Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) thực trạng và giải pháp xây dựng, phát triển thương hiệu may mặc việt nam (Trang 74 - 75)

3.3 .Các giải pháp phát triển Thương hiệu

3.3.2. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Để có thể thực hiện được lời hứa thương hiệu một cách tốt nhất, doanh nghiệp phải chú ý đến văn hóa tổ chức, nó sẽ là nhân tố quan trọng quyết định khả năng giữ lời hứa của doanh nghiệp đối với khách hàng của mình.Vẻ bề ngồi của thương hiệu được tiếp xúc bởi năng lượng bên trong, đó là sự đồng lịng của nhân viên cơng ty với các nhà lãnh đạo làm nên một văn hóa doanh nghiệp liên kết chặt chẽ với khách hàng của mình.Mỗi ngày, các nhân viên của công ty không chỉ hành động nhân danh tổ chức mà còn đại diện cho tổ chức mang đến cho những khách hàng, cơng đồng những nét văn hóa của doanh nghiệp. Đó chính là cách quảng bá thương hiệu hiệu quả nhất mà tiết kiệm được chi phí. Và cách hành xử của các quản trị viên cấp cao là nền tảng để xây dựng một nền văn hóa cơng ty hỗ trợ cho sự phát triển của một thương hiệu. Người lãnh đạo trước hết phải có định hướng đường lối phát triển; phải dẫn dắt tập thể chung vượt qua những khó khăn, thử thách, quản lý, điều hành, tổ chức bộ máy trong doanh nghiệp hợp lý, hiệu quả; lắng nghe, quan tâm đến nhân viên, tin tưởng giúp nhân viên phát huy hết khả năng, đồng thời cân bằng giữa nghĩa vụ và quyền lợi của họ, tạo động lực cho toàn thể nhân viên công ty bằng một môi trường làm việc tốt và công bằng, tin cậy để nhân viên hiểu và nhiệt huyết cống hiến vì sự phát triển lâu dài của cơng ty, tạo điều kiện để nhân viên học tập và phát triển. Người lãnh đạo phải tạo được sức lan tỏa triết lý kinh doanh, cổ vũ, truyền tầm nhìn và nhiệt huyết cho mỗi của mình, để họ đều tin tưởng phấn đấu hết hình cho sự phát triển chung của cơng ty đồng thời duy trì nền văn hố đã gây dựng và tạo điều kiện phát triển một đội ngũ lãnh đạo mới. Doanh nghiệp cần định hình một phong cách văn hóa riêng để mọi người, mọi bộ phận trong doanh nghiệp cùng làm việc hướng đến một bản sắc thương hiệu riêng. Thương hiệu của công ty phải thực sự là động lực là việc của tập thể chứ không đơn thuần là công việc của bộ phận tiếp thị.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) thực trạng và giải pháp xây dựng, phát triển thương hiệu may mặc việt nam (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)