9. Cấu trúc của Luận văn
1.1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu về giáo dục ý thức bảo vệ bản thân
1.1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu về giáo dục ý thức bảo vệ bản thân cho trẻ mẫu giáo cho trẻ mẫu giáo
Ở các nước trên thế giới, việc nghiên cứu và áp dụng thử nghiệm giáo dục các kỹ năng cơ bản rất được quan tâm trong đó có giáo dục, trang bị kiến thức về tự bảo vệ chính mình.
Một số nước coi việc giáo dục giới tính sớm (từ 4 tuổi) như một phần trong việc giáo dục trẻ ý thức BVBT [32]. Ở cấp tiểu học, trẻ em Mỹ được thầy cô giới thiệu sơ lược về những bộ phận nhạy cảm và sự khác nhau giữa đàn ông và phụ nữ. Từ cấp trung học cơ sở, học sinh được tìm hiểu về tình dục, các bệnh truyền nhiễm, việc mang thai… Ở Anh, trẻ em bắt đầu được giáo dục giới tính khi cịn học Mầm non. Pháp luật Anh quy định rất rõ rằng trẻ khi đủ 5 tuổi sẽ bắt đầu học về giới tính một cách bắt buộc. Chương trình với tên gọi “Khóa học Nhà nước u cầu” được áp dụng cho tất cả học sinh tại các trường công lập hay tư thục cho đến khi tốt nghiệp trung học cơ sở. Chương trình học được chia làm 4 phần tương ứng với 4 độ tuổi.
Ở châu Á, các quốc gia như Indonesia, Mơng Cổ, Hàn Quốc cũng có những chính sách về giảng dạy giới tính tại trường học nhằm trang bị cho trẻ những kiến thức để bảo vệ chính mình. Malaysia, Philippines và Thái Lan thiên về giáo dục chi tiết sức khoẻ sinh sản trong khi Ấn Độ lại có chương trình với mục tiêu hướng tới trẻ em từ 9 tới 16 tuổi.
Thụy Điển là một trong những quốc gia tiên phong trong việc giáo dục giới tính cho trẻ em [26]. Những chương trình giáo dục giới tính cho học sinh đã được Thụy Điển triển khai từ năm 1942. Năm 1966, Thụy Điển đã chính thức đưa “Giáo dục phòng tránh thai” và nhiều hoạt động khác về giáo dục giới tính lên truyền hình, phá vỡ sự ngại ngùng cho phụ huynh khi trò chuyện với con em về vấn đề này.
“Giáo dục phòng tránh thai” cung cấp đầy đủ kiến thức về phòng tránh thai cho các em ngay từ khi cịn nhỏ. Từ đó, các em sẽ biết cách tự bảo vệ mình để khơng bị lạm dụng về tình dục cũng như mang thai ngồi ý muốn. Tại Nhật, một quốc gia thường xuyên xảy ra động đất và các thảm họa thiên nhiên nên việc giáo dục ý thức bảo vệ bản thân cho trẻ được tiến hành từ bậc học mầm non với những trải nghiệm thực tế, những bài học tình huống mơ phỏng như thực tế giúp trẻ biết cách tự bảo vệ mình.
Tại Hàn Quốc, học sinh tiểu học được học cách đối phó, thích ứng với các tai nạn như cháy, động đất, thiên tai [34]. Ngồi ra cịn có những chương trình được tổ chức bởi các doanh nghiệp - thường là các hãng sản xuất ơ tơ như Hyundai, KIA... nhằm mục đích cung cấp cho học sinh các trường tiểu học những kỹ năng cần thiết nhất để tham gia giao thơng một cách an tồn. Được biết, chỉ trong 4 năm gần đây, ước tính riêng các chương trình của Hyundai đã có tới hơn 90.000 trẻ em tham gia. Và khơng chỉ vậy, những bài học về an tồn giao thơng cũng được thực hiện thường xuyên trong trường.
Bên cạnh các chương trình giáo dục bảo vệ bản thân, cũng có nhiều tác phẩm hữu ích hỗ trợ giáo dục trẻ biết BVBT, chẳng hạn: tuyển tập “Những câu chuyện vàng về khả năng tự bảo vệ mình” của tác giả Bạch Băng cùng các đồng tác giả [11] giúp trẻ nhận thức được tầm quan trọng của việc tự bảo vệ mình thơng qua các câu chuyện diễn ra trong chính cuộc sống của trẻ nhỏ. Với những câu chuyện được lấy từ thực tế đời sống, bộ sách “Những câu chuyện vàng về khả năng tự bảo vệ mình” giúp các bé ở độ tuổi mầm non học cách tự bảo vệ bản thân trước những tai nạn bất ngờ, đề cập tới 60 tình huống an tồn và được chia thành 6 tập chính gồm các chủ đề: An toàn thân thể, an toàn ngoài xã hội, an toàn khi vui chơi, an tồn ở mơi trường bên ngoài, an toàn trong cuộc sống, an toàn khi gặp thiên tai. Trong mỗi tập, các bé sẽ thấy những trường hợp có thể xảy ra thường xuyên gây nguy hiểm cho mình như: nghịch lửa, sờ tay vào điện, mở cửa cho người lạ vào nhà, bị kẹt trong thang máy...
Hay trong tác phẩm: “45 cách dạy trẻ tự bảo vệ mình” của tác giả Yoon Yeo Hong [2] được nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông dịch và xuất bản năm 2011
đã trình bày đan xen giữa lý thuyết và thực hành, giúp trẻ nhận biết các mối nguy hiểm, nâng cao cảnh giác và bảo vệ an tồn cho chính mình cũng như hướng dẫn trẻ cách đối phó hoặc thốt khỏi nguy hiểm tạm thời. Những tình huống trong sách rất gần gũi với cuộc sống hàng ngày của trẻ. Ngôn từ của sách dễ hiểu, cụ thể, không giáo điều, nhiều hình ảnh minh họa, rất phù hợp với trẻ em.
Trong cuốn sách: “Protecting the Gift – Keeping Children and Teenagers Safe (and Parents Sane)” [20] (Giúp trẻ em và thiếu niên an toàn) của tác giả Gavin De Becker thuộc bản quyền của nhà xuất bản Dell, New York. Cuốn sách chia sẻ cái nhìn sâu sắc, những giải pháp thiết thực giúp phụ huynh hướng dẫn trẻ biết tự bảo vệ mình trước những tình huống nguy hiểm: Cha mẹ sẽ làm gì nếu con mình bị lạc nơi cơng cộng; làm thế nào để nhận diện một kẻ lạm dụng tình dục; làm thế nào để nhận biết con của mình bị lạm dụng tình dục; làm thế nào để cải thiện sự an toàn cho trẻ...
Cuốn: “Raising the kids who can protect them self” (Ni dạy những đứa trẻ có thể tự bảo vệ mình) của tác giả Debbie và Mike Gardnert thuộc bản quyền của công ty Mc Graw Hill, Mỹ [19]. Hai tác giả đã chia sẻ cho chúng ta phương pháp dạy trẻ xác định và thoát khỏi những tình huống nguy hiểm; cách nhận dạng những đặc điểm vị trí thốt hiểm cụ thể từ sân chơi đến những nơi mua sắm; và trẻ làm thế nào có được những quyết định thơng minh về sự bảo vệ an tồn cho bản thân khi khơng có người lớn bên cạnh. Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu trên thế giới tác phẩm viết về giáo dục bảo vệ bản thân dành cho trẻ khá đa dạng.
Như vậy, một số quốc gia trên thế giới đã quan tâm đến việc giáo dục ý thức bảo vệ cho trẻ bản thân cho trẻ em từ lứa tuổi mầm non. Những chương trình giáo dục này nhằm hình thành cho trẻ em ý thức và kỹ năng cơ bản giúp chúng thích ứng và thành cơng trong cuộc sống tương lai.
Ở Việt Nam trong những năm gần đây, tự vệ là một trong những thuật ngữ được nhắc đến nhiều trong các câu chuyện giáo dục. Với ý nghĩa quan trọng và cần thiết cho mọi người đặc biệt là trẻ em, nó trở thành vấn đề được cả ngành giáo dục và xã hội quan tâm.
Theo kết quả Điều tra Thương tích đa trung tâm của Việt Nam (Viet Nam Multi-Centre Injury Survey, 2001) [27], thương tích là nguyên nhân gây ra gần 75% số trường hợp tử vong ở trẻ em trên một tuổi. Các nguyên nhân chính bao gồm chết đuối, tai nạn giao thơng, ngộ độc, thương tích do các vật nhọn, sắc gây ra và bỏng. Hậu quả to lớn này đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được trong việc nâng cao tỷ lệ sống ở trẻ em.
Nhiều chương trình, dự án giáo dục tự vệ do các Tổ chức phi chính phủ phối hợp với Chính phủ Việt Nam đã được thực hiện như: dự án: “Giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn cho học sinh tiểu học” với mục tiêu tăng cường nhận thức nhằm giảm thiểu rủi ro bom mìn cịn sót lại sau chiến tranh gây ra cho hơn 11.500 học sinh và hơn 10.000 người dân bị ảnh hưởng, đồng thời xây dựng năng lực giáo dục nguy cơ bom mìn cho gần 600 giáo viên của 22 trường học trên địa bàn huyện Duy Xuyên được tiến hành với sự phối hợp giữa sở giáo dục và đào tạo tỉnh Quảng Trị với Tổ chức Cứu trợ - phát triển Mỹ Cathilic Relief Services. Dự án giúp các trường tiểu học trong khu vực tiếp nhận kỹ năng để thực hành và tuyên truyền các thông điệp giáo dục phịng tránh bom mìn và đối xử thân ái với người khuyết tật đến cộng đồng.
Chương trình “Phịng tránh tai nạn thương tích” [28] do Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em phối hợp với Tổ chức UNICEF triển khai. UNICEF mong muốn giảm thiểu các trường hợp thương tích ở trẻ em, thanh niên và phòng tránh khuyết tật liên quan tới thương tích bằng cách hỗ trợ Chính phủ trong các lĩnh vực chính sau đây: Nâng cao nhận thức của người dân và vận động sự tham gia của xã hội (bằng cách xây dựng một kế hoạch truyền thơng tồn diện nhằm vào rất nhiều đối tượng, như các bậc cha mẹ), Áp dụng các kinh nghiệm, tập quán hay (mơ hình này bao gồm các hoạt động như truyền thông thay đổi hành vi, phát triển kỹ năng và cải thiện môi trường nhằm mục tiêu xây dựng ngôi nhà an toàn cho trẻ em, ngơi trường an tồn cho trẻ em và cộng đồng an tồn, xác định các cơng cụ bảo vệ an tồn cho trẻ em có hiệu quả chi phí và kêu gọi đưa các cơng cụ này vào luật mới về an tồn). UNICEF cịn hỗ trợ Đồn Thanh niên tổ chức các hoạt động hè cho trẻ em
và lứa tuổi vị thành niên, khắc phục tình trạng các bậc cha mẹ chưa quan tâm giám sát đầy đủ đối với con em mình. Ở một số vùng triển khai dự án, trẻ em còn được học bơi và các kỹ năng cứu hộ - một trong những cách thức ngăn ngừa chết đuối hiệu quả nhất. Ở những vùng bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi bom mìn và các vật liệu nổ cịn sót lại, hiện đang triển khai các hoạt động giáo dục về nguy cơ do bom mìn gây ra.
Chương trình “Bạn hữu trẻ em” [27] Nội dung trọng tâm giai đoạn này của dự án gồm bốn hợp phần: Xây dựng chính sách và quản lý xã hội nhằm thiết lập, thực hiện các biện pháp giám sát quyền của trẻ; bảo vệ trẻ em, đặc biệt là trẻ dễ bị tổn thương, xây dựng hệ thống tư pháp thân thiện với trẻ em; cung cấp các dịch vụ phát triển (dinh dưỡng, nước sạch và vệ sinh, bà mẹ trẻ em và trẻ sơ sinh); đảm bảo quyền được học tập của trẻ em, nhất là trẻ có hồn cảnh đặc biệt khó khăn, nhóm trẻ di cư được thực hiện trong khuôn khổ chương trình hợp tác quốc gia giữa Chính phủ Việt Nam và UNICEF giai đoạn 2010 - 2016. Đây là chương trình kết hợp các chương trình giáo dục, phát triển và sống còn của trẻ em, bảo vệ trẻ em và chính sách xã hội của UNICEF hỗ trợ cung cấp các dịch vụ lồng ghép cho trẻ em ở Đồng Tháp, Kon Tum, Ninh Thuận, Điện Biên, An Giang và Thành phố Hồ Chí Minh, giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em, phịng chống tai nạn thương tích cho trẻ, “Kỹ năng từ chối/ nói khơng” với những cám dỗ của cuộc sống; trang bị cho trẻ những kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ mình trước những nguy cơ như ma túy, lạm dụng tình dục, bóc lột sức lao động, biết làm chủ chính mình, kỹ năng nhận thức và quản lý cảm xúc, kỹ năng điều hành sinh hoạt nhóm…
Về phía Bộ Giáo dục và Đào tạo, đã phối hợp với Ngành Công an, Ủy ban An tồn giao thơng Quốc gia đưa ra “Chương trình giảng dạy thí điểm và tổ chức nhiều cuộc thi tìm hiểu luật an tồn giao thơng” cho trẻ em các trường từ mẫu giáo đến phổ thông trung học để trang bị những kiến thức ban đầu về luật giao thơng.
Bên cạnh các chương trình của chính phủ cịn có một số tác phẩm của một số tác giả trong nước viết về giáo dục an toàn cho trẻ như: tác giả Huyền Linh [4] trong cuốn sách: “Cẩm nang tự vệ an toàn trong nhà” và “Cẩm nang tự vệ an toàn ra
ngoài” của nhà xuất bản Thanh niên, năm 2011 đã hướng dẫn trẻ rất chi tiết cách xử lý các tình huống thiếu an tồn với bản thân. Với những tình huống rất đa dạng và gần gũi với cuộc sống của trẻ nhỏ.
Trong tác phẩm: “Cẩm nang tự vệ cho con bạn” và “Cẩm nang an toàn cho con bạn” của tác giả Lâm Trinh [8] do nhà xuất bản Văn hóa Thơng tin phát hành năm 2011 đã đưa ra những cách giúp trẻ biết ứng phó trong những tình huống nguy hiểm, những hồn cảnh thiếu an toàn
Trong bộ sách: “Tủ sách trường học an toàn” [12] của nhóm tác giả Nam Hồng, Dương Phong, Ngọc Lan của nhà xuất bản Đại học Sư phạm. Bộ sách gồm 4 cuốn: Ngôi nhà an toàn cho trẻ, An toàn cho trẻ trên đường phố và nơi thiên nhiên, An toàn cho trẻ trong cộng đồng xã hội, Sơ cấp cứu các loại tổn thương do tai nạn ở trẻ em. Bộ sách giúp trẻ đối mặt có hiệu quả trước những nguy hiểm có thể xảy ra khi tự mình tiếp xúc với mơi trường thiên nhiên và bên ngoài xã hội cũng như giúp trẻ biết rõ nguyên nhân của các tai nạn có thể xảy ra đối với trẻ ở nơi cơng cộng.
Cuốn sách “Giúp bé có kỹ năng nhận biết và phòng tránh một số nguy cơ khơng an tồn” của Vũ Thị Ngọc Minh - Nguyễn Thị Nga [5] bao gồm các tình huống nhằm cung cấp cho các bậc phụ huynh và giáo viên kiến thức về đặc điểm phát triển của trẻ trong các tình huống cụ thể. Từ đó đưa ra những phương pháp giáo dục hiệu quả giúp bé tự nhận biết những nguy cơ khơng an tồn đối với bản thân trong các tình huống của cuộc sống hàng ngày, để bé có ý thức phòng tránh phù hợp đảm bảo an tồn tính mạng...
Tóm lại, trên thế giới có nhiều cơng trình nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến việc giáo dục ý thức bảo vệ bản thân cho trẻ em từ độ tuổi mầm non như: giáo dục giới tính, giáo dục về an tồn giao thơng, trang bị các kỹ năng cơ bản về hỏa hoạn, động đất, thiên tai...
Ở Việt Nam có khá nhiều chương trình vì sự an tồn của trẻ em. Tuy nhiên, các chương trình chỉ dừng ở mức triển khai, chưa có đánh giá về việc thực hiện và tính hiệu quả từ các chương trình. Mặt khác, đối tượng chủ yếu của các chương trình, dự án là học sinh tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thơng và chưa thật
sự có nhiều chương trình, dự án dành cho trẻ mẫu giáo. Trong chương trình học của bậc học mầm non chưa có nội dung giáo dục giới tính cho trẻ trong khi đó nạn ấu dâm và bạo hành ngày càng tăng.