Bảo vệ thương hiệu

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) thực trạng và giải pháp xây dựng, phát triển thương hiệu may mặc việt nam (Trang 77 - 78)

3.3 .Các giải pháp phát triển Thương hiệu

3.5.6. Bảo vệ thương hiệu

Một trong những vấn đề lớn thường bị các doanh nghiệp bỏ qua khi xây dựng và phát triển thương hiệu đó là vấn đề bảo vệ thương hiệu. Song theo các chuyên gia, xây dựng được thương hiệu đã khó, bảo vệ được thương hiệu cịn khó hơn nhiều, nếu nóng vội hoặc một chút sơ sẩy, DN sẽ trắng tay bởi những kẻ đầu cơ. Việc đăng ký thương hiệu sẽ mang lại cho DN quyền hợp pháp sử dụng độc quyền thương hiệu đó. Bất cứ tổ chức hay cá nhân nào có ý định sử dụng thương hiệu đó cho ngành hàng hóa hay dịch vụ tương tự sẽ bị xử phạt thích đáng.

Thương hiệu khơng được đăng ký sẽ đặt các doanh nghiệp trước rất nhiều mối nguy hiểm vì nếu một tổ chức hay cá nhân nào đó đem thương hiệu của doanh nghiệp đi đăng ký thì doanh nghiệp đó sẽ bị phạt vì đã sử dụng … trái phép thương hiệu hơn nữa còn bị mất đi rất nhiều thành quả đã đạt được. Việc thất bại trong việc bảo vệ thương hiệu có thể gây tốn chi phí chẳng hạn như phải thay đổi lại thương hiệu muộn hơn trong chu trình sống của sản phẩm, thanh toán cho những khoản vi phạm quyền đăng ký thương hiệu quốc tế hoặc làm suy yếu thương hiệu vì sự sử dụng và đăng ký bởi những kẻ vi phạm.

Do đó, trong nền kinh tế có những sự cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, các doanh nghiệp cần phải có nhận thức đầy đủ hơn về vấn đề sở hữu trí tuệ và chủ động bảo vệ thương hiệu, xác lập quyền sở hữu trí tuệ kịp thời,

khai thác thương mại quyền sở hữu trí tuệ hiệu quả, tơn trọng quyền sở hữu trí tuệ của DN khác. Khi DN có kế hoạch tung sản phẩm của mình ra thị trường quốc tế thì phải đảm bảo việc thực thi bảo vệ thương hiệu tại những quốc gia mà DN có ý định xâm nhập, tránh những trường hợp đáng tiếc như của thương hiệu Trung Nguyên.

Để được pháp luật bảo vệ trước hết DN phải xác định các yếu tố thương hiệu cần đăng ký bảo hộ: nhãn hiệu, tên thương mại, biểu tượng của doanh nghiệp, kiểu dáng và các yếu tố khác có liên quan đến thương hiệu.

Bên cạnh đó, DN cần phải nắm rõ luật về sở hữu trí tuệ tại các nước thị trường, các hiệp định, cơng ước về sở hữu trí tuệ mà Việt Nam tham gia ( Công ước Paris, Thỏa ước Manrid...) để có căn cứ pháp lý bảo vệ thương hiệu của mình; nắm vững các quy trình đăng ký bảo hộ trong và ngoài nước, phạm vi thời hạn bảo hộ, thủ tục pháp lý khi có tranh chấp hoặc xâm hại đối với nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ.

Ngành May mặc là ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong những năm qua, vì vậy việc đăng kí thương hiệu trên quốc tế là việc cần làm ngay. Việc đăng ký nhãn hiệu quốc tế là rất cần thiết nhằm đảm bảo quyền sở hữu của Doanh nghiệp May mặc Việt Nam tại các thị trường xuất khẩu và tránh việc tốn kém chi phí, cơng sức vào các tranh chấp khơng cần thiết trong q trình kinh doanh.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) thực trạng và giải pháp xây dựng, phát triển thương hiệu may mặc việt nam (Trang 77 - 78)