2.3.1 .Những kết quả đạt được
3.1 Mục tiêu và định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới
3.1.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội
Sự nguy hiểm của chủng virus SARS-CoV-2 khiến thế giới lâm vào cảnh hỗn loạn, thị trường chứng khốn tồn cầu giảm mạnh. Với tình hình hiện nay, IMF dự đốn tốc độ tăng trưởng kinh tế của thế giới năm 2020 sẽ sụt giảm 2.9% so với năm trước và một cuộc đại khủng hoảng kinh tế là viễn cảnh có thể tưởng tượng.
Việt Nam cũng khó có thể tránh khỏi sự tác động tiêu cực của dịch bệnh. Chỉ tính đến hết tháng 2/2020, dịch COVID-19 đã gây nên những hệ lụy to lớn lên nhiều mặt kinh tế - xã hội.
Trước diễn biến khó lường của dịch Covid-19, ngành thép trong nước đang chịu tác động không nhỏ cả trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Để vượt qua khó khăn, các doanh nghiệp ngành thép rất cần sự hỗ trợ của Chính phủ như chính sách lãi suất, thơng quan hàng hóa tại các cửa khẩu...
Sản xuất và tiêu thụ gặp nhiều khó khăn
Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), năm 2019, tăng trưởng về sản phẩm và tiêu thụ lần lượt chỉ đạt 4,4% và 6,4%, thấp hơn nhiều so mức tăng trưởng hai con số là 14,9% và 20,9% vào năm 2018. Đồng thời, tình hình xuất khẩu sắt thép gặp khơng ít khó khăn do thị trường xuất khẩu đang dần bị thu hẹp, áp lực cạnh tranh về giá ngày càng gay gắt ngay ở khu vực Đông Nam Á. Năm 2019, xuất khẩu sắt thép đạt hơn 6,6 triệu tấn, kim ngạch đạt hơn 4,2 tỷ USD, tăng 6,6% về lượng, nhưng giảm 7,4% về kim ngạch và 13,2% về giá so cùng kỳ năm 2018.
Ngay từ đầu năm 2020, VSA đã dự báo xu hướng khó khăn, thách thức với ngành thép sẽ cịn tiếp tục gia tăng bởi xu thế bảo hộ trên thị trường quốc tế, thị
ngay từ đầu năm, dịch Covid-19 đã tác động mạnh đến ngành thép trong nước cả ở sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Cụ thể, tiêu thụ sản phẩm thép xây dựng trong 2 tháng đầu năm 2020 chỉ đạt khoảng 65% so với cùng kỳ năm trước, xuất khẩu bằng 80%. Với mặt hàng tôn mạ kim loại và sơn phủ màu tiêu thụ trong nước đạt gần 70%, xuất khẩu bằng 60%; thép cán nguội bằng 87% và xuất khẩu 43,7% so với cùng kỳ năm 2019. Về nhập khẩu, do ảnh hưởng của chuỗi cung ứng, khi các thị trường trên thế giới đều nằm trong tình trạng kiểm soát bệnh dịch, khiến nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất của ngành thép bị gián đoạn, đặc biệt là các thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản.
3.1.2. Mục tiêu và định hướng phát triển của Công ty
3.1.2.1. Mục tiêu phát triển của Công ty:
Bảng 3. 1: Một số chỉ tiêu kế hoạch của công ty trong năm tới
Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2020
1.Doanh thu thuần
Triệu đồng
55.000.000 2.Lợi nhuận sau thuế
1.500.000
ROS= (2)/ (1) % 2.72
ROA= (2) / VKD % 3
ROE = (2)/ VCSH % 3.33
Để hoàn thành và thực hiện tốt mục tiêu đề ra, Công ty cần tổ chức huy động và sử dụng tiết kiệm có hiệu quả vốn kinh doanh nói chung và VLĐ nói riêng để hạn chế tối đa số vốn ứ đọng, lãng phí mà trước hết là phải tiến hành lựa chọn phương pháp dự báo nhu cầu VLĐ cần thiết hợp lý.
Công ty cũng luôn chú trọng đến công tác quản trị nguồn nhân lực bởi đây vừa là chủ thể, vừa là động lực cho quá trình phát triển. Cơng ty ln có chủ trương tuyển dụng, đào tạo, đãi ngộ nhân sự, hoàn thiện từng bước các chính
sách nhân sự, chú trọng nâng cao cả về vật chất và đời sống tinh thần cho cán bộ công nhân viên.
3.1.2.2. Định hướng phát triển của Công ty
Trong những năm vừa qua, Công ty Cổ phần sản xuất thép Việt Đức đã có nhiều cố gắng đạt được những kết quả như: thu nhập của cán bộ công nhân viên khơng ngừng được cải thiện, hình ảnh của cơng ty ngày càng được củng cố trên thị trường với uy tín đã và đang được khẳng định. Hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi mỗi doanh nghiệp đều phải có và định hướng được mục tiêu phát triển cho riêng mình.Đó là những điều mà doanh nghiệp hướng tới và cố gắng thực hiện. Công ty đã đề ra cho mình một số nhiệm vụ chủ yếu:
•Ởn định sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp, xây dựng chiến lược phát triển công ty bền vững , bảo toàn và phát triển vốn, hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
•Khai thác và sử dụng có hiệu quả các phương tiện, trang thiết bị hiện có , đầu tư trang bị thêm cơ sở vật chất trang thiết bị đáp ứng yêu cầu SXKD đảm bảo đủ năng lực cạnh tranh trong cơ chế quản lý mới trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
•Nâng cao thu nhập và đời sống của cán bộ công nhân viên, mang lại lợi ích tối đa cho Nhà Nước, cổ đơng, doanh nghiệp và người lao động.
Định hướng phát triển trung và dài hạn:
•Phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng dịch vụ cơng ích trên địa bàn huyện, tìm kiếm và phát triển các dự án mới
•Đề nghị xây dựng khu xử lý rác thải quy mô ổn định, đáp ứng nhu cầu xử lý rác thải trên địa bàn huyện
•Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất phục vụ sản xuất kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Các mục tiêu đối với môi trường, xã hội và cộng đồng của Cơng ty
•Nâng cao chất lượng phục vụ đảm bảo mỹ quan đô thị , môi trường Sáng- Xanh – Sạch- Đẹp trên địa bàn hoạt động.
•Tiếp tục xây dựng triển khai văn hóa cơng ty, nâng cao uy tín của cơng ty, tuân thủ các quy định, biện pháp đảm bảo an tồn lao động, phịng chống cháy nổ .
•Vận động cán bộ cơng nhân viên tích cực hưởng ứng, tham gia các hoạt động cộng đồng, đóng góp vào các hoạt động từ thiện do các cấp các ngành, địa phương phát động.