9. Cấu trúc của Luận văn
2.3. Kết quả nghiên cứu thực tiễn về ý thức BVBT của trẻ mẫu giáo Trường
2.3.2. Thực trạng nhận thức của trẻ 4 5 tuổi về ý thức BVBT (lớp Chồi 1, 40 bé)
bé) Bảng 2.2: Nhận thức của trẻ lớp Chồi 1 về ý thức BVBT. TT Nội dung Mức độ Mức 1 (Nhớ) Mức 2 (Hiểu) Mức 3 (Vận dụng) Mức 4 (Phân tích) Mức 5 (Đánh giá) Mức 6 (sáng tạo) TL (%) TL (%) TL (%) TL (%) TL (%) TL (%) 1 Nhận ra chỗ nguy hiểm
không chơi gần: lửa, ổ điện, chỗ trơn trượt ...
95,7 77,5 72,5 45,0 30,0 12,5 2 Biết nhờ người lớn giúp
đỡ khi bị lạc. 82,5 60,0 50,0 32,5 22,5 5,0
3 Biết bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm hại của người khác, tránh xa người lạ.
80,0 52,5 40,0 25,0 17,5 5,0 4 Biết báo với người lớn
hoặc kêu cứu khi bị bạo hành.
82,5 75,0 70,0 47,5 27,5 17,5
Nguồn: Phụ lục 2
Bảng 2.2. cho thấy nội dung “Nhận ra chỗ nguy hiểm không chơi gần: lửa, ổ điện, chỗ trơn trượt…” mức đạt cao nhất là mức độ nhớ. Cũng như trẻ khối Mầm, nội dung này khá gần gũi, ảnh hưởng trực tiếp, trẻ thấy được, đã từng trải nghiệm nên dễ dàng nhớ so với các nội dung khác. Chỉ có một trẻ duy nhất khơng đạt là vì trẻ này thường xuyên chạy ra khỏi lớp, hầu như không ngồi yên học bài, thích nghịch các thiết bị điện, điện tử. Phụ huynh cũng cho biết: “Bé không ngại va chạm,
khơng, cũng có lúc bé biết nhưng vẫn chơi” (phụ lục 5). Các mức hiểu, vận dụng của trẻ lớp Chồi 1 đối với nội dung này phù hợp với đặc điểm phát triển tư duy của trẻ 4 - 5 tuổi, nghĩa là trẻ bắt đầu có suy nghĩ về nhiệm vụ và phương pháp giải quyết nhiệm vụ trong quá trình hành động. Trẻ dùng những hành động bên trong là những hành động với hình tượng để giải quyết nhiệm vụ trí tuệ, dự kiến kết quả của hành động bên ngoài. Xem trong kế hoạch tuần thì thấy nội dung này có trong chương trình (phụ lục 8).
Đối với nội dung “Biết nhờ người lớn giúp đỡ khi bị lạc”, phụ huynh được coi là yếu tố quyết định trong việc giáo dục trẻ. Câu hỏi đặt ra cho nội dung này là: Người lớn giúp trẻ bằng cách nào nếu trẻ không cung cấp được thông tin về bản thân trẻ? (số điện thoại, địa chỉ, tên ba mẹ, tên trường…). Vì vậy, phụ huynh bằng cách nào đó phải dạy trẻ sớm nhất khi có thể các thơng tin cá nhân của trẻ. Thực tế cho thấy, bé 4 – 5 tuổi đã nhớ được các thông tin này nếu phụ huynh dạy trẻ. Chị H.T.H (phụ huynh lớp chồi 1) chia sẻ: “Mỗi tối trước khi ngủ tôi thường kể cho bé
một câu chuyện tự bịa và lồng thơng tin của bé vào câu chuyện đó, chưa tới một tuần là bé đọc thuộc hết các thơng tin của mình. Những thơng tin này của mình sao cơ giáo biết mà dạy bé được?, mình phải tự dạy thôi!” (phụ lục 5). Tuy nhiên khi
khảo sát nội dung này chúng tôi nhận thấy số trẻ trong lớp thuộc một số điện thoại của ba hoặc mẹ chỉ khoảng 50%. Một số ít bé biết đọc địa chỉ nhà, số khác biết hướng đi từ trường về nhà nhưng tả không rõ. Mức 1 giáo viên hỏi: “Con biết bị lạc là thế nào không?” số trẻ đạt là 82,5%, mức hiểu chỉ đạt 60%. Mặc dù trẻ nhận diện được tình huống đi lạc nhưng khơng dự đoán được mức độ nguy hiểm do đây là nội dung người lớn dự kiến đưa ra để giáo dục trẻ, trẻ vẫn còn lối tư duy trực quan hình ảnh, nhiều bé vẫn chưa tưởng tượng được. Chỉ khi cơ cho xem tình huống mới biết. Khi đặt trẻ vào tình huống (phụ lục 3) hỏi trẻ đề nghị người khác giúp bằng cách nào, tỉ lệ trẻ chọn nhanh và nhiều nhất vẫn là “gọi điện cho mẹ hoặc ba”, nhờ người khác tìm ba mẹ, kêu chú cơng an, bảo vệ đưa về…
Nội dung có tỉ lệ trẻ đạt thấp nhất của lớp Chồi 1 là nội dung “Biết bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm hại của người khác, tránh xa người lạ”. Mức nhận thức đầu tiên
(nhớ) chỉ đạt 80%. Khi được hỏi, đa số trẻ biết số trẻ chỉ ra được chỗ không nên để người khác chạm hoặc nhìn vào, 20% cịn lại chỉ được 1 chỗ hoặc khơng biết chỗ nào, có trẻ khơng làm theo yêu cầu của cô. Theo giáo viên chủ nhiệm thì nội dung này thường được thực hiện vào giờ thay đồ buổi trưa sau khi ăn xong. Giáo viên luôn nhắc trẻ là “thay áo mặc áo, thay quần mặc quần, không ở trần!”. Đa số trẻ lớp Chồi 1 thực hiện được yêu cầu này nhưng khi quan sát trong giờ thay đồ, bé thay ra rồi không mặc quần hoặc áo liền mà còn cầm quần áo chạy giỡn. Khi người khác, bạn nhìn khơng có biểu hiện che lại hay xấu hổ. Trong giờ ngủ, các bé có hành động ơm bạn, bạn trai hay giở váy bạn gái lên xem, nằm đè lên người của bạn. Tuy nhiên chỉ khi bị làm phiền quá hay bị đau bé này mới la lên kêu cơ, có bé khơng kêu cơ mà đánh bạn. Trong lúc đi vệ sinh, bé gái cịn tị mị ngó bạn trai đi vệ sinh. Ngoài ra, trong giờ trả trẻ rất nhiều bé để ba mẹ của bạn khác cưng nựng rất tùy tiện. Khi trị chuyện với phụ huynh thì được biết ở nhà bé vẫn thay đồ tùy tiện, khơng chịu tìm chỗ kín. Chị N.T.L cho biết: “Mấy chuyện này cũng bình thường với lại nhà chỉ
có ba mẹ, bé quen rồi cũng khơng xấu hổ, sau này lớn tự nó biết tìm chỗ thay đồ hợp lý, ngày xưa mình cũng vậy mà!” (phụ lục 4). Còn chị T.T.D, sau khi được giáo
viên phản ánh là bé hay coi đồ lót của bạn gái thì cười và nói: “Ở lớp bé cũng vậy
hả cô? Mẹ tưởng ở nhà thôi chứ, không hiểu sao mỗi lần mình thay đồ là bé cứ địi theo vơ phịng?” (phụ lục 4). Điều này cho thấy phụ huynh chưa nghiêm túc trong
việc dạy con cái của họ. Về nội dung này, vì khơng nhận thức được từ những biểu hiện nhỏ khơng để ý đó trở thành thói quen khi trưởng thành. Một phụ huynh có bé đầu học lớp 7 chia sẻ: “Trời ơi! Con trai tui học lớp 7 rồi vẫn tắm xong ở trần chạy
từ nhà vệ sinh vơ phịng kiếm quần áo, nhìn mắc cười lắm, nó khơng mắc cỡ” (phụ
lục 4). Tuy ở 3 mức đầu, nhận thức của bé thấp nhưng những bé đã biết phân tích thì cũng gần như biết đánh giá các hành động đó (20% phân tích được và 17,5% đánh giá được). Khi giáo viên yêu cầu “Hãy đề xuất những kiểu động chạm an toàn chỉ 2 bé (7,5%) đề xuất được biện pháp phù hợp (nắm tay bạn, chạm vào vai bạn). Có thể thấy rằng ở nội dung này GV đã rất cố gắng nhưng ít được sự hợp tác của phụ huynh nên kết quả vẫn thấp.
Ở mức nhớ của nội dung “Biết báo với người lớn hoặc kêu cứu khi bị bạo hành”, tỉ lệ bé liệt kê được hành động bạo hành khá cao (chiếm 82,5%). Nội dung này tuy khơng có trong chương trình nhưng trong mơi trường tập thể, việc đụng chạm, khơng hài lịng, tự vệ dẫn đến việc bị bạn bạo hành là rất phổ biến ở các trường học. Trẻ được tiếp xúc với các vấn đề này sớm (ở lớp nhỏ thường cắn, ngắt bạn, lớn thì dùng tay đánh, xơ đẩy bạn thường xảy ra ở trường học). Vì vậy nội dung này khá quen thuộc với trẻ. Giáo viên cũng thường xuyên nhắc nhở, để ý trẻ vì ưu tiên hàng đầu của trường là “Phải ln đảm bảo an tồn cho trẻ”. Mức độ hiểu, trẻ nói được khi bị bạo hành phải báo người lớn, khóc to lên chiếm 75% vì ở trường mầm non giáo viên thường yêu cầu trẻ thường làm như vậy, cũng có một số ít khơng trả lời hoặc chọn cách khác. Mức vận dụng 70% trẻ biết trả lời câu hỏi: “Khi con bị bạn hay người khác đánh, con báo ai?”, 30% cịn lại khơng trả lời. Theo quan sát của chúng tôi (phụ lục 4), có một số trẻ khi bị bạn đánh, trẻ chọn cách đánh lại, số khác không báo cô mà chỉ ngồi khóc, đợi cơ hỏi mới nói. Trường hợp này thường rơi vào những trẻ thụ động, ít nói, khơng mạnh dạn. Một số khác lại chấp nhận vì trong lúc chơi, trẻ bỏ đồ chơi đi báo cơ thì bạn khác lấy mất đồ chơi hoặc có những trẻ chơi xong mới báo. Trường hợp này diễn ra khi trẻ đang say mê với đồ chơi, trẻ bỏ qua để được tiếp tục chơi (phụ lục 4). Các mức độ cao hơn của nội dung này số trẻ cũng đạt nhiều hơn các nội dung khác.
Tóm lại, trẻ lớp Chồi khá nhanh nhẹn chủ động hơn trong việc BVBT (72,5 vận dụng được ở nội dung 1 và 70% ở nội dung 4). Mặc dù rất nguy hiểm nếu trẻ bị xâm hại hay bị lạc nhưng 2 nội dung liên quan vẫn đạt thấp. Lý do là phụ huynh ít quan tâm đến những điều cơ bản như: dạy bé các thông tin cá nhân, giáo dục hành vi cơ bản trong việc giáo dục giới tính vì khơng phối hợp theo sát để củng cố sau khi giáo viên dạy nên dù giáo viên có dạy nhưng kết quả vẫn đạt khơng cao. Nội dung “Biết kêu cứu hoặc báo với người lớn khi bị bạo hành” là một nội dung khơng có trong chương trình nhưng được giáo viên và trẻ thực hiện thường xuyên trong quá trình hoạt động nên kết quả vẫn cao.