì họ nắm trong tay một lượng tài sản lớn mà chỉ đầu tư một lượng vốn nhỏ và các nhà tài chính sử

31 31 31 31

dụng nó như một chính sách tài chính để gia tăng lợi nhuận. Tuy nhiên nếu hệ số nợ quá cao, doanh nghiệp sẽ dễ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh tốn.

Hệ số vốn chủ sở hữu: Hệ số vốn chủ sở hữu = Vốn chủ sở hữu (1.3) Tổng nguồn vốn

Hệ số VCSH lại đo lường sự góp vốn của chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn hiện nay của doanh nghiệp. Hệ số VCSH càng lớn, chứng tỏ doanh nghiệp càng độc lập tự chủ về mặt tài chính. Tuy nhiên, hệ số VCSH ở mức quá cao mà không mạnh dạn đi vay vốn sẽ không tận dụng và phát huy được tác dụng của đòn bẩy tài chính.

❖ Đánh giá chính sách tài trợ của doanh nghiệp

Ngồi những nội dung cơ bản trên, khi đánh giá việc tạo lập, sử dụng vốn của doanh nghiệp có được coi là hợp lý hay khơng còn phải xem xét đến chính sách tài trợ của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, vốn là một yếu tố và là tiền đề cần thiết cho việc hình thành và phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Để biến những ý tưởng và kế hoạch kinh doanh thành hiện thực đòi hỏi phải có một lượng vốn nhằm hình thành nên những tài sản cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp để đạt mục tiêu đề ra. Do vậy đòi hỏi doanh nghiệp phải tổ chức tốt nguồn vốn. Tùy thuộc vào đặc điểm SXKD và năng lực tài chính của mình, doanh nghiệp có thể có những chính sách tài trợ khác nhau thể hiện trong việc lựa chọn mơ hình tài trợ sao cho

32 32 32 32

hợp lý. Và chỉ tiêu được xem xét ở đây là Nguồn vốn lưu động thường xuyên (NWC):

NWC = Nguồn vốn dài hạn – Tài sản dài hạn

Hoặc NWC = Tài sản ngắn hạn – Nợ phải trả ngắn hạn

Các mơ hình tài trợ vốn của doanh nghiệp

Mơ hình tài trợ thứ nhất: Toàn bộ TSCĐ vả TSLĐ thường xuyên được

đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, toàn bộ TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng vốn tạm thời. Ưu điểm của mơ hình là giúp cho doanh nghiệp hạn chế được rủi ro trong thanh tốn và giảm bớt được chi phí sử dụng vốn. Nhược điểm là kém linh hoạt trong việc sử dụng vốn.

Mơ hình tài trợ thứ 2: Tồn bộ TSCĐ, TSLĐ thường xuyên và một

phần của TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn VLĐ thường xuyên. Lợi ích cùa mơ hình này là mức độ an tồn và khả năng thanh toán cao. Tuy nhiên doanh nghiệp cũng phái trả chi phí nhiều hơn cho việc sử dụng vốn.

Mơ hình tài trợ thứ 3: Toàn bộ TSCĐ và một phần TSLĐ thường

xuyên được đảm bảo bằng nguồn vốn thưởng xuyên, còn một phần TSLĐ thường xuyên và toàn bộ tài sản lưu động tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời, về lợi thế, mơ hình này chi phí sử dụng vốn sẽ hạ thấp hơn, tuy nhiên khải năng gặp rủi ro cũng cao.

33 33 33 33

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) đánh giá thực trạng tài chính và biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần mỹ nghệ thành nam (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)