Mục tiêu và định hướng phát triển Nhà máy Ơ tơ VEAM

Một phần của tài liệu Phân tích tiềm lực tài chính nhà máy ô tô VEAM (Trang 77 - 81)

3.1.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội

Tình hình kinh tế vĩ mơ 2021:

Trong bối cảnh dịch bệnh tác động nghiêm trọng đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2021 vẫn ghi nhận nhiều điểm sáng. tăng trưởng GDP phục hồi trong quý 4, là mức đáng khích lệ, trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp, tác động tiêu cực đến mọi hoạt động kinh tế - xã hội. GDP quý 4/2021 ước tăng 5,22% so với cùng kỳ năm trước, cho thấy sự phục hồi bước đầu của nền kinh tế so với quý 3 (-6,02%) và so với quý 4/2020 (+4,48%), nhờ Chính phủ đã tích cực triển khai tiêm chủng và thay đổi Chiến lược phòng, chống dịch với Nghị quyết 128.

Tuy nhiên, tính chung cả năm 2021, GDP chỉ tăng 2,58%, thấp hơn mức 2,91% của năm 2020 và là mức thấp nhất trong vòng 10 năm qua, song là mức chấp nhận được, trong bối cảnh dịch bệnh rất phức tạp. Động lực phục hồi kinh tế chính năm 2021 là lĩnh vực nơng - lâm - thủy sản tăng 2,9% (gần bằng mức trước dịch Covid-19), đóng góp 14% vào mức tăng trưởng chung. Tiếp đó, ngành cơng nghiệp chế biến - chế tạo tăng 6,4% (đóng góp 62,4% vào mức tăng trưởng chung); một số ngành dịch vụ như y tế và trợ giúp xã hội (+42,75%, đóng góp 21,3%), tài chính - ngân hàng – bảo hiểm (+9,4%, đóng góp 20,2%), cơng nghệ thơng tin, viễn thơng và truyền thơng (+6%, đóng góp 14%)…v.v. Tuy nhiên, cũng có một số ngành giảm mạnh, kéo lùi đà tăng trưởng như du lịch, vận tải - kho bãi, lưu trú – ăn uống, cơng nghiệp khai khống...

Lạm phát được kiểm sốt tốt, là mức thấp nhất trong vòng 6 năm qua. CPI bình quân năm 2021 tăng 1,84% so với năm 2020, là mức thấp nhất trong vòng 6 năm; chủ yếu do sức cầu còn yếu, vòng quay tiền chậm. Kết quả tích cực này đã khẳng định những nỗ lực của Việt Nam trong kiểm soát lạm phát, đảm bảo cân đối cung - cầu hàng hóa, bình ổn giá cả, trong bối cảnh lạm phát toàn cầu tăng lên 3,2% (từ mức 2% năm 2020), giá nguyên, nhiên vật liệu toàn cầu tăng mạnh trong năm 2021. Lạm phát cơ bản bình quân tăng 0,81% (mức thấp nhất 10 năm qua), thấp hơn mức CPI bình quân chung cho thấy lạm phát chủ yếu do yếu tố giá cả; và giá cả tăng chủ yếu là do chi phí đẩy (giá hàng hóa, nguyên vật liệu đầu vào tăng) chứ khơng hẳn là cầu kéo (do sức cầu cịn yếu). Tuy nhiên, áp lực lạm phát tại Việt Nam đang gia tăng.

Xuất - nhập khẩu tăng mạnh, cán cân thương mại thặng dư. Năm 2021, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng trưởng khá tốt, đạt 668,5 tỷ USD, tăng 22,6% so với năm trước. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 336,3 tỷ USD, tăng 19% so với năm trước; kim ngạch nhập khẩu đạt 332,2 tỷ USD, tăng 26,5%. Cán cân thương mại thặng dư 4 tỷ USD; cho thấy nỗ lực của các doanh nghiệp đẩy mạnh khôi phục sản xuất, xuất nhập khẩu. Đây cũng là năm thứ 6 Việt Nam xuất siêu liên tục, và xuất nhập khẩu tăng cao, cho thấy vị thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu của Việt Nam ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là đóng góp khơng nhỏ vào tốc độ tăng xuất nhập khẩu ở

đây là do yếu tố giá hàng xuất tăng.

Tỷ giá ổn định, lãi suất giảm và duy trì ở mức thấp, góp phần hỗ trợ doanh nghiệp. Trong năm 2021, trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát, giá cả hàng hóa, lạm phát thế giới tăng, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, bám sát diễn biến thị trường để tăng cường ổn định vĩ mô và hỗ trợ doanh nghiệp. Nhờ vậy, mặt bằng lãi suất giảm nhẹ, lãi suất cho vay giảm khoảng 0,8% so với đầu năm (năm 2020 giảm 1%), hỗ trợ doanh nghiệp, kích cầu tín dụng. Dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng ước tăng khoảng 13,5%, cao hơn so với mức 13% năm trước.

Tình hình thị trường ơ tơ Việt Nam năm 2021:

Thị trường ô tô Việt Nam vừa trải qua năm 2021 với nhiều biến động. Sự bùng phát của làn sóng dịch bệnh Covid-19 lần thứ 4 tại nhiều tỉnh, thành phố, cùng sự khởi phát của ô tô điện phần nào tác động đến thị hiếu, lựa chọn của người tiêu dùng, cùng với đó là hàng loạt đợt triệu hồi xe để khắc phục lỗi của các nhà sản xuất. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong năm 2021, chỉ số sản xuất xe có động cơ tăng 12,9% và chỉ số sản xuất phụ tùng và bộ phận phụ trợ cho xe có động cơ và động cơ xe tăng 6,8% so với năm 2020.

Trong đó, sản xuất một số sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô tăng trưởng khá so với năm 2020 như: Thiết bị khác dùng cho động cơ của xe có động cơ đạt tăng 15,44%; cao su tổng hợp và các chất thay thế cao su dẫn xuất từ dầu, ở dạng nguyên sinh hoặc tấm lá hoặc dải tăng 14,09%; bộ dây đánh lửa và bộ dây khác sử dụng cho xe có động cơ tăng 4,65%. Ngược lại, sản xuất phụ tùng khác của xe có động cơ đạt giảm 2,75%.

Trong bối cảnh khó khăn của ngành ơ tơ do ảnh hưởng của đại dịch Covid- 19, Chính phủ đã ban hành chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ơ tơ lắp ráp, sản xuất trong nước. Theo đó, Nghị định 103/2021/NĐ-CP được Chính phủ ban hành, có hiệu lực ngay từ ngày 01/12/2021 đến 31/5/2022 quy định

tính lệ phí trước bạ lần đầu với xe ơ tơ, rơ-mc hoặc sơ mi rơ-mc được kéo bởi ô tô và các loại xe tương tự được sản xuất, lắp ráp trong nước bằng 50% mức thu lệ phí trước bạ đối với các loại xe này quy định tại Nghị định số 20/2019/NĐ-CP và các quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đây là lần thứ 2 trong vòng 2 năm trở lại đây, Chính phủ ban hành chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ơ tơ lắp ráp, sản xuất trong nước. Trước đó, từ ngày 28/6/2020 đến hết ngày 31/12/2020 chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ cũng đã được áp dụng, giúp thị trường ơ tơ Việt Nam có bước hồi phục mạnh mẽ.

3.1.2. Mục tiêu và định hướng phát triển Nhà máy Ơ tơ VEAM

Trong năm 2022 Nhà máy ô tô VEAM đặt kế hoạch sản lượng xe tiêu thụ đạt 7,190 chiếc, tăng 46% so với năm 2021. Trong đó, xe tải nặng đạt 1,590 chiếc, tăng 61% và xe tải nhẹ và các loại xe khác đạt 5,600 chiếc, tăng 42%. Qua đó, TMT đặt mục tiêu đạt 3,736 tỷ đồng doanh thu thuần và hơn 101 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, lần lượt tăng 48% và gấp 2.4 lần kết quả đạt được của năm 2021.

Ngồi ra, TMT có kế hoạch đầu tư xây dựng, hồn thiện cơ sở hạ tầng showroom tại các tỉnh thành trọng điểm có dung lượng thị trường lớn nhất về xe tải. Hiện nay Nhà máy có 91 đại lý, 35 trạm bảo hành trên địa bàn cả nước đảm bảo cung cấp các loại phụ tùng chính hiệu đáp ứng trên 94% nhu cầu khách hàng. Cơng tác hậu mãi, chăm sóc khách hàng được thực hiện tốt nên thị trường tiêu thụ xe ngày càng mở rộng.

Nhà máy đang tập trung thay đổi mẫu mã các loại xe phù hợp với thị hiếu khách hàng, đồng thời chú trọng trong công tác cung cấp đúng, đủ và kịp thời vật tư linh kiện phục vụ sản xuất đến từng vị trí trên dây chuyền, bảo đảm sản xuất hoạt động liên tục và ổn định. Rà sốt hồn thiện quy trình cơng nghệ, sắp xếp hợp lý lao động trên từng công đoạn sản xuất. Tiếp tục nghiên cứu, thiết kế

và đưa vào sản xuất các mẫu xe mới mang thương hiệu VEAM MOTOR đáp ứng nhu cầu thị trường. Đồng thời, xúc tiến chương trình hợp tác với các ngân hàng nhằm tạo điều kiện tối đa cho khách hàng mua xe tiếp cận được nguồn vốn vay. Đào tạo, phát triển và nâng cao năng lực bán hàng của các đại lý; cung cấp phụ tùng bảo hành đến các đại lý, khách hàng.

Một phần của tài liệu Phân tích tiềm lực tài chính nhà máy ô tô VEAM (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)