Bối cảnh trong nước và quốc tế tác động đến cải cách thuế của Nước ta theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, trong giai đoạn 2001-2010 phải đẩy manh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tăng trưởng kinh tế ở mức co, tương đối ổn định( bình quân mỗi năm tăng trưởng khoảng 7-7,5%). đến năm 2010 đưa GDP tăng lên ít nhất gấp đơi năm 2000(), ổn định kinh tế vĩ mơ, tích luỹ nội bộ nền kinh tế đạt trên 30% GDP. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp lên mức 40-41% GDP; dịch vụ lên :42-43% GDP; nông nghiệp giảm xuống 16-17% GDP; đảnh mạnh xuất khẩu đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; nâng cao rõ rệt đồi sống vật chất, văn hố, tinh thần cho nhân dân. An ninh chính trị được giữ vững,
thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội Chỉ nghĩa được hình thành về cơ bản. Vị thế của nước ta trên thị trường quốc tế được nâng cao.
Xu thế hội nhập, liên kết phát triển kinh tế trong khu vực và tiến tới tồn cầu hố kinh tế ngày càng ở mức độ cao là tất yếu khách quan; hơn nữa nó cũng tạo ra cơ hội cho Nước ta trong việc tập trung vào phát triển kinh tế; tranh thủ những thành tựu của cách mạng khoa học công nghiệp, đặc biệt là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển công nghệ dịch vụ, sử dụng công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, nhất là công nghệ sinh học phục vụ sản xuất nông nghiệp, làm cho nền kinh tế nước ta có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Nước ta có cơ hội thu hẹp khoảng cách với các nước phát triển, cải thiện vị trí chính mình.
Đối với Nước ta, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian tới được nâng cao một bước. đến năm 2006 hoàn thành việc cắt giảm thuế nhập khẩu theo chương trình CEPT/AFTA xuống 0%-5%. Năm 2003 Nước ta cùng các nước trong khối ASEAN đàm phán với Trung Quốc và các nước khác mở rộng thị trường tự do trong khu vực Châu á. đây cũng là năm Nước ta dự kiến tham gia vào Tổ chức Thương mại (WTO). Việc tham gia hội nhập kinh tế giúp ta có điều kiện lợi dụng khoa học tiên tiến của các nước để phát triển kinh tế.
Vì vậy địi hỏi phải cách cải cách hệ thống thuế, đảm bảo với hệ thống thuế Nước ta phù hợp với hệ thống thuế với các nước, đảm bảo nguồn thu ngân sách; khuyến khích đầu tư cơng nghệ mới; nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm, ngành hàng và nền kinh tế; bảo vệ có trọng điểm, có thời hạn đối với sản xuất trong nước.
Mục tiêu chiến lược cải cách hệ thống thuế ; mục tiêu chung là phải xây dựng hệ thống chính sách thuế đồng bộ, có cơ cấu hợp lý đi đơi với hiên đại hố cơng tác quản lý thuế nhằm đảm bảo chính sách động viện thu nhập quốc dân của Đảng và Nhà nước, đảm bảo nguồn lực tài chính phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước; góp phần đảm bảo bình đẳng, cơng bằng xã hội, phù hợp với nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa, và chủ động hội nhậm kinh tế quốc tế.
Toàn ngành thuế Nước ta đang bước sang năm thứ năm trong giai đoạn cải cách thuế bước 3 (năm 2001-năm 2010) ; với những trường trình hành động lớn tập trung vào:
- Xây dựng và hồn thiện hệ thống chính sách thuế.
- Xây dựng luật quản lý thuế, triển khai thí điểm và mở rộng cơ chế quản lý “ tự kê khai, tự nộp thuế” trên toàn quốc.
- Tăng cường tuyên truyền và hỗ trợ đối tượng nộp thuế. - Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về thuế, thu hồi nợ thuế.
- Cải cách bộ máy quản lý thuế theo mơ hình chức năng, nâng cao năng lực cán bộ thuế.
- Phát triển ứng dụng tin học hiệu quả vào công tác quản lý thuế. - Từng bước hiện đại hoá cơ sở vật chất, kỹ thuật của cơ quan thuế.
Để thực hiện chiến lược chung thì mỗi một loại thuế, mỗi một sắc thuế cần phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, hoàn thiện hơn. Đồng thời mỗi một người dân, mỗi cán bộ quản lý thuế, mỗi một cơ quan đoàn thể cũng phải thực sự nỗ lực, có sự phối hợp để thực hiện tốt hơn nghĩa vụ thuế với Nhà Nước.