Phân tích tình hình cơng nợ

Một phần của tài liệu Phân tích tiềm lực tài chính nhà máy ô tô VEAM (Trang 28)

1.2 Nội dung phân tích tiềm lực tài chính doanh nghiệp

1.2.3.1 Phân tích tình hình cơng nợ

Phân tích tình hình cơng nợ sẽ đánh giá được vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng như thế nào? Doanh nghiệp đã đi chiếm dụng vốn ra sao? Trong kinh doanh việc bị chiếm dụng và đi chiếm dụng vốn là điều bình thường bởi vì trong kinh doanh ln xảy ra mối quan hệ kinh tế nảy sinh giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác, giữa doanh nghiệp với Nhà nước, khách hàng, công nhân viên của doanh nghiệp… Nhưng các khoản công nợ này nếu chưa đến hạn thanh tốn là hồn tồn bình thường. Điều mà các nhà quản lý quan tâm đó là những khoản nợ dây dưa, khó địi, các khoản phải thu khơng có khả năng thu hồi, các khoản phải trả khơng có nguồn để thanh tốn. Để nhận biết được điều đó cần phân tích tình hình cơng nợ để có biện pháp điều chỉnh kịp thời. Trong thực tế nếu các khoản công nợ phải thu lớn hơn các khoản cơng nợ phải trả thì doanh nghiệp đó đã bị chiếm dụng vốn nhiều hơn làm tăng nhu cầu cần tài trợ, nếu các khoản công nợ phải thu nhỏ hơn các khoản cơng nợ phải trả thì doanh nghiệp đó đã đi chiếm dụng vốn làm giảm nhu cầu tài trợ. Các nhà quản lý doanh nghiệp luôn quan tâm đến các khoản nợ đến hạn, sắp đến hạn phải trả để chuẩn bị nguồn thanh toán những khoản nợ này khi đến hạn.

❖ Chỉ tiêu phân tích:

Có hai nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình cơng nợ:

+ Các chỉ tiêu phản ánh quy mô công nợ: Gồm các chỉ tiêu các khoản phải thu và các khoản phải trả trên bảng cân đối kế tốn

+ Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nợ, tình hình quản trị nợ gồm: Hệ số các khoản phải thu, hệ số các khoản phải trả, hệ số các khoản phải thu so với các khoản phải trả, hệ số thu hồi nợ, kỳ thu hồi nợ, hệ số hoàn trả nợ, kỳ trả nợ.

Các chỉ tiêu trên được xác định như sau: ➢ Hệ số các khoản phải thu

Hệ số các khoản phải thu = 𝐶á𝑐 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑝ℎả𝑖 𝑡ℎ𝑢 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛

Chỉ tiêu này thể hiện mức độ bị chiếm dụng vốn của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết trong tổng tài sản của doanh nghiệp có bao nhiêu vốn bị chiếm dụng.

➢ Hệ số các khoản phải trả

Hệ số các khoản phải trả = 𝐶á𝑐 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑝ℎả𝑖 𝑡𝑟ả 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đi chiếm dụng vốn của doanh nghiệp và cho biết trong tổng tài sản của doanh nghiệp có bao nhiêu phẩn được tài trợ bằng nguồn vốn đi chiếm dụng.

➢ Hệ số các khoản phải thu so với các khoản nợ phải trả:

Chỉ tiêu này phản ánh các khoản doanh nghiệp bị chiếm dụng so với các khoản đi chiếm dụng và được tính theo cơng thức sau:

Hệ số các khoản phải thu so với các khoản phải trả =

𝐶á𝑐 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑝ℎả𝑖 𝑡ℎ𝑢 𝐶á𝑐 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑝ℎả𝑖 𝑡𝑟ả

Nếu hệ số này trả lớn hơn 1 chứng tỏ vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng lớn hơn số vốn mà doanh nghiệp đi chiếm dụng. Ngược lại, nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 chứng tỏ số vốn doanh nghiệp bị chiếm dụng nhỏ hơn số vốn đi chiếm dụng.

➢ Hệ số thu hồi nợ (số vòng thu hồi nợ): Hệ số thu hồi nợ =

𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑏á𝑛 𝑐ℎị𝑢 (𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛 𝑡ừ 𝐵𝐻 𝑣à 𝐶𝐶𝐷𝑉) 𝐶á𝑐 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑝ℎả𝑖 𝑡ℎ𝑢 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛

doanh nghiệp trong kỳ. Nó cho biết khả năng thu hồi nợ của doanh nghiệp. Nếu chỉ tiêu này càng lớn thì thời hạn thu hồi nợ càng ngắn và ngược lại

➢ Kỳ thu hồi nợ bình quân

Kỳ thu hồi nợ bình quân = 𝑇ℎờ𝑖 ℎạ𝑛 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ỳ 𝑏á𝑜 𝑐á𝑜 𝐻ệ 𝑠ố 𝑡ℎ𝑢 ℎồ𝑖 𝑛ợ

Trong đó thời gian trong kỳ báo cáo có thể là 30 ngày (kỳ báo cáo theo tháng), 90 ngày (kỳ báo cáo theo quý), 360 ngày (kỳ báo cáo theo năm)

➢ Hệ số hoàn trả nợ

Hệ số hoàn trả nợ = 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑠ố 𝑚𝑢𝑎 𝑐ℎị𝑢 (𝐺𝑖á 𝑣ố𝑛 ℎà𝑛𝑔 𝑏á𝑛) 𝐶á𝑐 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑝ℎả𝑖 𝑡𝑟ả 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛

Chỉ tiêu này cho biết bình qn trong kỳ doanh nghiệp hồn trả được bao nhiêu lần vốn đi chiếm dụng trong khâu thanh tốn cho các bên có liên quan

➢ Kỳ trả nợ bình quân

Kỳ trả nợ bình quân = 𝑇ℎờ𝑖 𝑔𝑖𝑎𝑛 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ỳ 𝑏á𝑜 𝑐á𝑜 𝐻ệ 𝑠ố ℎ𝑜à𝑛 𝑡𝑟ả 𝑛ợ

Chỉ tiêu này phản ánh bình quân kỳ trả nợ chiếm dụng trong thanh toán của doanh nghiệp là bao nhiêu ngày.

Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu và tình hình quản trị nợ có thể chi tiết theo yêu cầu quản trị: Chẳng hạn có thể chi tiết theo thời gian, theo đối tượng nợ…

❖ Phương pháp phân tích

Khi phân tích tình hình cơng nợ, sử dụng phương pháp so sánh để tiến hành so sánh các chỉ tiêu nói trên giữa kỳ phân tích với kỳ gốc (các khoản phải thu, các khoản phải trả, hệ số các khoản phải thu, hệ số các khoản phải trả, hệ số các khoản nợ phải thu so với các khoản nợ phải trả giữa cuối kỳ và đầu kỳ, các chỉ tiêu hệ số thu hồi nợ, thời hạn thu hồi nợ bình quân giữa kỳ này với kỳ trước, năm nay với năm trước). Đồng thời căn cứ vào trị số của từng chỉ tiêu,

kết quả so sánh, tình tình thực tế của doanh nghiệp, của ngành để đánh giá tình hình cơng nợ của doanh nghiệp trong kỳ.

1.2.3.2 Phân tích khả năng thanh tốn của doanh nghiệp

Khả năng thanh toán là khả năng sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp để ứng phó đối với các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp theo thời hạn phù hợp. Thơng qua phân tích khả năng thanh tốn có thể đánh giá thực trạng khả năng thanh tốn các khoản nợ của doanh nghiệp, từ đó có thể đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, thấy được các tiềm năng cũng như nguy cơ trong quá trình thanh tốn những khoản nợ của doanh nghiệp để từ đó có những biện pháp xử lý kịp thời.

Khi phân tích khả năng thanh tốn của doanh nghiệp, sử dụng các chỉ tiêu sau:

➢ Hệ số khả năng thanh toán hiện hành (tổng quát) Hệ số KNTT hiện hành = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛

𝑁ợ 𝑝ℎả𝑖 𝑡𝑟ả

Chi tiêu này đo lường khả năng thanh toán một cách tổng quát các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp. Hệ số này cho biết mối quan hệ giữa tổng tài sản mà doanh nghiệp đang quản lý, sử dụng với tổng số nợ phải trả (gồm cả nợ ngắn hạn và nợ dài hạn), phản ánh một đồng vay nợ có mấy đồng tài sản đảm bảo. Khi giá trị của hệ số này nhỏ hơn 1 có nghĩa là tổng tài sản < tổng nợ, tức là tồn bộ số tài sản hiện có của cơng ty khơng đủ để thanh tốn các khoản nợ, chứng tỏ công ty mất khả năng thanh tốn, gặp khó trong tài chính và có nguy cơ phá sản. Ngược lại, nếu hệ số này lớn hơn 1 phản ánh về cơ bản, với lượng tổng tài sản hiện có doanh nghiệp hồn tồn đáp ứng được các khoản nợ tới hạn. Thông thường, các chủ nợ yên tâm hơn với các cơng ty có hệ số này cao.

Hệ số KNTT nợ ngắn hạn = 𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛 𝑁ợ 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛

Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp có thể thanh tốn được bao nhiêu lần nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn hiện có. Nếu hệ số này nhỏ hơn 1 thể hiện khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là yếu và cũng cho thấy những dấu hiệu mạo hiểm về tài chính vì mất cân bằng tài chính, cơng ty đã dùng 1 phần nguồn vốn nợ ngắn hạn để đầu tư dài hạn. Nếu hệ số này lớn hơn 1 cho thấy doanh nghiệp có khả năng cao trong việc sẵn sàng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Tỷ số càng cao càng đảm bảo khả năng chi trả của doanh nghiệp, tính thanh khoản ở mức cao. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tỷ số quá cao chưa chắc phản ánh khả năng thanh khoản của doanh nghiệp là tốt. Bởi có thể nguồn tài chính khơng được sử dụng hợp lý, hay hàng tồn kho quá lớn dẫn đến việc khi có biến động trên thị trường, lượng hàng tồn kho không thể bán ra để chuyển hoá thành tiền.

➢ Hệ số khả năng thanh toán nhanh

Hệ số KNTT nhanh = 𝑇𝑖ề𝑛 𝑣à 𝑐á𝑐 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑡ươ𝑛𝑔 đươ𝑛𝑔 𝑡𝑖ề𝑛 𝑁ợ 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng tiền và các khoản tương đương tiền. Đây là chỉ tiêu chủ nợ quan tâm để đánh giá tại thời điểm phân tích doanh nghiệp có khả năng thanh tốn ngay các khoản nợ ngắn hạn hay không, chủ nợ thấy yên tâm hơn nếu chỉ tiêu này cho thấy doanh nghiệp ln có khả năng phản ứng nhanh và đảm bảo được hầu hết các khoản nợ ngăn hạn. Tuy nhiên, không phải khoản nợ nào cũng cần phải thanh tốn ngay tại thời điểm phân tích. Khi có những khoản nợ q hạn, đến hạn thì chủ nợ quan tâm đến khả năng thanh toán ngay tức thì những khoản nợ đến hạn.

Hệ số KNTT tức thời = 𝑇𝑖ề𝑛 𝑣à 𝑐á𝑐 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑡ươ𝑛𝑔 đươ𝑛𝑔 𝑡𝑖ề𝑛 𝑁ợ 𝑞𝑢á ℎạ𝑛,đế𝑛 ℎạ𝑛

Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp có khả năng thanh tốn ngay bao nhiêu lần nợ quá hạn, đến hạn bằng các khoản tiền và tương đương tiền hiện có, đồng thời chỉ tiêu này thể hiện việc cháp hành kỷ luật thanh toán của doanh nghiệp với chủ nợ.

➢ Hệ số thanh toán lãi vay

Hệ số thanh tốn lãi vay = 𝐸𝐵𝐼𝑇 𝐶ℎ𝑖 𝑝ℎí 𝑙ã𝑖 𝑣𝑎𝑦

Chi tiêu này cho biết bằng toàn bộ lợi nhuận trước thuế và chi phí lãi vay sinh ra trong mỗi kỳ có thể đảm bảo cho doanh nghiệp thanh tốn được bao nhiêu lần chi phí lãi vay tổng lãi vay phải trả từ huy động nguồn vốn nợ. Nếu chỉ tiêu này càng lớn thì chứng tỏ hoạt động kinh doanh có khả năng sinh lời cao và đó là cơ sở đảm bảo cho tình hình thanh tốn của doanh nghiệp lành mạnh. Ngược lại, chỉ tiêu này càng gần 1 thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp kém hiệu quả là nguyên nhân khiến cho tình hình tài chính bị đe dọa. Khi chỉ tiêu này < 1 cho thấy hoạt động kinh doanh đang bị lỗ, thu nhập trong kỳ không đủ bù đắp chi phí, nếu tình trạng kéo dài sẽ khiến doanh nghiệp phải phá sản. Vốn chủ sở hữu sẽ khơng được bảo tồn.

➢ Hệ số khả năng chi trả bằng tiền

Hệ số khả năng chi trả bằng tiền =

𝐿ư𝑢 𝑐ℎ𝑢𝑦ể𝑛 𝑡𝑖ề𝑛 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛 𝑡ừ ℎ𝑜ạ𝑡 độ𝑛𝑔 𝑘𝑖𝑛ℎ 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ

𝑁ợ 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛

Chỉ tiêu này phản ánh: Bằng dòng tiền thuần tạo ra từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có thể hồn trả được bao nhiêu lần tổng dư nợ ngắn hạn cuối kỳ. Nếu trong mỗi kỳ lưu chuyển tiền thuần dương sẽ gia tăng thêm dự trữ tiền cho kỳ sau, nếu lượng tiền gia tăng này đủ để hồn trả tổng dư nợ

ngắn hạn bình qn tức là khả năng thanh tốn thực của doanh nghiệp rất cao và an toàn cho chủ nợ; ngược lại nếu lưu chuyển tiền thuần âm thì sẽ gây khó khăn lớn cho doanh nghiệp khi ứng phó với nhu cầu thanh toán ngắn hạn do lượng tiền dự trữ cuối kỳ suy giảm, tình trạng lưu chuyển tiền thuần âm là dấu hiệu khơng tốt với khả năng thanh tốn.

❖ Phương pháp phân tích

Khi phân tích tình hình cơng nợ, sử dụng phương pháp so sánh để tiến hành so sánh các chỉ tiêu quy mô, hệ số các khoản phải thu, hệ số các khoản phải trả, hệ số các khoản phải thu so với các khoản phải trả giữa cuối kỳ với đầu kỳ; so sánh các chỉ tiêu hệ số thu hồi (hoàn trả) nợ, thời hạn thu hồi (hồn trả nợ) bình qn giữa kỳ này với kỳ trước (năm nay với năm trước). Đồng thời căn cứ vào trị số của từng chỉ tiêu, kết quả so sánh, tình hình thức tế của doanh nghiệp, của ngành để đánh giá tình hình cơng nợ của doanh nghiệp trong kỳ.

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến tiềm lực tài chính doanh nghiệp

1.3.1 Các nhân tố khách quan

❖ Đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp:

Mỗi doanh nghiệp hoạt động trong một lĩnh vực kinh doanh khác nhau, có đối tượng kinh doanh riêng, có hoạt động kinh doanh đặc thù là nhân tố chi phối các nhân tố khác ảnh hưởng đến tiềm lực tài chính của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sản xuất phi tài chính có đối tượng kinh doanh là các sản phẩm vật chất hay dịch vụ phi tài chính cịn các doanh nghiệp tài chính như tổ chức tín dụng, cơng ty bảo hiểm, cơng ty chứng khốn có đối tượng kinh doanh là tiền tệ hay dịch vụ tài chính (dịch vụ bảo hiểm, thanh tốn, mơi giới chứng khốn, bảo lãnh chứng khoán…) – đây là những sản phẩm phi vật chất rất nhạy cảm với biến động của thị trường. Thơng thường, các doanh nghiệp tài chính có mức độ rủi ro hoạt động và rủi ro tài chính cao hơn các doanh nghiệp phi tài chính, bù lại các doanh nghiệp tài chính có mức sinh lời hoạt động cao hơn. Hoạt động kinh doanh

của các doanh nghiệp tài chính phong phú, đa dạng hơn so với doanh nghiệp phi tài chính nên cơng nợ của các doanh nghiệp tài chính liên quan đến nhiều đối tượng hơn. Hoạt động của các doanh nghiệp tài chính ảnh hưởng đến lợi ích của nhiều chủ thể trong nên kinh tế nên chịu sự quản lý chặt chẽ của các quy định pháp luật và đạo đức nghề nghiệp. Vì vây, để mở rộng quy mô kinh doanh, phát triển các mảng dịch vụ nhằm gia tăng kết quả kinh doanh, các doanh nghiệp tài chính cần đáp ứng các yêu cầu về đảm bảo an toàn hoạt động của cơ quan quản lý Nhà nước.

❖ Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế bao gồm: Lạm phát, tỷ giá hối đoái, lãi suất, tiền tệ… đều ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp tài chính như cơng ty chứng khốn – là các trung gian trong thị trường chứng khoán. Lạm phát và khả năng điều khiển lạm phát ảnh hưởng đến thu nhập, tích luỹ, tiêu dùng, kích thích hoặc kìm hãm đầu tư… GDP và tăng trưởng kinh tế thể hiện xu hướng phát triển chung của nền kinh tế liên quan đến khả năng mở rộng hay thu hẹp quy mô kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, tác động đến khả năng thu hồi nợ hay cơng tác quản trị nợ từ đó ảnh hưởng đến dịng tiền của doanh nghiệp.

❖ Mơi trường chính trị pháp luật

Mơi trường chính trị - pháp luật bao gồm: Luật pháp, cơ chế chính sách của Nhà nước, tính ổn định của hệ thống chính trị và mỗi quan hệ với quốc tế. Sự ổn định về chính trị là một trong những tiền đề quan trọng cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tính ổn định, hồn thiện cả hệ thống phá luật, sự nghiêm túc trong việc tuân thủ pháp luật sẽ ảnh hưởng đến việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Những chính sách của Nhà nước như chính sách thu hút đầu tư, khuyến khích hay kìm hãm sự phát triển của ngành kinh tế nào đó, chính sách hợp tác quốc tế sẽ ảnh hưởng

đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt với những loại hình kinh doanh có điều kiện như ngân hàng, bảo hiểm, chứng khốn thì các quy định của Nhà nước tác động trực tiếp từ giai đoạn thành lập đến khi đi vào hoạt động của các doanh nghiệp,

❖ Đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh tác động đến thị phần của các doanh nghiệp qua đó tác động đến kết quả kinh doanh. Đối thủ cạnh tranh càng mạnh thì việc nâng cao được kết quả và hiệu quả kinh doanh, việc giữ vững được lợi thế của doanh nghiệp càng trở nên khó khăn.

1.3.2. Các nhân tố chủ quan

❖ Nhân tố vốn

Một doanh nghiệp muốn tiến hành sản xuất kinh doanh phải có vốn. Vốn là yếu tố quan trọng thể hiện quy mơ, năng lực tài chính, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Đặc biệt là các lĩnh vực kinh doanh có điều kiện cần có vốn

Một phần của tài liệu Phân tích tiềm lực tài chính nhà máy ô tô VEAM (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)