9. Cấu trúc của Luận văn
2.4. Kết quả nghiên cứu thực tiễn về GD ý thức BVBT cho trẻ mẫu giáo
2.4.3.3. Thực trạng phương pháp GD ý thức BVBT cho trẻ lớp Mầm
Bậc học mầm non là một bậc học đặc thù và riêng biệt, vì vây PP giáo dục mầm non theo chương trình GDMN bao gồm các nhóm PP: Thực hành trải nghiệm; trực quan minh họa; dùng tình cảm khích lệ; nêu gương đánh giá.
Bảng 2.7: Thực trạng phương pháp GD ý thức BVBT cho trẻ lớp Mầm
Các PP giáo dục
Lớp
Mầm 1 Mầm 2 Mầm 3 Mầm 4
Nhóm PP thực hành, trải nghiệm (thao tác với đồ vật; dùng trò chơi; phương pháp nêu tình huống có vấn đề; luyện tập).
X X X X
Nhóm PP trực quan minh họa (quan sát,
tiếp xúc, giao tiếp; dùng lời nói). X X X X
Nhóm PP tình cảm khích lệ. X X X X
Nhóm PP nêu gương, đánh giá. X X X X
Nguồn: Phụ lục 6
Bảng 2.7 cho thấy GV khối Mầm cũng đã sử dụng tất cả các nhóm PP giáo dục để GD ý thức BVBT. Tìm hiểu thêm về việc sử dụng phương pháp giáo dục trẻ ý thức BVBT qua trò chuyện và quan sát thì được biết giáo viên sử dụng nhiều nhất là PP nêu tình huống có vấn đề trong nhóm PP thực hành trải nghiệm (xem video, giải thích trực tiếp trên tình huống trẻ gặp hàng ngày) và các PP trực quan (dùng tranh, ảnh) cùng các PP khác. “Xem video là cách giáo dục dễ dàng và đa số giáo
viên lớp mầm chọn. Đây là một dạng PP nêu tình huống có vấn đề cho trẻ giải quyết. Trong video có nhiều tình huống sinh động, hình ảnh đẹp, âm thanh hấp dẫn trẻ chú ý, nguyên nhân và hậu quả trẻ thấy được ngay mà trẻ không cần phải trải nghiệm mới biết. PP này là PP tôi sử dụng thường xuyên nhất khơng phải chỉ GD ý thức BVBT mà cịn GD một số kỹ năng sống khác” (cô N.H.T.N cho biết) (phụ lục
6).