Những khó khăn chủ quan

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) thực trạng và giải pháp xây dựng, phát triển thương hiệu may mặc việt nam (Trang 54 - 57)

1.8 .1Vai trò của Nhà nước

2.2.2 Những khó khăn chủ quan

2.2.2.1Nhận thức của các doanh nghiệp về thương hiệu

Nhận thức của doanh nghiệp về thương hiệu tuy đã có những dấu hiệu tích cực song phần lớn các doanh nghiệp May mặc chưa có nhận thức đúng mức về vấn đề thương hiệu dẫn đến thiếu chiến lược, thiếu sự đầu tư chuyên sâu cũng như thiếu tính chun nghiệp trong cơng tác marketing nói chung cũng như xây dựng uy tín thương hiệu nói riêng. Do vậy, thương hiệu của hầu hết các doanh nghiệp May mặc hiện nay mới chỉ dừng lại ở mức độ để phân biệt chứ chưa được thương mại hoá. Thực trạng này xuất phát từ nhận thức của

chính doanh nghiệp, cho rằng việc có một cái tên, một logo đẹp, được đăng ký bảo hộ thương hiệu là hoàn thành việc xây dựng thương hiệu…

2.2.2.2 Nguồn nhân lực

Theo bà Minh Hạnh - giám đốc Viện Mẫu thời trang VN (Fadin), nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp thiết kế thời trang dù khơng thiếu, thậm chí rất tiềm năng, nhưng hầu hết các nhà thiết kế hiện nay đều thiếu kiến thức căn bản vì quy trình đào tạo khơng bài bản. “Rất nhiều nhà thiết kế có năng khiếu, nhưng để tìm được nhà thiết kế chuyên nghiệp hội đủ các điều kiện: vừa nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu thị trường khi thiết kế sản phẩm, đáp ứng được yêu cầu của nhà sản xuất thì quá hiếm” - bà Hạnh nhận định. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến việc khá nhiều nhà sản xuất vẫn chưa tạo được thế mạnh sản phẩm riêng do chưa có đội ngũ nhà thiết kế phát triển như ý muốn. Theo ước tính của các chuyên gia trong ngành, hiện các sản phẩm thời trang trong nước chỉ đáp ứng 20%/tổng mức tiêu thụ của thị trường may mặc trong nước, tương ứng khoảng 2 tỉ USD/năm. Và chỉ khoảng 30% sản phẩm thời trang sử dụng và bày bán hiện nay do các nhà thiết kế trong nước tạo nên, 70% còn lại được sao chép từ các mẫu mã thiết kế của nước ngoài. Cũng dễ hiểu điều này khi chuyên ngành xây dựng, phát triển và quản trị thương hiệu mới chỉ được bổ sung vào hệ thống đào tạo của Việt Nam trong vài năm trở lại đây. Trong khi đó, một đội ngũ quản trị thương hiệu chun nghiệp, có trình độ cao đang là khoảng trống lớn trên thị trường nguồn nhân lực. Thống kê cho thấy mức lương cho lực lượng này trong doanh nghiệp phổ biến từ 500 – 1500 USD/tháng. Thậm chí có những công ty sẵn sàng bỏ ra 2000 – 3000 USD/tháng để sở hữu một nhà quản trị thương hiệu giỏi nhưng có những cơng ty mất cả năm trời mà khơng tìm được nhà quản trị đúng tầm. Tại các công ty tư vấn nguồn nhân lực, trung bình mỗi tuần có từ 2-3 u cầu tuyển nhân sự ở vị trí này nhưng khả năng đáp ứng lại rất hạn chế.

Đây là hệ quả của việc nhân thức chưa đầy đủ về vai trò của thương hiệu và hạn chế về tiềm lực tài chính. Do chưa được đầu tư thích đáng và khó khăn về

tài chính nên nhân lực, năng lực quản lý điều hành còn nhiều hạn chế, kiến thức về thương hiệu yếu, trình độ của nhân viên chưa cao dẫn đến việc thực hiện các chương trình quảng cáo thương hiệu đã có quy mơ nhỏ cộng với thiếu tính chun nghiệp khơng cao nên hiệu quả mang lại thấp. Rất nhiều doanh nghiệp may mặc vừa và nhỏ vướng vào vòng luẩn quẩn giữa điều kiện tài chính và nguồn nhân lực. Theo các chun gia thì các doanh nghiệp may mặc phải có vốn từ 50 tỷ trở lên mới đủ tiềm lực theo đuổi một chiến lược phát triển thương hiệu bài bản cho riêng mình. Th các cơng ty thương hiệu thì giá cao, nhiều doanh nghiệp khơng đủ điều kiện, còn muốn thuê người phụ trách chun biệt thì lại gặp khó khăn nguồn nhân lực. Một trong những nguyên nhân nằm ở khâu đào tạo. Ở Việt Nam hiện nay mới chỉ có một vài trung tâm đào tạo ngắn hạn dạy về thương hiệu như VN Marcom, AIM, Lantabrand… Các trường đại học có một vài trường có chuyên ngành riêng về đào tạo thương hiệu nhưng số lượng sinh viên chun ngành này cịn q ít.

Chương 3:

Giải pháp xây dựng và phát triển thương hiệu cho ngành May mặc Việt Nam

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) thực trạng và giải pháp xây dựng, phát triển thương hiệu may mặc việt nam (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)