Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH aiden việt nam (Trang 80 - 83)

II. Nguồn VLĐ tạm thờ

1. Doanh thu thuần về BH và cũng cấp

2.3.2. Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân

Qua các bước phân tích từ thực tế cho tới các hệ thống chỉ tiêu phân tích ở trên, chúng ta thấy những kết quả đạt được qua hai năm 2014 và 2015, điều đó thể hiện những nỗ lực và cố gắng của cơng ty trong hoạt động kinh doanh nói chung và trong cơng tác quản trị VLĐ nói riêng. Tuy nhiên những kết quả đạt được này vẫn chưa phản ánh được thực tế hiệu quả hoạt động của công ty. Sở dĩ như vậy, là vì tại cơng ty vẫn cịn q nhiều những tồn tại và hạn chế ảnh hưởng tới hiệu quả công tác quản lý và sử dụng VLĐ, cụ thể như sau:

Thứ nhất: Tuy đã giảm dự trữ vốn bằng tiền nhưng lượng tiền dự trữ vẫn

còn quá lớn. Việc dự trữ nhiều tiền gây nên tình trạng ứ đọng, lãng phí vốn, nhất là trong tình trạng nguồn vốn của công ty không tốt, công ty đang vay dài hạn lớn hơn cả tổng nguồn và vẫn đang tiếp tục vay thêm nợ. Trong khi đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty là sản xuất theo đơn đặt hàng, các đơn đặt hàng thường xun và đều đặn, tương tự đó cơng ty ln có các khoản thu nhập đều đặn, do đó cơng ty khơng cần dự trữ quá nhiều tiền trong ngân hàng.

Thứ hai: Việc cơng ty nới lỏng chính sách bán chịu (hạ thấp tiêu chuẩn

bán chịu đối với khách hàng, tăng mức độ bán chịu, tăng thời hạn bán chịu) để giữ khách và thu hút thêm khách hàng là khơng phù hợp, khơng hiệu quả

vì doanh thu của cơng ty trong năm khơng những khơng tăng mà cịn giảm đi. Kéo theo đó là nợ phải thu tăng, công ty bị chiếm dụng vốn trong thời gian dài trong khi công ty phải đi vay nợ dài hạn để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, thậm chí việc hạ thấp tiêu chuẩn bán chịu với khách hàng còn làm tăng thêm các khoản phải thu khó địi, nợ xấu, rủi ro cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó cơng ty khơng chú trọng chính sách chiết khấu. Chính sách chiết khấu ở mức rất thấp, điều đó khơng khuyến khích các khách hàng trả nợ sớm để hưởng chiết khấu, làm cho các khoản nợ thu hồi chậm, vốn của công ty bị chiếm dụng dài. Chính sách này là khơng phù hợp với tình hình tài chính khơng tốt của cơng ty.

Thứ ba: Chính sách thu hồi nợ: cơng ty khơng có bộ phận kế tốn quản

lý thu hồi nợ chun nghiệp do đó khả năng thu hồi nợ khi tới hạn còn hạn chế, làm tăng khoản nợ phải thu, đặc biệt là rủi ro thu hồi nợ lớn, làm tăng các khoản nợ khó địi hay khơng địi được. Trong khi đó cơng ty lại khơng có khoản trích lập dự phịng nợ phải thu khó địi.

Thứ tư: Dự trữ nguyên vật liệu quá cao do chính sách dự trữ nguyên vật

liệu khơng hợp lý. Thay vì trả trước cho khách hàng để đảm bảo ổn định nguồn cung ứng đầu vào thì cơng ty lại bỏ ra một khoản vốn lớn hơn rất nhiều để dự trữ nguyên vật liệu trong kho. Chưa kể việc dự trữ vật liệu lớn cịn làm tăng chi phí quản lý, bảo quản. Từ đó gây ứ động vốn ở khâu dự trữ, tốc độ luân chuyển vốn chậm, làm giảm hiệu quả quản trị vốn lưu động.

Thứ năm: Chi phí sản xuất kinh doanh q lớn làm cho cơng ty khơng có

lợi nhuận, trong đó chủ yếu là chi phí ngun vật liệu. Cơng ty khơng tìm kiếm các nhà cung cấp mới với giá thành rẻ hơn với cùng chất lượng cùng loại, mà phụ thuộc vào sự cung cấp chủ yếu từ công ty mẹ. Việc giá nguyên vật liệu cao hơn so với nguồn cung khác làm tăng chi phí, từ đó giảm lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp về giá trên thị trường, đặc biệt là các sự cạnh tranh của các sản phẩm từ thị trường Trung Quốc.

Thứ sáu: Cơ cấu nguồn tài trợ không hợp lý:

Hệ số nợ > 1 Hệ số VCSH < 0

Công ty quá phụ thuộc vào nguồn vay nợ, khơng thể tự chủ tài chính dù một phần nhỏ. Việc này cho thấy khả năng gặp khó khăn trong việc trả nợ hoặc phá sản của cơng ty càng lớn. Hệ số nợ > 1 làm uy tín của cơng ty khơng tốt trên thị trường, do đó gặp bất lợi trong tất cả các khâu của hoạt động sản xuất kinh doanh: huy động vốn; mua nguyên vật liệu, các yếu tố đầu vào và tiêu thụ sản phẩm. Chưa kể việc phụ thuộc quá nhiều vào vay nợ từ công ty mẹ đồng nghĩa với việc công ty phụ thuộc vào cơng ty mẹ và có nhiều ràng buộc bất lợi bởi công ty mẹ. Bất lợi lớn nhất là phải nhập chủ yếu nguyên vật liệu với giá cao hơn thị trường từ công ty mẹ.

Tài sản lưu động của cơng ty ln được tài trợ bởi tồn bộ tài sản ngắn hạn và một phần nguồn vốn dài hạn. Mơ hình tài trợ mặc dù đảm bảo an tồn ổn định, tuy nhiên thực chất lại không hợp lý, không linh hoạt. Việc công ty vay nợ dài hạn quá nhiều để tài trợ cho tài sản lưu động làm tăng chi phí sử dụng vốn. Chi phí vốn vay lớn cũng là một nguyên nhân làm công ty thua lỗ triền miên.

Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích và đánh giá tồn diện các mặt tích cực và hạn chế trong cơng tác quản trị vốn lưu động trong năm vừa qua, công ty cần có những giải pháp căn bản, đồng bộ và sát với tình hình thực tiễn để tiếp tục phát huy những ưu điểm và kịp thời khắc phục những nhược điểm cịn tồn tại, qua đó khơng những có thể nâng cao hiệu quả trong cơng tác quản trị và sử dụng vốn lưu động, đảm bảo duy trì ổn định an tồn tài chính mà cịn giúp cơng ty hồn thành tốt các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trong tình hình mới góp phần đưa cơng ty từng bước phát triển.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH aiden việt nam (Trang 80 - 83)