Thực trạng hình thức GD ý thức BVBT cho trẻ lớp Mầm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục ý thức bảo vệ bản thân cho trẻ tại trường mầm non vành khuyên, quận thủ đức (Trang 74 - 75)

9. Cấu trúc của Luận văn

2.4. Kết quả nghiên cứu thực tiễn về GD ý thức BVBT cho trẻ mẫu giáo

2.4.3.4. Thực trạng hình thức GD ý thức BVBT cho trẻ lớp Mầm

Tìm hiểu chương trình Giáo dục Mầm non, hình thức giáo dục trẻ mẫu giáo được chia theo mục đích, nội dung, vị trí khơng gian, khối lượng trẻ. Để tìm hiểu về thực trạng GV sử dụng các hình thức GD ý thức BVBT cho trẻ lớp Mầm, người nghiên cứu đã dùng bảng sau:

Bảng 2.8: Thực trạng hình thức GD ý thức BVBT cho trẻ lớp Mầm Hình thức tổ chức Lớp Hình thức tổ chức Lớp

Mầm 1 Mầm 2 Mầm3 Mầm 4

Lễ, hội X X X X

Theo chủ đích của cơ X X X X

Theo ý thích của trẻ X Trong lớp X X X X Ngoài lớp X X X X Cả lớp X X X X Theo nhóm X X X X Cá nhân X X X X Nguồn: Phụ lục 6

Bảng 2.8 cho thấy hình thức tổ chức GD ý thức BVBT cho trẻ lớp Mầm rất đa dạng. Hình thức tổ chức theo hứng thú của trẻ đa số các lớp khơng chọn. Hỏi về lý do lựa chọn của mình, cơ N.T.K.T (GV lớp Mầm 3) chia sẻ: “GD ý thức BVBT

cho trẻ là phải theo chủ đích của giáo viên, khơng thể theo hứng thú được vì nó rất quan trọng. Trong khi đó, học sinh lớp Mầm lại hứng thú với các loại đồ chơi, hình ảnh lạ mắt, những kiến thức tự nhiên… Trẻ chưa biết cái gì nên học nên giáo viên

chủ động định hướng giáo dục trẻ theo chủ đích của cơ” (phụ lục 6). Tuy nhiên cũng có GV cho rằng trẻ hứng thú với các loại đồ dùng của người lớn nên cũng có thể tận dụng để dạy trẻ được.

Cịn các hình thức khác đều được 4 lớp Mầm chọn. Cô P.T.H (GV lớp Mầm

2) cho biết: “Các nội dung này gắn liền với sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Khi có

thời gian, giáo viên có thể cho bé xem tình huống trên tivi rồi dạy cả lớp, có khi trẻ chơi ngồi sân gặp tình huống thì mình nhắc, phân tích cho bé hiểu cịn có bé nào leo trèo, chơi nguy hiểm với vật nhọn thì mình giáo dục trẻ đó, trong các lễ, hội... Nói chung hình thức nào cũng có” (phụ lục 6). Quan sát các hoạt động trên lớp rất

dễ nhận ra giáo viên dùng các hình thức rất linh hoạt. Vừa mới thấy giáo viên giải thích chuyện bé đứng trên xích đu xong lại thấy phân xử các bé dành nhau chơi cầu tuột (phụ lục 4). Như vậy, các hình thức GD ý thức BVBT cho trẻ lớp Mầm rất đa dạng và được giáo viên vận dụng linh hoạt.

Tóm lại: Trong một giờ học hay một hoạt động trong ngày, giáo viên có thể lồng ghép nội dung, hình thức, phương pháp, con đường GD vào đó. Ví dụ: Giờ học Phát triển thể chất, với đề tài đi thăng bằng được trên ghế thể dục cao 20 cm. Hoạt động đầu tiên, cô cho trẻ khởi động theo nhạc. Tiếp theo là tập vận động đi thăng bằng, GV đã sử dụng phương pháp trực quan làm mẫu cho trẻ, sau đó hướng dẫn trẻ luyện tập. Trong q trình luyện tập cơ dùng lời nhắc nhở trẻ tập cẩn thận đối với từng nhóm trẻ, khơng nghịch (hình thức giáo dục theo nhóm). Có thể thấy, đây là giờ học giáo dục thể chất là chính và có lồng ghép thêm nội dung giáo dục ý thức BVBT. Phương pháp giáo dục trong giờ học này là dùng lời (trò chuyện, nhắc nhở). Nhìn chung, giờ học này đã đạt được các mục tiêu đặt ra, trẻ tham gia hoạt động khá tích cực và các nội dung, hình thức, PP, con đường GD ý thức BVBT đã được đưa vào giờ học rất tự nhiên, phù hợp và hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục ý thức bảo vệ bản thân cho trẻ tại trường mầm non vành khuyên, quận thủ đức (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)