Các giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện tình hình tài chính chủa cơng ty TNHH Aiden Việt Nam

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH aiden việt nam (Trang 87 - 94)

II. Nguồn VLĐ tạm thờ

1. Doanh thu thuần về BH và cũng cấp

3.2. Các giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện tình hình tài chính chủa cơng ty TNHH Aiden Việt Nam

Qua việc phân tích thực trạng quản trị VLĐ tại công ty TNHH Aiden Việt Nam, ta nhận thấy bên cạnh những kết quả đạt được thì cơng ty cũng có những hạn chế nhất định. Dựa trên xu hướng phát triển của nền kinh tế, chiến lược kinh doanh của công ty, cùng với kiến thức đã học và hiểu biết thực tế,

em xin mạnh dạn đề xuất một số giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ tại công ty TNHH Aiden Việt Nam.

3.2.1. Tăng cường công tác dự báo nhu cầu vốn bằng tiền ở từng thời kỳ để dự trữ vốn bằng tiền một cách hợp lý

 Thực trạng: Dự trữ vốn bằng tiền lớn. Việc dự trữ nhiều tiền gây nên tình trạng ứ đọng, lãng phí vốn, nhất là trong tình trạng nguồn vốn của cơng ty không tốt, công ty đang vay dài hạn lớn hơn cả tổng nguồn và vẫn đang tiếp tục vay thêm nợ.

 Giải pháp: do nhu cầu vốn bằng tiền của công ty trong các giai đoạn khác nhau là không giống nhau, cụ thể là vào những thời điểm mà công ty tới hạn thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, trả tiền mua hàng cho nhà cung cấp thì nhu cầu tiền cao hơn. Trong thời gian tới, công ty cần chú trọng hơn công tác dự báo nhu cầu tiền mặt cần thiết trong từng thời kỳ: xác định rõ các thời điểm công ty trả tiền nhà cung cấp cũng như thời điểm cơng ty thu được tiền của khách hàng, từ đó thống kê, tính tốn nhu cầu chi dùng tiền mặt bình qn một ngày và số ngày dự trữ tiền mặt hợp lý. Đồng thời tính tốn dự trữ một khoản dự phòng hợp lý cho những tổn thất bất thường. Trên các cơ sở đó cân đối mức dự trữ tiền mặt hợp lý trong từng thời kỳ.

Việc dự báo nhu cầu vốn bằng tiền chính xác sẽ giúp cho cơng ty khơng cần dự trữ quá nhiều tiền nhàn rỗi trong quỹ, làm nhu cầu vốn lưu động giảm, từ đó nguồn vốn tài trợ giảm giúp công ty giảm huy động vốn từ vay dài hạn để tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động. Tăng cường công tác quản trị vốn bằng tiền một mặt sẽ duy trì và đảm bảo khả năng thanh tốn cũng như giảm thiểu rủi ro tài chính; mặt khác sẽ góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn bằng tiền nói riêng cũng như hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói chung.

3.2.3. Xây dựng chính sách bán chịu hợp lý đặc biệt chú trọng chính sách chiết khấu.

 Thực trạng: Việc cơng ty nới lỏng chính sách bán chịu (hạ thấp tiêu chuẩn bán chịu đối với khách hàng, tăng mức độ bán chịu, tăng thời hạn bán chịu) không hiệu quả, không những không cải thiện tăng doanh thu mà còn làm tăng khoản phải thu khách hàng, tăng rủi ro khó thu hồi nợ. Chính sách chiết khấu khơng được chú trọng, tỷ lệ chiết khấu thấp khơng khuyến khích khách hàng trả tiền nhanh làm kéo dài thời gian thu hồi nợ.

 Giải pháp:

Để chính sách bán chịu phát huy tối đa lợi thế trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì cơng tác phân tích và đánh giá uy tín khách hàng có vai trị đặc biệt quan trọng. Cơng ty phải tổng hợp những thông tin căn bản về khách hàng thông qua thu thập các tài liệu như báo cáo tài chính doanh nghiệp, mức độ xếp hạng tín nhiệm, xếp hạng tín dụng, từ đó đánh giá uy tín của khách hàng rồi mới đưa ra quyết định chính sách bán chịu cho khách hàng. Việc hạ thấp tiêu chuẩn đối với khách hàng trong năm vừa qua khơng có hiệu quả tới việc tăng doanh thu mà cịn làm răng rủi ro nợ xấu cho cơng ty. Trong thời gian tới, cơng ty nên rà sốt quản lý chặt chẽ hơn với từng đối tượng khách hàng. Cụ thể, dối với những khách hàng uy tín, có quan hệ làm ăn lâu năm với cơng ty thì cơng ty có thể cho khách hàng mua chịu nhiều hơn và chấp nhận cho khách hàng thanh tốn chậm trong điều kiện khách hàng gặp khó khăn chưa thanh tốn kịp. Đối với khách hàng mới mà cơng ty muốn tạo quan hệ lâu dài thì cơng ty cũng có thể tạo điều kiện về khối lượng và thời gian thanh tốn để duy trì mối quan hệ, tuy nhiên phải trên cơ sở đấy là khách hàng uy tín. Riêng với các khách hàng mới khơng có uy tín hoặc khách hàng khơng thường xuyên mà công ty không nắm bắt được tình hình tài chính và khả năng thanh

tốn, thì có thể u cầu thanh tốn ngay hoặc trả trước một phần giá trị lơ hàng thay vì như năm trước ngay cả khách hàng mới khơng uy tín cũng cho mua chịu với khối lượng lớn và thời gian nợ tương đối dài.

Cơng ty cần chú trọng điều chỉnh chính sách chiết khấu trong thời gian tới. Trong tình trạng cơng ty liên tục phải vay nợ dài hạn để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, thì việc thu hồi nợ nhanh sẽ giúp cơng ty quay vịng vốn nhanh, khơng những tiết kiệm chi phí quản lý nợ phải thu mà còn giúp giảm thiểu nhu cầu về vốn, giảm thiểu vay nợ và giảm chi phí sử dụng vốn. Và chính sách chiết khấu là cơng cụ hữu hiệu giúp công ty thu hồi nợ nhanh hơn. Trong thời gian tới, cơng ty nên nới lỏng chính sách chiết khấu bằng việc tăng tỷ lệ chiết khấu để khuyến khích khách hàng trả tiền sớm, một mặt thu hồi nợ nhanh hơn, một mặt thúc đẩy tiêu thụ thành phẩm. Tuy nhiên phải dựa trên cơ sở tính tốn cân nhắc giữa khoản tiế kiệm chi phí có đủ bù đắp khoản chiết khấu cho khách hàng hay khơng.

Việc xác định chính sách bán chịu và chính sách chiết khấu hợp lý, khơng chỉ làm giảm lượng vốn ứ động do khách hàng chiếm dụng ở khâu lưu thơng mà cịn góp phần giảm thiểu mức độ rủi ro cũng như hạn chế tác động ảnh hưởng tới doanh thu và lợi nhuận của cơng ty từ chính sách này.

3.2.3. Tăng cường chính sách thu hồi nợ

 Thực trạng: cơng ty khơng có bộ phận kế tốn quản lý thu hồi nợ chun nghiệp do đó khả năng thu hồi nợ khi tới hạn còn hạn chế, làm tăng khoản nợ phải thu, đặc biệt là rủi ro thu hồi nợ lớn, làm tăng các khoản nợ khó địi hay khơng địi được. Trong khi đó cơng ty lại khơng có khoản trích lập dự phịng nợ phải thu khó địi.

 Giải pháp:

Công ty nên lập một bộ phận kế toán quản lý thu hồi nợ chuyên nghiệp. Bộ phận này sẽ quản lý các khoản nợ phải thu theo từng đối tượng khách hàng cụ thể: uy tín khách hàng, khối lượng mua chịu, thời gian thanh toán, khuynh hướng thanh tốn của khách hàng. Để từ đó tối ưu hóa hoạt động thu hồi nợ trước những hạn chế về nguồn lực, phù hợp với mức độ rủi ro của từng phân khúc khách hàng, cân nhắc, tính tốn những phương cách thu hồi nợ phù hợp với đặc thù ngành kinh doanh, đảm bảo các khoản nợ phải thu được thu trong kỳ hạn. Tính lãi phạt cho những hóa đơn thanh tốn trễ hạn nhằm khuyến khích khách hàng thanh tốn đúng kỳ hạn nợ. Có thể tham vấn bộ phận tài chính về mức lãi suất thanh toán trễ hạn ở mức cao nhất nhằm gia tăng tính hiệu quả cho cơng tác thu hồi nợ.

Với khoản phải thu khách hàng quá lớn, rủi ro thu hồi cao, cơng ty nên có khoản trích lập dự phịng nợ phải thu khó địi để dự phòng phần giá trị bị tổn thất của các khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán, nợ phải thu chưa quá hạn nhưng có thể khơng địi được do khách hàng nợ khơng có khả năng thanh tốn.

3.2.4. Quản lý và dự trữ hợp lý hàng tồn kho

 Thực trạng: Dự trữ nguyên vật liệu quá cao do chính sách dự trữ ngun vật liệu khơng hợp lý. Thay vì trả trước cho khách hàng để đảm bảo ổn định nguồn cung ứng đầu vào thì cơng ty lại bỏ ra một khoản vốn lớn hơn rất nhiều để dự trữ nguyên vật liệu trong kho. Chưa kể việc dự trữ vật liệu lớn cịn làm tăng chi phí quản lý, bảo quản. Từ đó gây ứ động vốn ở khâu dự trữ, tốc độ luân chuyển vốn chậm, làm giảm hiệu quả quản trị vốn lưu động.

 Giải pháp:

Dự trữ hàng tồn kho có ý nghĩa rất quan trọng, nó đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục mà ko gây ứ đọng vốn, đồng thời giảm thiểu chi phí cho việc lưu trữ, đặt hàng. Việc xác định chính xác nhu cầu hàng tồn kho là vô cùng cần thiết. Công ty nên căn cứ vào kế hoạch sản xuất, nhu cầu thị trường, định mức chi phí cho sản phẩm, khả năng cung ứng thị trường đầu vào, giá cả nguyên vật liệu, các chi phí đặt hàng, thời gian vận chuyển, chi phí lưu kho, dung lượng lưu trữ của cơng ty... Từ đó xác định nhu cầu nguyên vật liệu trong kỳ, giảm tới mức thấp nhất số vốn nguyên vật liệu dự trữ.

Dự báo sự biến động giá cả nguyên vật liệu trên thị trường để có kế hoạch dự trữ nguyên vật liệu hợp lý. Nhưng thay bằng dự trữ một lượng nguyên vật liệu quá lớn trong kho, công ty nên đặt hàng và trả trước cho nhà cung cấp một phần đơn hàng để đảm bảo nguồn cung ứng và ổn định giá cả ngay cả khi thị trường biến động tăng giá. Việc trả trước cho nhà cung ứng không chỉ đảm bảo nguồn cung ứng ngun vật liệu mà cịn giảm thiểu chi phí quản lý, bảo quản, và đặc biệt phù hợp với tình trạng thiếu vốn phải đi vay nợ liên tục của cơng ty, vì tiết kiệm được một khoản vốn lớn từ nguyên vật liệu ứ đọng trong kho.

Bên cạnh đó, cơng ty phải kiểm tra thường xuyên tình hình dự trữ, tránh tình trạng nguyên liệu, thành phẩm bị mất mát, hao hụt hoặc giảm chất lượng. 3.2.5. Tìm các nhà cung cấp mới với chi phí thấp hơn nhưng vẫn đảm bảo chất lượng

 Thực trạng: Giá nguyên liệu đầu vào cao. Cơng ty khơng tìm kiếm các nhà cung cấp mới với giá thành rẻ hơn với cùng chất lượng cùng loại, mà phụ thuộc vào sự cung cấp chủ yếu từ công ty mẹ. Việc giá nguyên vật liệu cao hơn so với nguồn cung khác làm tăng chi phí, từ đó giảm lợi thế cạnh tranh

của doanh nghiệp về giá trên thị trường, đặc biệt là các sự cạnh tranh của các sản phẩm từ thị trường Trung Quốc.

 Giải pháp:

Giá nguyên vật liệu đầu vào quá cao là nguyên nhân chủ yếu khiến giá vốn hàng bán cao, lớn hơn cả doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ, là nguyên nhân chính dẫn tới sự thua lỗ triền miên của công ty. Việc cơng ty tìm được nguồn cung ứng ngun liệu đầu vào với giá rẻ hơn mà chất lượng vẫn đảm bảo là nhiệm vụ vô cùng quan trọng.

Nguyên vật liệu chủ yếu nhập khẩu từ công ty mẹ ở Nhật Bản. Công ty nên mở rộng mối quan hệ làm ăn, tìm kiếm các nhà cung ứng mới. So sánh giá cả, chất lượng giữa các nhà cung cấp, từ đó cân đối lợi ích để lựa chọn hợp tác với các nhà các cung cấp cung ứng nguyên liệu với giá rẻ mà chất lượng vẫn đảm bảo. Việc các hệ số thanh tốn của cơng ty ở mức cao là yếu tố giúp các nhà cung cấp thấy an tâm khi hợp tác với cơng ty.

Bên cạnh đó, cơng ty có thể tăng cường đàm phán thương lượng với các nhà cung cấp cũ, để có được mức giá tối ưu.

Nguyên vật liệu chủ yếu là nhập khẩu nên chi phí vận chuyển là khá lớn. Công ty nên xem xét các nguồn cung ứng trực tiếp trong nước, trong tình hình nguồn cung ứng nguyên liệu ngày càng dồi dào thì việc chú trọng tìm kiếm thêm nguồn cung ứng từ thị trường trong nước sẽ giúp cơng ty tiết kiệm được nhiều chi phí.

Việc tìm kiếm và hợp tác với các nhà cung ứng giá rẻ giúp cho cơng ty giảm chi phí nguyên liệu đầu vào, giảm giá vốn hàng bán, từ đó cơng ty mới sản xuất kinh doanh có hiệu quả và có lợi nhuận.

 Thực trạng: Cơ cấu nguồn tài trợ không hợp lý: Hệ số nợ > 1; Hệ số VCSH < 0. Công ty quá phụ thuộc vào nguồn vay nợ, không thể tự chủ tài chính dù một phần nhỏ. Mơ hình tài trợ mặc dù đảm bảo an toàn ổn định, tuy nhiên thực chất lại không hợp lý, không linh hoạt. Việc công ty vay nợ dài hạn quá nhiều để tài trợ cho tài sản lưu động làm tăng chi phí sử dụng vốn. Chi phí vốn vay lớn cũng là một nguyên nhân làm công ty thua lỗ triền miên.

 Giải pháp:

Công ty điều chỉnh cơ cấu nguồn tài trợ bằng cách: Hoặc tăng thêm vốn điều lệ để tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu. Hoặc khơng cịn cách nào khác ngồi việc cơng ty lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả, có lợi nhuận, từ đó có thể trả bớt nợ và tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu. Để xây dựng được kế hoạch kinh doanh hiệu quả, cơng ty cần có đội ngũ quản lý, nhân viên có năng lực, cơng ty nên thanh lọc bộ máy quản lý, tuyển thêm những người có kinh nghiệm, năng lực vào những vị trí cần tăng cường, sa thải các nhân viên khơng làm được việc. Đặc biệt tách biệt vai trị của tài chính và kế tốn trong hoạt động của cơng ty, lập phịng Tài chính riêng biệt để phát huy hết vai trị của nhà tài chính trong quản trị doanh nghiệp nói chung và quản trị vốn lưu động nói riêng.

Cơng ty điều chỉnh mơ hình tài trợ bằng cách tăng vay nợ ngắn hạn với chi phí sử dụng vốn thấp hơn, giảm vay dài hạn. Tuy nhiên phải tính tốn việc vay bao nhiêu nợ ngắn hạn là đủ để cung ứng nguồn vốn mà vẫn phải đảm bảo khả năng thanh toán nợ ngắn hạn khi đến hạn.

Trên đây là một số biện pháp tài chính cơ bản nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản trị VLĐ cho công ty TNHH Aiden Việt Nam. Để những biện pháp này thực sự hiệu quả, công ty cần vận dụng linh hoạt, sáng tạo đồng thời cũng địi hỏi đội ngũ các bộ cơng nhân viên trong cơng ty phải cố gắng nhiều hơn nữa, có trách nhiệm hơn nữa đối với hoạt động kinh doanh của công ty.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH aiden việt nam (Trang 87 - 94)