Mục tiêu và định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới 1 Bối cảnh kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH aiden việt nam (Trang 83 - 86)

II. Nguồn VLĐ tạm thờ

1. Doanh thu thuần về BH và cũng cấp

3.1. Mục tiêu và định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới 1 Bối cảnh kinh tế xã hộ

3.1.1. Bối cảnh kinh tế xã hội

 Khái quát tình hình chung của đất nước thời gian qua

Nhìn lại kinh tế năm 2015 tuy chưa thực sự khởi sắc nhưng cũng bớt ảm đạm hơn, nền kinh tế có những bước phát triển chậm và chưa thực ổn định. Năm 2015 lãi suất được ổn định, đầu tư công được thắt chặt kỷ luật. Tuy vậy bước sang năm 2016, kinh tế thế giới đang có những bước phục hồi và tăng trưởng chậm rãi đặc biệt giá dầu thô giảm làm các nguyên liệu đầu vào giảm. Và Việt Nam cũng khơng nằm ngồi sự phát triển chung của nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên Việt Nam ngồi có những tín hiệu tăng trưởng tích cực thì cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn cả trong ngắn hạn và dài hạn.

Trong ngắn hạn, Việt Nam cần đối mặt với sự tăng trưởng chậm của nền kinh tế toàn cầu, đồng thời củng cố lại vùng đệm kinh tế vĩ mô để nâng cao sức chống chịu của Việt Nam trước bất kỳ cú sốc kinh tế mới nào trong tương lai.

Về lâu dài, chính phủ cần nỗ lực nhiều hơn để giải quyết vấn đề tăng trưởng năng suất thấp của Việt Nam và hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước tăng cường khả năng hội nhập vào chuỗi giá trị tồn cầu. Chính phủ cũng cần tiếp tục áp dụng các biện pháp tăng cường hệ thống ngân hàng, bao gồm một kế hoạch rõ ràng về xử lý nợ xấu, vì vẫn đề này sẽ tiếp tục cản trở sự hình thành một khu vực tài chính hiệu quả tồn diện.

Việt nam là một trong những nước được hưởng rất nhiều lợi ích từ các hiệp định thương mại tự do mới, song cũng phải chấp nhận một chi phí điều chỉnh đáng kể. Khi nền kinh tế mở cửa để đón nhận cạnh tranh nhiều hơn, tiêu chuẩn xuất khẩu ngặt nghèo hơn thì các doanh nghiệp trong nước sẽ đối diện với áp lực kinh doanh ngày càng gia tăng.

Qua quý 1/2016, tình hình kinh tế Việt nam đạt được những kết quả tích cực như: kinh tế vĩ mơ tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát; chỉ số tiêu

dùng tăng ở mức thấp tạo điều kiện để thực hiện cải cách về giá sản phẩm, dịch vụ công theo cơ chế thị trường. Tăng trưởng khu vực dịch vụ cao hơn cùng kỳ; đã có xuất siêu bằng 2% tổng kim nghạch xuất khẩu. Tổng đầu tư toàn xã hội và thu hút vốn nước ngoài đạt khá cao. Hoạt động phát triển doanh nghiệp tiếp tục có những chuyển biến tốt. Các chính sách đảm bảo an sinh xã hội được thực hiện, đời sống của người dân được quan tâm….

Mục tiêu phát triển của kinh tế Việt Nam trong thời gian tới là giữ vững ổn định kinh tế vĩ vô, phấn đấu tăng trưởng kinh tế cao hơn năm 2015, chú trọng cải thiện chất lượng tăng trưởng, bảo đảm phát triển bề vững. Đẩy mạnh thực hiện các đột phá chiến lược, tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mơ hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, hiệu quả và chất lượng cạnh tranh; tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh…Các chỉ tiêu đề ra trong năm 2016 như tổng sản phẩm trong nước( GDP) tăng khoảng 6,7%; tổng kim nghạch xuất khấu tăng khoảng 10%; tỉ lệ nhập siêu so với kim nghạch xuất khẩu dưới 5%; tốc độ tăng giá tiêu dùng dưới 5%; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 31%GDP… Để hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế trong năm 2016 Chính phủ đã yêu cầu Ngân hàng Nhà Nước điều hành chính sách tiền tệ một cách chủ động, linh hoạt phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và chính sách kinh tế vĩ mơ nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, ổn định kinh tế vĩ mơ và góp phần tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý. Bên cạnh đó việc sử dụng đồng bộ các cơng cụ chính sách tiền tệ và các công cụ, biện pháp khác để hỗ trợ ổn định thị trường ngoại tệ, điều hành tỷ giá hợp lý, phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, thị trường tài chính, tiền tệ trong và ngồi nước. Điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, lạm phát thị trường tiền tệ. Tăng trưởng dư nợ tín dụng phù hợp gắn với nâng cao chất lượng tín dụng; trong đó chú trọng kiểm sốt chặt chẽ các khoản cấp tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro (bất động sản, dự án thu hồi vốn thời gian dài….)

 Bối cảnh liên quan tới ngành nghề sản xuất công nghiệp phụ trợ

Bối cảnh thị trường:

Ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam ngày càng được chú trọng và quan tâm. Tuy nhiên các doanh nghiệp sản xuất cơng nghiệp phụ trợ ở trong nước cịn yếu kém, giá thành vẫn là điều khiến sản phẩm phụ trợ của doanh nghiệp trong nước chưa thực sự cạnh tranh, vì hầu hết nguyên liệu của ngành này vẫn dựa vào nhập khẩu. Trong khi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước

ngồi (FDI), doanh nghiệp nước ngoài đã đi trước doanh nghiệp Việt Nam hàng chục thậm chí hàng trăm năm về tích lũy nhiều mặt để họ dễ dàng tiếp đón, làm chủ cuộc chơi ngay trên sân nhà Việt Nam chúng ta.

Các doanh nghiệp nước ngồi lớn càng ngày càng mở rộng quy mơ sản xuất kinh doanh, đơn cử như Toyota, Honda, Sam sung… và ngành công nghiệp trong nước ngày càng phát triển, kéo theo đó nhu cầu đặt hàng linh kiện điện tử, phụ tùng ngày càng tăng mạnh. Do đó phát triển ngành cơng nghiệp phụ trợ là xu thế tất yếu của sự phát triển kinh tế.

 Chính sách của nhà nước

Trong quy hoạch tổng thể hỗ trợ phát triển cơng nghiệp phụ trợ tới năm 2020 tầm nhìn 2030 của Bộ công thương, Việt Nam tập trung vào phát triển trong 3 lĩnh vực: linh kiện phụ tùng, công nghiệp hỗ trợ dệt may và công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao. Khơng chỉ thu hút vốn FDI mà cịn thực hiện hợp tác giữa DN nước ngoài và DN trong nước để phát triển nền công nghiệp phụ trợ trong nước.

Nhà nước đang từng bước chú trọng, xây dựng hành lang pháp lý hồn thiện và chặt chẽ về ngành cơng nghiệp hỗ trợ. Ngày 3 tháng 11 năm 2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 111/2015/NĐ-CP về phát triển công nghiệp hỗ trợ; áp dụng đối với các tổ chức và cá nhân thực hiện các hoạt động phát triển công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016. Nghị định quy định rất nhiều chính sách hỗ trợ ngành cơng nghiệp phụ trợ và nhiều chính sách ưu đãi đối với ngành cơng nghiệp này. Hoạt động phát triển công nghiệp hỗ trợ bao gồm: Hoạt động trợ giúp của cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, cá nhân về công nghiệp hỗ trợ, đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu và phát triển, hỗ trợ chuyển giao công nghệ sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, hợp tác quốc

tế, phát triển thị trường; đầu tư dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ; cung ứng dịch vụ phục vụ công nghiệp hỗ trợ.

Bên cạnh đó, Nhà nước vẫn ln khuyến khích thu hút vốn đầu tư FDI bằng nhiều chính sách ưu đãi: chính sách giãn, giảm thuế, miễn thuế và giảm

tiền thuê đất.

=> Bối cảnh thị trường và các chính sách đó của Nhà nước ảnh hưởng tích cực tới ngành sản xuất cơng nghiệp phụ trợ nói chung và hoạt động sản xuất kinh doanh của cơng ty nói riêng.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH aiden việt nam (Trang 83 - 86)