Hoạt động đăng kí và bảo vệ thương hiệu

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) thực trạng và giải pháp xây dựng, phát triển thương hiệu may mặc việt nam (Trang 39 - 42)

1.8 .1Vai trò của Nhà nước

2.1 Thực trạng xây dựng, bảo vệ và phát triển thương hiệu của các doanh

2.1.2 Hoạt động đăng kí và bảo vệ thương hiệu

Bảo vệ thương hiệu là một vấn đề quan trọng trong quá trình phát triển thương hiệu trên thị trường. Một trong các biện pháp bảo vệ thương hiệu là sử dụng công cụ pháp luật, trước hết là việc đăng ký sở hữu nhãn hiệu và các yếu tố khác khi được pháp luật bảo hộ. Cũng giống như các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, các doanh nghiệp trong ngành May mặc đã chú trọng tới việc đăng kí bảo hộ sở hữu trí tuệ và cũng đã nhận được sự quan tâm rõ rệt của xã hội. Nhiều hoạt động tuyên truyền, cổ vũ cho việc kiến tạo, bồi đắp phát triển và bảo vệ các đối tượng sở hữu trí tuệ gắn liền với các hoạt động sản xuất kinh doanh đã được triển khai.

Bảng 2.2: Tình hình nộp đơn đăng kí nhãn hiệu hàng hố trực tiếp tại Việt Nam

Năm Số lượng NHHH được cấp đăng kí bảo hộ trong nước 2005 9.760 2006 8.840 2007 15.860 2008 23.290 2009 22.730

Nguồn: Cục sở hữu trí tuệ

Bảng 2.3: Tình hình nộp đơn đăng kí nhãn hiệu hàng hố của các doanh nghiệp May mặc Việt Nam

Năm Số lượng nhãn hiệu hàng hoá ngành may mặc đã được cấp đăng kí bảo hộ trong nước

2005 895

2006 1.094

2007 1.269

2008 1.223

2009 1.304

Có thể nói những nỗ lực khơng ngừng từ phía các doanh nghiệp may mặc trong việc tạo dựng và bảo vệ thương hiệu đã được người tiêu dùng cũng như các tổ chức kinh tế uy tín ghi nhận. Theo kết quả chương trình Khảo sát thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam do tạp chí Vietnam Business Forum thuộc VCCI và Công ty truyền thông cuộc sống (Life) phối hợp với công ty nghiên cứu thị trường (AC Nielsen), một công ty nghiên cứu thị trường hàng đâu thế giới thực hiện thì trong Top 50 thương hiệu nổi tiếng nhất Việt Nam có 2 thương hiệu của ngành may mặc, đó là thương hiệu Thái Tuấn và thương hiệu Viettien, còn trong số 500 thương hiệu nổi tiếng được cơng bố thì có rất nhiều thương hiệu của ngành May mặc. Điều này chứng tỏ các doanh nghiệp May mặc đã quan tâm vấn đề xây dựng và phát triển thương hiệu cho sản phẩm. Mặc dù trong những năm qua, lượng đơn đăng kí từ doanh nghiệp May mặc trong nước tăng lên đáng kể nhưng cũng cịn khơng ít doanh nghiệp thờ ơ với việc bảo hộ nhãn hiệu của mình. Thực tế cịn nhiều doanh nghiệp may mặc Việt Nam chưa nhận thức được việc bảo vệ thương hiệu, so với số doanh nghiệp May mặc và số thương hiệu may mặc trên thị trường thì số lượng đã đăng ký cịn q ít. Các doanh nghiệp May mặc vừa và nhỏ của chúng ta chưa đăng ký bảo hộ logo, nhãn hiệu hàng hố của mình tại Cục Sở hữu trí tuệ. Trong số này, khơng kể những doanh nghiệp chưa biết đến Luật Sở hữu trí tuệ thì hầu hết các doanh nghiệp cịn lại là khơng quan tâm tới việc đăng kí bảo hộ thương hiệu của mình, một số thì e ngại đối với các thủ tục đăng ký. Đối với những doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hố thì cũng chỉ lưu giữ văn bằng này như một biện pháp phòng thủ từ xa đối với các vi phạm mà khơng có những hành động tiếp theo nhằm phát triển thương hiệu của mình. Điều này có thể được giải thích bởi lý do hầu hết ơng chủ các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay vẫn chung thuỷ với tư duy kinh doanh là chỉ cần phát triển doanh nghiệp theo hướng tạo ra nhiều lợi nhuận. Đây là điểm yếu của của các doanh nghiệp hiện nay, nó bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, nhưng trước hết do hạn chế về tiềm lực tài chính vì trên

90% các doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động chủ yếu dựa vào nguồn vốn vay. Vì vậy, họ rất ngại tốn kém chi phí khi phải bỏ ra số tiền khơng phải là nhỏ và cịn gặp nhiều khó khăn trong việc đăng ký bảo hộ thương hiệu, đặc biệt là ở thị trường nước ngồi. Hơn nữa, thủ tục đăng ký cịn phức tạp và thời gian đăng ký cịn kéo dài, tình trạng vi phạm nhãn hiệu khơng được xử lý hoặc xử lý chưa nghiêm, số tiền nộp phạt theo quy định của pháp luật còn quá thấp so với những tổn thất do các vi phạm gây ra.

Ngoài đăng ký nhãn hiệu, các doanh nghiệp cịn có các biện pháp khác để bảo vệ thương hiệu: thông tin rộng rãi cho khách hàng về các đặc điểm phân biệt hàng giả, xây dựng lực lượng nhân viên của doanh nghiệp phát hiện các hiện tượng hàng giả, các nhãn hiệu bắt chước, nhái lại, ..v.v…Các hoạt động này mới chỉ được một số ít doanh nghiệp quan tâm, chủ yếu là các doanh nghiệp có thương hiệu nổi tiếng như Việt Tiến, May10…cịn các hình thức bảo vệ khác như: thiết kế sản phẩm, hệ thống chất lượng, kênh phân phối, tiếp cận và tạo lập ý thức tự bảo vệ các giá trị thương hiệu từ phía các khách hàng chưa được nhiều doanh nghiệp quan tâm và phát huy.

Sau nhiều năm đầu tư, ngành May mặc Việt Nam hiện nay là một trong những ngành có kim ngạch xuất khẩu cao nhất và lọt vào top 10 nước xuất khẩu may mặc lớn nhất thế giới. Tuy nhiên việc chưa quan tâm đến phát triển và bảo vệ thương hiệu ở nước ngoài mà trước tiên là đăng ký nhãn hiệu để bảo hộ là sự biểu hiện của nhận thức chưa đầy đủ về vai trò của thương hiệu trong kinh doanh ở thị trường quốc tế của các doanh nghiệp May mặc Việt Nam. Đa số các doanh nghiệp May mặc thiếu tầm nhìn chiến lược tổng thể nền kinh tế mở cửa khiến nhiều doanh nghiệp May mặc đến nay chưa có các biện pháp phát triển và bảo vệ thương hiệu ở nước ngoài. Trong khi việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu theo các hiệp định quốc tế hoặc theo pháp luật của từng nước chi phí chỉ từ một vài trăm đến một vài nghìn USD, cịn khi bị tranh chấp có thể phải chi phí hàng chục, thậm chí hàng trăm nghìn USD chưa nói có thể thương hiệu bị mất. Và một khi thương hiệu bị mất gần như doanh

nghiệp đó bị mất thị trường, người chiếm đoạt nhãn hiệu có thể sẽ tạo ra những rào cản khơng nhỏ cho doanh nghiệp khi yêu cầu pháp luật can thiệp và hàng hố nhập khẩu có thể bị bắt giữ, xử phạt. Trong những trường hợp như vậy, doanh nghiệp sẽ ln phải đối phó với khả năng mất ln thị phần. Để có thể “địi lại” nhãn hiệu của mình, doanh nghiệp sẽ rất vất vả, khó khăn và thiệt hại đủ đường. Nếu DN bảo hộ nhãn hiệu kịp thời thì DN có thể chủ động tiếp thị, quảng cáo sản phẩm đến thị trường, xúc tiến thương mại, khuếch trương hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính việc bảo hộ này là cơ sở pháp lý quan trọng để đấu tranh với hàng giả, hàng nhái, đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi của nhà sản xuất và người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) thực trạng và giải pháp xây dựng, phát triển thương hiệu may mặc việt nam (Trang 39 - 42)