Phân tích khái quát cấu trúc tài chính

Một phần của tài liệu Phân tích tiềm lực tài chính nhà máy ô tô VEAM (Trang 53)

Đơn vị tính: Lần

Chỉ tiêu 31/12/2020 31/12/2021 Chênh lệch Tỷ lệ

1. Ht 0,2445 0,1441 -0,1005 -41,09%

2. Htx 1,2652 1,2748 0,0096 0,76%

Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2021 Chênh lệch Tỷ lệ

3. Hcp 0,9990 0,9832 -0,0158 -1,58%

4. Htt -1,0169 -0,9899 0,0269 -2,65%

(Nguồn: Báo cáo tài chính 2020 – 2021 của Nhà máy Ơ tơ VEAM)

Nhận xét:

Từ bảng số liệu trên ta có:

* Về cấu trúc tài sản được phản ánh qua hai chỉ tiêu: Hệ số tự tài trợ (Ht)

và hệ số tài trợ thường xuyên (Htx).

Hệ số tự tài trợ của Nhà máy Ơ tơ VEAM năm 2020 là 0,2445 lần, năm

2021 là 0,1445 lần. Như vậy hệ số tự tài trợ năm 2021 so với năm 2020 của doanh nghiệp đã giảm đi 0,1005 lần với tỷ lệ giảm là 41.09%. Hệ số này phản ánh năng lực tự chủ về tài chính của doanh nghiệp, hệ số càng gần 1 thì năng lực độc lập về tài chính càng cao. Từ số liệu đã tính có thể thấy năng lực tự chủ về tài chính của Nhà máy Ơ tơ VEAM đang ở mức thấp. Điều này cho thấy Nhà máy sử dụng địn bẩy tài chính ở mức cao và có xu hướng tiếp tục gia tăng. Hệ số này giảm là do tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu chậm hơn tốc độ tăng của tổng tài sản. Cụ thể, vốn chủ sở hữu của Nhà máy giai đoạn 2020-2021 lần lượt là 417.295 triệu đồng và 426.100 triệu đồng, đã tăng lên 8.805 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 2,11%. Trong khi đó, tổng tài sản năm 2021 tăng 73,33% so với

năm 2020 và đạt mức 2.957.909 triệu đồng.

Hệ số tài trợ thường xun của Nhà máy Ơ tơ VEAM trong giai đoạn

2020-2021 lần lượt là 1,2652 lần và 1,2748 lần, đã tăng lên 0,0096 lần tương đương 0,76%. Hệ số tài trợ thường xuyên phản ánh cân đối về thời gian của tài sản hình thành qua đầu tư dài hạn với nguồn vốn tương ứng, hay nói cách khác là mối quan hệ cân đối giữa tài sản với nguồn vốn hình thành tài sản theo thời gian. Từ bảng tính hệ số tự tài trợ thường xuyên của Nhà máy đều lớn hơn 1 trong cả hai năm cho thấy Nhà máy ln có đủ nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn, sự an toàn về nguồn tài trợ giúp doanh nghiệp tránh được rủi ro về khả năng thanh toán. Hệ số này tăng là do nợ dài hạn và tài sản dài hạn của doanh nghiệp giảm còn vốn chủ sở hữu tăng. Cụ thể: Nợ dài hạn của Nhà máy Ơ tơ VEAM năm 2020 là 70.905 triệu đồng, năm 2021 là 55.849 triệu đồng, đã giảm 15.056 triệu đồng với tỷ lệ giảm là 21,23%. Tài sản dài hạn năm 2021 giảm 2,02% so với năm 2020. Đồng thời, vốn chủ sở hữu tăng nhẹ với mức tăng là 2,11%.

* Về cầu trúc doanh thu, chi phí được phản ánh qua chỉ tiêu hệ số chi

phí (Hcp). Từ bảng số liệu trên ta có hệ số chi phí của Nhà máy giai đoạn năm 2020-2021 lần lượt là 0,9990 lần và 0,9832 lần, đã giảm đi 0,0158 lần với tỷ lệ giảm là 1,58%. Hệ số này cho biết: Năm 2020 để thu về một đồng doanh thu thì Nhà máy phải bỏ ra 0,9990 đồng chi phí, năm 2021 để thu về một đồng doanh thu thì Nhà máy chỉ cần chi ra 0,9832 đồng chi phí. Hệ số chi phí giảm là do tốc độ tăng của tổng chi phí chậm hơn tốc độ tăng của tổng luân chuyển thuần. Cụ thể: Về tổng chi phí, năm 2020 là 1.747.784 triệu đồng, năm 2021 là 2.504.534 triệu đồng tăng 756.750 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 43,30%. Về tổng luân chuyển thuần tăng nhanh hơn với tỷ lệ là 45,60% và đạt mức 2.547.394 triệu đồng. Trong giai đoạn này hệ số chi phí có xu hướng giảm nhưng vẫn đang ở mức khá cao gần bằng 1, cho thấy tình hình quản trị chi phí chưa thực

sự hiệu quả. Cơng ty cần xem lại các khoản chi để tối đa hóa lợi nhuận.

* Về cấu trúc dòng tiền: Để đánh giá cấu trúc dịng tiền của Nhà máy thì

hệ số tạo tiền là chỉ tiêu được sử dụng phổ biến. Từ bảng phân tích trên ta có hệ số tạo tiền giai đoạn 2020 - 20201 lần lượt là -1,0169 lần và -0,9899 lần, đã tăng 0,0269 lần với tỷ lệ tăng là 2,65%. Chỉ tiêu này cho biết năm 2020 bình quân mỗi đồng Nhà máy chi ra trong kỳ đã bị mất đi -1,0169 đồng thu về, năm 2021 bình quân mỗi đồng Nhà máy chi ra trong kỳ đã mất đi 0,9899 đồng thu về. Hệ số tạo tiền của Nhà máy phụ thuộc vào dòng tiền thu về và dòng tiền chi ra của từng loại hoạt động. Trong giai đoạn này hệ số tạo tiền của Nhà máy có xu hướng tăng nhưng vẫn đều nhỏ hơn 1 điều này dẫn đến thâm hụt cán cân thu chi, gây mất an toàn thanh tốn, rủi ro tài chính cho Nhà máy.

2.1.4.3 Phân tích khái quát hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính của Nhà máy Ơ tơ VEAM Ơ tơ VEAM

Bảng 2.3: Phân tích khái quát khả năng sinh lời của Nhà máy Ơ tơ VEAM

Đơn vị tính: Lần

Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2021 Chênh lệch Tỷ lệ

1.ROS 0,0010 0,0168 0,0158 1527,08%

2. BEP 0,0399 0,0420 0,0020 5,06%

3. ROA 0,0011 0,0184 0,0173 1574,59%

4. ROE 0,0043 0,1016 0,0973 2239,53%

(Nguồn: Báo cáo tài chính 2020 – 2021 của Nhà máy Ơ tơ VEAM)

Nhận xét:

Khả năng sinh lời của doanh nghiệp được đánh giá chung qua 4 chỉ tiêu sau:

* Hệ số sinh lời hoạt động (ROS): Từ bảng số liệu trên ta có hệ số sinh

lời hoạt động của Nhà máy Ô tô VEAM năm 2020 là 0,0010 lần, năm 2021 là 0,0168 lần. Như vậy, năm 2021 đã tăng lên 0,0158 lần với tỷ lệ tăng là

1527,08% so với năm 2020. Chỉ tiêu này tăng là do lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp và tổng luân chuyển thuần đều tăng. Cụ thể: Lợi nhuận sau thuế năm 2020 là 1.809 triệu đồng, năm 2021 là 42.859 triệu đồng, đã tăng thêm 41.050 triệu đồng tương đương với tỷ lệ 2269,02%% so với năm 2020. Bên cạnh đó, tổng luân chuyển thuần năm 2020 là 1.749.593 triệu đồng, đến năm 2021 tăng thêm 797.800 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 45,60%. Trong cả hai năm 2020 - 2021 hệ số sinh lời hoạt động của Nhà máy đều dương và nhỏ hơn 1 cho thấy Nhà máy vẫn đảm bảo được sự tăng trưởng ổn định.

* Hệ số sinh lời cơ bản (BEP): Trong giai đoạn 2020-2021, hệ số sinh

lời cơ bản của Nhà máy lần lượt là 0,0399 lần và 0,0420 lần, đã tăng 0,0020 lần với tỷ lệ tăng là 5,06%. Hệ số này cho biết trong năm 2020 Nhà máy sử dụng mỗi đồng vốn vào hoạt động kinh doanh thì thu được 0,0399 đồng lợi nhuận, năm 2021 Nhà máy sử dụng mỗi đồng vốn vào hoạt động kinh doanh thu được 0,0420 đồng lợi nhuận. Hệ số này được xác định dựa vào hai chỉ tiêu là lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) và vốn kinh doanh bình quân. Cụ thể, EBIT của Nhà máy Ơ tơ VEAM năm 2020 là 65.848 triệu đồng, năm 2021 là 97.865 triệu đồng đã giảm đi 32.017 triệu đồng với tỷ lệ giảm là 48,62%. Vốn kinh doanh bình quân của Nhà máy trong hai năm 2020-2021 lần lượt là 1.648.578 triệu đồng và 2.332.219 triệu đồng, đã tăng thêm 683.640 triệu đồng tương đương với 41,47%. Hệ số sinh lời cơ bản của Nhà máy Ơ tơ VEAM tuy cịn đang ở mức thấp nhưng lại có xu hướng tăng cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là đang dần được cải thiện. Điều này cũng tạo cơ hội cho Nhà máy tạo được sức hút đối với những người góp vốn, người cho vay, có cơ hội nhận được những nguồn tài trợ cho hoạt động kinh doanh.

* Hệ số sinh lời ròng của tài sản (ROA): Trong hai năm 2020 và

2021 hệ số sinh lời rịng của Nhà máy Ơ tơ VEAM lần lượt là 0,0011 lần và 0,0184 lần, tăng 0,01728 lần tương đương vởi tỷ lệ tăng là 1574,59%.

Chỉ tiêu này cho biết, trong năm 2020 Nhà máy sử dụng mỗi đồng vốn vào hoạt động kinh doanh, thì thu được 0,0011 đồng lợi nhuận sau thuế. Đến năm 2021, mỗi đồng vốn được sử dụng vào hoạt động kinh doanh thì đã thu được 0,0184 đồng lợi nhuận sau thuế. Hệ số này tăng lên là do lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp tăng mạnh với tỷ lệ 2269,02% %, bên cạnh đó vốn kinh doanh bình quân của Nhà máy cũng tăng với mức tăng là 41,47%. Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời vốn của doanh nghiệp sau khi đã thực hiện nghĩa vụ với các bên cho vay và Nhà nước. Cả hai năm ROA của Nhà máy đều dương và đang có xu hướng tăng là cơ sở để doanh nghiệp có tăng trưởng từ nội lực.

* Hệ số sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE): Từ bảng số liệu trên ta thấy khả

năng sinh lời vốn chủ sở hữu của Nhà máy cũng tăng nhanh trong giai đoạn 2020-2021. Cụ thể, ROE năm 2020 là 0,0043 lần, cho biết cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu đầu tư trong Nhà máy tạo ra được 0,0043 đồng vốn lợi nhuận ròng. Năm 2021 ROE của Nhà máy là 0,1016 lần, cho biết cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu đầu tư vào tạo ra được 0,1016 đồng lợi nhuận ròng. Như vậy, năm 2021 so với 2020 lợi nhuận ròng thu được đã tăng lên 0,0973 đồng trên 1 đồng đồng vốn chủ sở hữu. Hệ số này tăng là do lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp tăng nhanh cùng với đó vốn chủ sở hữu bình qn cũng tăng nhẹ với tỷ lệ tăng là 1,26%. Hệ số này của Nhà máy đang ở mức thấp nhưng có xu hướng tăng cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh trong giai đoạn này là đang dần được nâng cao, điều này giúp cho Nhà máy có nhiều cơ hội hơn trong việc thu hút vốn.

2.2. Phân tích tiềm lực tài chính Nhà máy Ơ tơ VEAM

2.2.1. Phân tích thực trạng tình hình và kết quả kinh doanh Nhà máy Ơ tô VEAM

Bảng 2.4: Báo cáo kêt quả kinh doanh Nhà máy Ơ tơ VEAM

Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2021 Chênh lệch Tỷ lệ 1. Doanh thu bán hàng và CCDV 1.779.915 2.528.330 748.416 42,05% 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 33.639 -33.639 -100,00%

3. Doanh thu thuần bán hàng và CCDV 1.746.276 2.528.330 782.055 44,78% 4. Giá vốn hàng bán 1.592.994 2.293.333 700.3389 43,96% 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 153.282 234.998 81.716 53,31%

6. Doanh thu hoạt động tài chính

2.870 18.078 15.207 529,83%

7. Chi phí tài chính 63.187 74.033 10.846 17,16% Trong đó: Chi phí lãi vay 63.179 43.121 -20.058 -31,75% 8. Chi phí bán hàng 39.333 63.737 24.404 62,04% 9. Chi phí quản lý doanh

nghiệp

49.366 58.6934 9.327 18,89%

10. Lợi nhuận thuần từ HĐKD 4.265 56.612 52.346 1227,31% 11. Thu nhập khác 447 986 539 120,41% 12. Chi phí khác 2.043 2.853 809 39,63% 13. Lợi nhuận khác -1.596 -1.867 -271 17,00% 14. Tổng lợi nhuận kế

toán trước thuế 2.669 54.744 52.075 1951,05% 15. Chi phí thuế thu nhập

doanh nghiệp hiện hành

860 11.885 11.025 1282,10%

16. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

1.809 42.859 41.050 2269,02%

(Nguồn: Báo cáo tài chính 2020 – 2021 của Nhà máy Ơ tơ VEAM)

Bảng 2.5: Phân tích hiệu quả hoạt động Nhà máy Ơ tơ VEAM

Đơn vị tính: Lần Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2021 Chênh lệch Tỷ lệ 1. Hệ số sinh lời ròng 0,0010 0,0168 0,0158 1527,08% 2. Hệ số sinh lời hoạt động

trước thuế

3. Hệ số sinh lời hoạt động kinh doanh

0,0024 0,0222 0,0198 811,74%

4. Hệ số sinh lời hoạt động bán hàng 0,0370 0,0445 0,0075 20,39% 5. Hệ số giá vốn hàng bán 0,9122 0,9071 -0,0052 -0,57% 6. Hệ số chi phí 0,9990 0,9832 -0,0158 -1,58% 7. Hệ số chi phí bán hàng 0,0225 0,0252 0,0027 11,92% 8. Hệ số chi phí quản lý doanh nghiệp 0,0283 0,0232 -0,0051 -17,88%

(Nguồn: Báo cáo tài chính 2020 – 2021 của Nhà máy Ơ tô VEAM)

Nhận xét:

Từ bảng phân tích trên cho thấy kết quả kinh doanh của Nhà máy Ơ tơ VEAM khá khả quan: Tổng lợi nhuận sau thuế năm 2021 so với năm 2020 tăng thêm 41.050 triệu đồng, với tỷ lệ tăng là 2269,02%. Việc tăng quy mô lợi nhuận là cơ sở để công ty tăng trưởng ổn định. Bên cạnh đó, năm 2021 so với năm 2020 hệ số chi phí của Nhà máy giảm từ 0,9989 lần xuống cịn 0,9832 lần. Có nghĩa là năm 2020 để thu về một đồng doanh thu thì Nhà máy phải bỏ ra 0,9990 đồng chi phí, năm 2021 để thu về một đồng doanh thu thì Nhà máy chỉ cần chi ra 0,9832 đồng chi phí. Đồng thời hệ số sinh lời ròng của Nhà máy cũng tăng từ 0,0010 lần năm 2020 lên 0,0186 lần năm 2021 với tỷ lệ tăng là 1527,08%. Điều này phản ánh năm 2020 trong 1 đồng luân chuyển thuần thì doanh nghiệp thu được 0,0010 đồng lợi nhuận sau thuế, đến năm 2021 thì trong 1 đồng luân chuyển thuần thì doanh nghiệp thu được 0,0168 đồng lợi nhuận sau thuế. Để có đánh giá tồn diện hơn, ta cần phân tích chi tiết.

Đối với hoạt động kinh doanh:

Từ bảng phân tích trên ta thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy được cải thiện nhiều so với năm 2020. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế tăng mạnh với tỷ lệ 1951,05% và đạt mức 54.744 triệu đồng. Điều này giúp cho hệ số sinh lời hoạt động trước thuế cũng tăng mạnh từ 0,0015 lần năm 2020 lên

0,0215 lần năm 2021 với tỷ lệ tăng là 1308,70%. Hệ số này cho biết năm 2020 trong 1 đồng tổng ln chuyển thuần có 0,0015 đồng lợi nhuận kế tốn, năm 2021 trong 1 đồng tổng luân chuyển thuần có 0,0215 đồng lợi nhuận kế toán.

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng lợi nhuận trước thuế. Năm 2020 lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh là 4.265 triệu đồng, năm 20201 là 56.612 triệu đồng đã tăng thêm 52.346 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 1227,31%. Đồng thời hệ số sinh lời hoạt động kinh doanh của Nhà máy cũng tăng mạnh từ 0,0024 lần năm 2020 lên 0,0222 lần năm 2021 với tỷ lệ tăng là 811,74%. Có nghĩa là năm 2020 trong 1 đồng doanh thu thuần tạo ra từ hoạt động chính của doanh nghiệp thì có 0,0024 đồng lợi nhuận, năm 2022 trong 1 đồng doanh thu thuần tạo ra rừ hoạt đọng chính thì có 0,0222 đồng lợi nhuận. Điều này chứng tỏ trong năm 2021 quy mô lợi nhuận và khả năng sinh lời từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đã tăng lên đáng kể. Tình hình đó là do sự tác động của doanh thu, chi phí hoạt động kinh doanh, cụ thể: Doanh thu thuần bán hàng và CCDV và doanh thu hoạt động tài chính của Nhà máy Ơ tơ VEAM đều có tốc độ tăng khá nhanh. Chi tiết: DTT bán hàng và CCDV năm 2020 là 1.746.276 triệu đồng, năm 2021 là 2.528.330 triệu động đã tăng thêm 782.055 triệu đồng với tỷ lệ tăng 44,78%. Đồng thời doanh thu hoạt động tài chính của doanh nghiệp tăng nhanh với tỷ lệ 529,83% và đạt mức 18.078 triệu đồng trong khi năm 2020 mới chỉ là 2.870 triệu đồng. Hai chỉ tiêu này tăng lên đã làm cho lợi nhuận thuần hoạt động kinh doanh tăng lên tương ứng. Doanh thu thuần bán hàng tăng là do trong năm 2021 khối lượng sản phẩm tiêu thụ và giá bán đơn vị các sản phẩm của Nhà máy đều tăng lên. Bên cạnh đó, trong năm 2021 doanh nghiệp không xuất hiện các khoản giảm trừ doanh thu cho thấy doanh nghiệp vừa cải thiện được hoạt động sản cuất kinh doanh vừa quan tâm cải thiện chất lượng của sản phẩm.

năm 2021 cũng có xu hướng tăng làm cho lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm tương ứng, đặc biệt là tỷ lệ tăng của chi phí bán hàng lớn hơn tỷ lệ tăng của doanh thu thuần nên hệ số chi phí bán hàng tăng lên. Hệ số chi phí bán hàng của Nhà máy năm 2020 - 2021 lần lượt là 0,0225 lần và 0,0252 lần, chỉ tiêu này cho biết năm 2020 để thu được 1 đồng doanh thu thuần doanh nghiệp phải bỏ ra 0.0225 đồng chi phí bán hàng, đến năm 2021 để thu được 1 đồng

Một phần của tài liệu Phân tích tiềm lực tài chính nhà máy ô tô VEAM (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)