Một số vấn đề lý luận về ý thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục ý thức bảo vệ bản thân cho trẻ tại trường mầm non vành khuyên, quận thủ đức (Trang 34 - 37)

9. Cấu trúc của Luận văn

1.3. Một số vấn đề lý luận về ý thức

1.3.1. Cấu trúc của ý thức

Theo quan điểm tâm lý học [9] thì ý thức là một cấu trúc tâm lý phức tạp bao gồm nhiều mặt, là một chỉnh thể mang lại cho thế giới tâm hồn của con người một chất lượng mới. Trong ý thức có ba mặt thống nhất hữu cơ với nhau, điều khiển hoạt động có ý thức của con người.

a. Mặt nhận thức

- Các q trình nhận thức cảm tính mang lại những tài liệu đầu tiên cho ý thức là tầng bậc thấp của ý thức.

- Quá trình nhận thức lý tính là bậc tiếp theo trong mặt nhận thức của ý thức, đem lại cho con người những hiểu biết bản chất, khái quát về thực tại khách quan giúp con người hình dung ra trước kết quả của hoạt động và hoạch định kế hoạch hành vi.

b. Mặt thái độ của ý thức

Mặt thái độ của ý thức nói lên thái độ lựa chọn, thái độ cảm xúc, thái độ đánh giá của chủ thể đối với thế giới.

c. Mặt năng động của ý thức

Ý thức điều khiển, điều chỉnh hoạt động của con người làm cho hoạt động của con người có ý thức [9]. Đó là q trình con người vận dụng những hiểu biết và tỏ thái độ của mình nhằm thích nghi, cải tạo thế giới và cải biến cả bản thân. Mặt khác, ý thức nảy sinh và phát triển trong hoạt động. Cấu trúc của hoạt động quy định cấu trúc của ý thức. Vì thế nhu cầu, hứng thú, động cơ, ý chí... đều có vị trí nhất định trong cấu trúc của ý thức.

tiến bởi Pohl, M (2000) thì nhận thức (ý thức) được chia làm 6 mức độ như sau: 1. Nhớ (Remembering)

Bao gồm việc người học có thể nhớ lại các điều đặc biệt hoặc tổng quát, trọn vẹn hoặc một phần các quá trình, các dạng thức, cấu trúc… đã được học. Ở cấp độ này người học cần nhớ lại đúng điều được hỏi đến.

2. Hiểu (Understanding)

Ở cấp độ nhận thức này người học cần nắm được ý nghĩa của thông tin, thể hiện qua khả năng diễn giải, suy diễn, liên hệ.

3. Vận dụng (Applying)

Người học có khả năng áp dụng thông tin đã biết vào một tình huống, một điều kiện mới.

4. Phân tích (Analyzing)

Người học có khả năng chia các nội dung, các thông tin thành những phần nhỏ để có thể chỉ ra các yếu tố, các mối liên hệ, các nguyên tắc cấu trúc của chúng.

5. Đánh giá (Evaluating)

Người học có khả năng đưa ra nhận định, phán quyết của bản thân đối với một vấn đề dựa trên các chuẩn mực, các tiêu chí đã có.

6. Sáng tạo (Creating)

Đạt được cấp độ nhận thức cao nhất này người học có khả năng tạo ra cái mới, xác lập thông tin, sự vật mới trên cơ sở những thơng tin, sự vật đã có.

Đối chiếu 6 cấp độ nhận thức đã phân tích với các mục tiêu về Kiến thức, Kỹ năng và Thái độ của người học, một cách tương đối ta thấy khi người học đạt được cấp độ nhận thức Nhớ và Hiểu thì cũng đồng nghĩa với các mục tiêu kiến thức đã thỏa mãn. Để đạt được các mục tiêu về kỹ năng người học cần có được 2 cấp độ nhận thức cao hơn là Vận dụng và Phân tích. Cuối cùng, để đạt được các mục tiêu cao nhất là có được nhận thức mới, thái độ mới người học cũng cần có được các cấp độ nhận thức cao nhất là khả năng đánh giá và khả năng sáng tạo.

Như vậy, đề tài sẽ dựa vào 6 mức độ nhận thức: Nhớ, Hiểu, Vận dụng, Phân tích, Đánh giá, Sáng tạo để đánh giá ý thức tự bảo vệ bản thân của trẻ.

1.3.2. Cấp độ ý thức, tự ý thức

Ở cấp độ ý thức [9], con người nhận thức, tỏ thái độ có chủ tâm và dự kiến trước hành vi của mình, từ đó có thể kiểm soát và làm chủ hành vi - hành vi trở nên có ý thức. Ý thức có những đặc điểm sau:

+ Các hiện tượng tâm lý có ý thức đều được chủ thể nhận thức: chủ thể biết rõ mình đang làm gì, nghĩ gì. Vì thế nhiều khi “có ý thức” đồng nghĩa với có hiểu biết, có tri thức.

+ Ý thức bao hàm thái độ của chủ thể đối với đối tượng đã được nhận thức. Thái độ đó là động cơ của hành vi có ý thức.

+ Ý thức được thể hiện ở tính có chủ tâm và dự kiến trước hành vi. Đặc điểm này phân biệt bản chất hành động của con người vói hành vi của con vật.

Tự ý thức là mức độ phát triển cao của ý thức. Tự ý thức là ý thức về mình, có nghĩa là khi bản thân trở thành đối tượng mổ xẻ, phân tích, lý giải… thì lúc đó con người đang tự ý thức. Tự ý thức bắt đầu xuất hiện ở trẻ lên 3. Thông thường, tự ý thức biểu hiện ở những đặc điểm sau:

Chủ thể nhận thức được về bản thân từ bên ngoài đến nội dung tâm hồn, đến vị thế các quan hệ xã hội, trên cơ sở đó tự nhận xét, tự đánh giá.

- Có thái độ rõ ràng với bản thân

- Tự điều chỉnh, điều khiển hành vi theo mục đích tự giác

- Chủ thể có khả năng tự giáo dục, tự hồn thiện mình.

Đề tài này chủ yếu dựa vào cấp độ ý thức, tự ý thức để nghiên cứu ý thức BVBT của trẻ và giáo dục ý thức BVBT cho trẻ mẫu giáo.

1.3.3. Sự hình thành và phát triển ý thức cá nhân

Nhằm phục vụ cho công tác giáo dục con người, tâm lý học quan tâm nghiên cứu nhiều hơn đến sự hình thành ý thức và tự ý thức của cá nhân. Việc xác định con đường và điều kiện hình thành và phát triển ý thức cá nhân tạo ra cơ sở khoa học cho cơng tác giáo dục con người. Có 4 con đường hình thành ý thức:

a) Ý thức của cá nhân được hình thành trong hoạt động và thể hiện trong sản phẩm hoạt động của cá nhân.

b) Ý thức của cá nhân được hình thành trong sự giao tiếp với người khác, với xã hội.

c) Ý thức của cá nhân được hình thành bằng con đường tiếp thu văn hóa xã hội, ý thức xã hội.

d) Ý thức cá nhân được hình thành bằng con đường tự nhận thức, tự đánh giá, tự phân tích hành vi của bản thân.

Trong quá trình nghiên cứu, đề tài dựa vào 4 con đường hình thành ý thức nói chung để tìm hiểu thực trạng giáo dục ý thức BVBT cho trẻ tại Trường Mầm non Vành Khuyên, quận Thủ Đức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục ý thức bảo vệ bản thân cho trẻ tại trường mầm non vành khuyên, quận thủ đức (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)