9. Cấu trúc của Luận văn
2.2. Khảo sát thực trạng về giáo dục ý thức BVBT cho trẻ mẫu giáo Trường
Mầm non Vành Khuyên 2.2.1. Mục tiêu khảo sát
Xác định thực trạng giáo dục ý thức BVBT cho trẻ mẫu giáo Trường Mầm non Vành Khun. Từ đó, tìm ra ngun nhân và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức BVBT cho trẻ.
2.2.2. Nội dung khảo sát
- Tìm hiểu thực trạng ý thức BVBT của trẻ mẫu giáo Trường mầm non Vành Khuyên.
- Tìm hiểu thực trạng nhận thức của BGH và GVMN Trường mầm non
Vành Khuyên về giáo dục ý thức BVBT cho trẻ mẫu giáo.
- Thực trạng các nội dung, hình thức, phương pháp, con đường giáo dục ý
thức BVBT của GV cho trẻ mẫu giáo ở Trường Mầm non Vành Khuyên.
- Tìm hiểu những khó khăn của GVMN trong quá trình giáo dục ý thức
BVBT cho trẻ.
2.2.3. Phương pháp khảo sát
Do đặc điểm lứa tuổi mầm non nên đề tài sử dụng phương pháp quan sát là chủ yếu, kết hợp với phương pháp trò chuyện, nghiên cứu sản phẩm hoạt động của GV và cán bộ quản lý.
- Quan sát hành động BVBT của các bé diễn ra trong các hoạt động hàng ngày (phụ lục 4).
- Trò chuyện với các bé để tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân tại sao ý thức BVBT của một số bé còn kém (phụ lục 5).
- Dự giờ để xác định mức độ GV lồng ghép GD ý thức BVBT cho trẻ tại Trường
Mầm non Vành Khuyên (phụ lục 4).
- Tiến hành trò chuyện với BGH và GVMN để tìm hiểu thực trạng GD ý thức
BVBT và nguyên nhân thực trạng (phụ lục 5).
- Nghiên cứu kế hoạch giáo dục, giáo án của GVMN (phụ lục 8).
- Nghiên cứu các văn bản chỉ đạo của BGH trường có liên quan đến GD ý thức BVBT cho trẻ (phụ lục 7).
2.2.4. Đối tượng khảo sát thực trạng
- 114 trẻ mẫu giáo ở 3 lớp: Mầm 1, Chồi 1, Lá 4. - 26 GVMN của 13 lớp mẫu giáo.
- 03 cán bộ quản lý của trường.