Đánh giá tình hình đầu tư và sử dụng vốn

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) đánh giá thực trạng tài chính và biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần mỹ nghệ thành nam (Trang 33 - 34)

d) Ki m tra, giám sát mt cách toàn d in các m tho tđ ng ả

1.2.2.2. Đánh giá tình hình đầu tư và sử dụng vốn

Trên cơ sở nguồn vốn đã huy động được, doanh nghiệp sẽ tiến hành phân bổ vốn vào các khâu tương ứng. Để có đánh giá chính xác về việc sử dụng vốn của doanh nghiệp trong kỳ có hợp lý hay khơng ta cần xem xét vốn trong kỳ đã được phân bổ vào đâu, tỷ lệ vốn từng khâu là bao nhiêu, nhiều hay ít tăng hay giảm giữa các kỳ, tỷ lệ này được coi là hợp lý hay chưa đó chính là mục tiêu của đánh giá tình hình sử dụng vốn trong doanh nghiệp. Để tiến hành phân tích đánh giá tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp cần tập trung vào những nội dung sau:

Thứ nhất: Xem xét cơ cấu vốn và sự biến động của tổng tài sản cũng như của từng loại tài sản. Thơng qua việc tính tốn tỷ trọng của từng loại, so sánh giữa cuối kỳ và đầu kỳ cả về số tuyệt đối và số tương đối. Cần tập trung vào một số loại tài sản quan trọng. Cụ thể là:

Sự biến động tài sản tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn ảnh hưởng đến khả năng ứng phó đối với các khoản nợ đến hạn.

Sự biến động của HTK chịu ảnh hưởng lớn đến quá trình SXKD, từ khâu dự trữ sản xuất đến khâu bán hàng.

Sự biến động của khoản phải thu chịu ảnh hưởng của cơng việc thanh tốn và chính sách tín dụng của doanh nghiệp đối với khách hàng. Điều đó ảnh hưởng đến việc quản lý sử dụng vốn.

34 34 34 34

Sự biến động của TSCĐ cho thấy quy mơ và năng lực sản xuất hiện có của doanh nghiệp.

Thứ hai, xem xét phần nguồn vốn, tính tốn tỷ trọng của từng loại nguồn vốn, so sánh số tương đối giữa cuối kỳ và đầu kỳ, đánh giá xem cơ cấu nguồn vốn đã hợp lý chưa, sự biến động có phù hợp với xu hướng phát triển của doanh nghiệp không, cần kết hợp với phần tài sản để thấy được mối quan hệ giữa các chỉ tiêu, khoản mục nhằm phân tích được sát hơn. Các chỉ tiêu xem xét đánh giá cơ cấu vốn:

Tỷ lệ đầu tư vào tài sản ngắn hạn =

Tài sản ngắn hạn

(1.4) Tổng tài sản

Tỷ lệ đầu tư vào tài sản dài hạn =

Tài sản dài hạn

(1.5) Tổng tài sản

Tỷ lệ đầu tư vào tài sản dài hạn càng lớn càng thể hiện mức độ quan trọng của TSCĐ trong tổng tài sản mà doanh nghiệp đang sử dụng vào hoạt động SXKD, phản ánh tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực sản xuất, xu hướng phát triển lâu dài cũng như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên vẫn cần căn cứ vào ngành nghề kinh doanh và tình hình kinh doanh cụ thể của từng doanh nghiệp trong từng thời gian cụ thể để đánh giá mức độ hợp lý trong việc đầu tư vào các loại tài sản của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) đánh giá thực trạng tài chính và biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần mỹ nghệ thành nam (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)