Quản lý doanh thu:

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) công tác quản lý thu thuế GTGT trên địa bàn huyện đông anh (Trang 63 - 65)

Doanh thu là một trong các căn cứ quan trọng, quyết định đến số thuế phải nộp của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh. Một thực tế từ trước đến nay, doanh thu chịu thuế phần lớn là khơng sát với tình hình sản xuất kinh doanh, thậm chí đã được làm mọi cách để giảm doanh thu tính thuế.

Yêu cầu đặt ra là Chi cục thuế nên phân loại doanh nghiệp ngoài quốc doanh để quản lý chặt chẽ theo chiều sâu. công tác kiểm tra đối với doanh nghiệp là khác nhau, có doanh nghiệp phải dựa vào đặc điểm kỹ thuật, có doanh nghiệp phải dựa vào tính chất hoạt động..vv và có sự so sánh với số liệu ghi chép trên sổ sách kế tốn của doanh nghiệp, Cụ thể cho một số hình thức kinh doanh như sau:

- Đối với hoạt động xây lắp: quản lý các hợp đồng kinh tế của loại hình

này gắn liền với giải trình của đơn vị về tiến độ thực hiện hợp đồng, biên bản nghiệm thu khối lượng cơng trình hoặc hạng mục cơng trình hồn thành bàn giao, biên bản thanh lý hợp đồng, yêu cầu đơn vị viết đầy đủ hố đơn bán

hàng đối với khối lượng hồn thành bàn giao để theo dõi quản lý chặt chẽ doanh thu và tính thuế GTGT đúng thời điểm.

-Đối với kinh doanh xăng dầu: kiểm tra số lượng tiêu thụ mà cơ sở kê

khai với cơ quan thuế và đồng hồ lưu lượng, đồng thời kiểm tra trong sổ sách giao ca với hoá đơn bán hàng... để xác định lượng hàng tiêu thu. Yêu cầu doanh nghiệp báo cáo hành thức mua bán giao tay ba để đối chiếu với hợp đồng mua bán của doanh nghiệp, kiểm tra việc thanh quyết tốn cước phí vận chuyển va tiền thưởng chiết khấu đơn vị thu được để xác định lượng hàng tiêu thụ ma doanh nghiệp giao tay ba không qua kho.

- Đối với doanh nghiệp thương mại và bán hàng đại lý: Tăng cường

công tác kiểm tra tờ khai đối chiếu với tổng giá trị hàng bán; so sánh giá bán và giá mua; kết hợp kiểm tra đối chiếu nơi doanh nghiệp khai thác nguồn hàng so với số liệu kê khai của doanh nghiệp; phối kết hợp với cơ quan quản lý thị trường ấn định giá bán thống nhất cho từng loại mặt hàng được trao đổi trên địa bàn huyện.

-Đối với hoạt động kinh doanh vận tải NQD: các doanh nghiệp, HTX kinh

doanh vận tải phải tiến hành đăng ký với số phương tiện tham gia kinh doanh(được phản ánh trong danh mục tài sản cố định của đơn vị để trích khấu hao); kiểm tra việc gắn doanh số kinh doanh của doanh nghiệp với các chi phí kê đầu vào trập trung vào chi phí xăng dầu, chi phí sửa chữa thơng qua chứng từ và bảng kê để xác định đúng kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và thực hiện nghĩa vụ về thuế với Nhà nước.

3.3.3Quản lý công tác thu nộp:

Theo dõi doanh nghiệp nộp thuế: Doanh nghiệp có trách nhiệm kê khai và nộp thuế theo một thời hạn nhất định, Chi cục mà trực tiếp là các cán bộ quản lý phải có trách nhiệm đôn đốc doanh nghiệp nộp thuế theo đúng thời hạn quy định. Chứng từ nộp thuế sẽ được chuyển về Chi cục thuế , căn cứ vào chứng từ đó thì sẽ biết được doanh nghiệp nào đã nộp, chưa nộp, nộp chậm hay nộp chưa đủ, để có giải pháp thích hợp trong quản lý thu. Giữa cơ quan thuế, và kho bạc luôn luôn phải phối hợp với nhau để đôn đốc hoặc phát hành thông báo nộp chậm. Trường hợp đã đôn đốc nộp mà vẫn chây ỳ, cố tình dây dưa khơng nộp, hay nộp chậm thì phải làm những biện pháp cao hơn như kiên quyết tạm dừng bán hoá đơn, cưỡng chế thuế, hay phối hợp với đài phát thanh

của tổ dân cư, cho phát danh sách những tổ chức, cá nhân chưa thực hiện nghĩa vụ thuế, những trường hợp nợ thuế quá lớn, cứ tái phạm thì chuyển hồ sơ sang cơ quan pháp luật đề nghị khải tố.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) công tác quản lý thu thuế GTGT trên địa bàn huyện đông anh (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)