Các nhân tố ảnh hưởng đến tiềm lực tài chính doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Phân tích tiềm lực tài chính nhà máy ô tô VEAM (Trang 34)

1.3.1 Các nhân tố khách quan

❖ Đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp:

Mỗi doanh nghiệp hoạt động trong một lĩnh vực kinh doanh khác nhau, có đối tượng kinh doanh riêng, có hoạt động kinh doanh đặc thù là nhân tố chi phối các nhân tố khác ảnh hưởng đến tiềm lực tài chính của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sản xuất phi tài chính có đối tượng kinh doanh là các sản phẩm vật chất hay dịch vụ phi tài chính cịn các doanh nghiệp tài chính như tổ chức tín dụng, cơng ty bảo hiểm, cơng ty chứng khốn có đối tượng kinh doanh là tiền tệ hay dịch vụ tài chính (dịch vụ bảo hiểm, thanh tốn, mơi giới chứng khốn, bảo lãnh chứng khoán…) – đây là những sản phẩm phi vật chất rất nhạy cảm với biến động của thị trường. Thơng thường, các doanh nghiệp tài chính có mức độ rủi ro hoạt động và rủi ro tài chính cao hơn các doanh nghiệp phi tài chính, bù lại các doanh nghiệp tài chính có mức sinh lời hoạt động cao hơn. Hoạt động kinh doanh

của các doanh nghiệp tài chính phong phú, đa dạng hơn so với doanh nghiệp phi tài chính nên cơng nợ của các doanh nghiệp tài chính liên quan đến nhiều đối tượng hơn. Hoạt động của các doanh nghiệp tài chính ảnh hưởng đến lợi ích của nhiều chủ thể trong nên kinh tế nên chịu sự quản lý chặt chẽ của các quy định pháp luật và đạo đức nghề nghiệp. Vì vây, để mở rộng quy mô kinh doanh, phát triển các mảng dịch vụ nhằm gia tăng kết quả kinh doanh, các doanh nghiệp tài chính cần đáp ứng các yêu cầu về đảm bảo an toàn hoạt động của cơ quan quản lý Nhà nước.

❖ Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế bao gồm: Lạm phát, tỷ giá hối đoái, lãi suất, tiền tệ… đều ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp tài chính như cơng ty chứng khốn – là các trung gian trong thị trường chứng khoán. Lạm phát và khả năng điều khiển lạm phát ảnh hưởng đến thu nhập, tích luỹ, tiêu dùng, kích thích hoặc kìm hãm đầu tư… GDP và tăng trưởng kinh tế thể hiện xu hướng phát triển chung của nền kinh tế liên quan đến khả năng mở rộng hay thu hẹp quy mô kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, tác động đến khả năng thu hồi nợ hay cơng tác quản trị nợ từ đó ảnh hưởng đến dịng tiền của doanh nghiệp.

❖ Mơi trường chính trị pháp luật

Mơi trường chính trị - pháp luật bao gồm: Luật pháp, cơ chế chính sách của Nhà nước, tính ổn định của hệ thống chính trị và mỗi quan hệ với quốc tế. Sự ổn định về chính trị là một trong những tiền đề quan trọng cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tính ổn định, hồn thiện cả hệ thống phá luật, sự nghiêm túc trong việc tuân thủ pháp luật sẽ ảnh hưởng đến việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Những chính sách của Nhà nước như chính sách thu hút đầu tư, khuyến khích hay kìm hãm sự phát triển của ngành kinh tế nào đó, chính sách hợp tác quốc tế sẽ ảnh hưởng

đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt với những loại hình kinh doanh có điều kiện như ngân hàng, bảo hiểm, chứng khốn thì các quy định của Nhà nước tác động trực tiếp từ giai đoạn thành lập đến khi đi vào hoạt động của các doanh nghiệp,

❖ Đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh tác động đến thị phần của các doanh nghiệp qua đó tác động đến kết quả kinh doanh. Đối thủ cạnh tranh càng mạnh thì việc nâng cao được kết quả và hiệu quả kinh doanh, việc giữ vững được lợi thế của doanh nghiệp càng trở nên khó khăn.

1.3.2. Các nhân tố chủ quan

❖ Nhân tố vốn

Một doanh nghiệp muốn tiến hành sản xuất kinh doanh phải có vốn. Vốn là yếu tố quan trọng thể hiện quy mơ, năng lực tài chính, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Đặc biệt là các lĩnh vực kinh doanh có điều kiện cần có vốn điều lệ cao hơn mức vốn pháp định. Doanh nghiệp có quy mơ vốn lớn so với trung bình ngành sẽ có khả năng chống chọi với các điều kiện kinh doanh bất thường, sẽ có lợi thế nhờ quy mơ, có khả năng tài trợ vốn cho các đối tác từ đó làm gia tăng kết quả và hiệu quả kinh doanh.

❖ Nhân tố con người

Nhân tố con người trong doanh nghiệp bao gồm người lao động và nhà quản lý doanh nghiệp. Đây là hai lực lượng tác động trực tiếp đến năng suất lao động, chất lượng sản phẩm dịch vụ, tác động đến các nguồn lực khác nhau như máy móc, thiết bị… từ đó tác động đến tiềm lực tài chính. Nhà quản lý doanh nghiệp đưa ra các quyết định về sử dụng lao động sao cho có hiệu quả, đưa ra các đường lối phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp, đưa ra các chính sách tài chính (chính sách huy động vốn, chính sách đầu tư và chính sách phân phối lợi nhuận). Các quyết định của nhà quản lý hợp lý sẽ khai thác tối đa nguồn lực

của doanh nghiệp, mở rộng được thị trường kinh doanh, quản trị tốt vốn cho doanh nghiệp được lưu thơng.

Người lao động có trình độ chun mơn tốt, nhiệt huyết với công việc sẽ thực hiện hiệu quả các quyết định của nhà quản lý làm gia tăng tiềm lực tài chính cho doanh nghiệp. Ngồi chun mơn, nhiều lĩnh vực kinh doanh còn đòi hỏi nhà quản lý cũng như người lao động phải có đạo đức nghề nghiệp thì mới tránh được rủi ro.

❖ Trình độ áp dụng khoa học kỹ thuật

Chế tạo ô tô là một trong số các phân ngành cơ khí chế tạo có vai trị quan trọng đối với sự phát triển của ngành công nghiệp tại Việt Nam. Đối với ngành cơ khí nói chung cũng như phân ngành cơ khí chế tạo ơ tơ đều là những ngành bao hàm số lượng cơng nghệ lớn, thuộc rất nhiều nhánh với trình độ cơng nghệ và phạm vi tác động ở nhiều cấp độ. Hiện nay khoa hoạc kỹ thuật ngày càng phát triển với một số xu hướng công nghệ đang phát triển như: Công nghệ cảm biến; công nghệ mạng không dây; công nghệ tự hành;... cùng với việc đầu tư thiết bị hiện đại như dây chuyền sản xuất tự động hóa, hệ thống robot điều khiển gia cơng cơ khí tự động, các loại máy phay giường, máy tiện, máy khoan CNC; áp dụng tất cả các quy trình, quy định hướng dẫn, kiểm sốt chất lượng trong cơng tác quản lý các khâu sản xuất sửa chữa, trung đại tu thiết bị, xe máy; sản xuất lắp ráp, chế tạo xe... Điều đó giúp cho doanh nghiệp tạo ra được những sản phẩm với chất lượng tốt, năng suất cao, chi phí thấp làm... làn giảm mức tiêu hao chi phí từ đó làm tăng hiệu quả hoạt động, gia tăng tiềm lực tài chính cho doanh nghiệp.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Chương 1 của luận văn đã hệ thống những lý luận chung về tiềm lực tài chính và phân tích tiềm lực tài chính doanh nghiệp làm cơ sở để đánh giá thực trạng tiềm lực tài chính của Nhà máy Ơ tơ VEAM. Nội dung phân tích tiềm lực tài chính bao gồm: Phân tích tình hình và kết quả kinh doanh; Phân tích tình hình dịng tiền; phân tích cơng nợ và khả năng thanh tốn. Mỗi nội dung phân tích tác giả trình bày các phần: Mục đích phân tích, các chỉ tiêu phân tích và phương pháp phân tích. Sau đó, tác giả đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến tiềm lực tài chính của doanh nghiệp để làm căn cứ đánh giá tiềm lực tài chính của Nhà máy Ơ tơ VEAM ở chương 2 và đưa ra các giải pháp nhằm gia tăng tiềm lực tài chính cho Nhà máy ở chương 3.

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TIỀM LỰC TÀI CHÍNH NHÀ MÁY Ô TÔ VEAM

2.1. Khái quát chung về Nhà máy Ơ tơ VEAM

2.1.1. Q trình hình thành và phát triển Nhà máy Ơ tơ VEAM

Tên doanh nghiệp: NHÀ MÁY Ô TÔ VEAM Tên giao dịch Quốc tế: VEAM Motor Factory

Địa chỉ: Khu phố 6 - Phường Bắc Sơn - Thị xã Bỉm Sơn - Thanh Hóa Điện thoại: +84 237 377 1824

Fax: +84 237 377 1137

http://veam-motor.com

Mã số thuế: 0100103866-005

Nhà máy ơ tơ VEAM Thanh Hóa do Tổng Cơng ty Máy Động lực và Máy Nông nghiệp Việt Nam (VEAM) thuộc Bộ Công Thương làm chủ đấu tư, với tổng số vốn dự tốn gần 35 triệu USD, trên diện tích mặt bằng 28,6 ha. Nhà máy được xây dựng trên cơ sở thiết kế dây chuyền công nghệ đồng bộ, hiện đại với phương tiện, nhà xưởng của Nhà máy sản xuất ô tô SAMSUNG (Hàn Quốc). Theo dự án, nhà máy có năng lực sản xuất bình quân mỗi năm 25.000 xe tải hạng nhỏ, 5.000 xe tải hạng trung bình và nặng, 3.000 xe trở khách. Ngày 28/9/2009, Nhà máy ô tô VEAM đã chính thức đi vào sản xuất những chiếc xe tải đầu tiên mang thương hiệu VEAM Motor. Đến tháng 4/2010, sản phẩm xe tải mang thương hiệu VEAM Motor lần đầu tiên có mặt trên thị trường Việt Nam.Trong giai đoạn đầu hoạt động:

Trải qua 10 năm xây dựng và trưởng thành, tuy gặp phải khơng ít khó khăn, thách thức, nhưng đường lối, chiến lược, quyết tâm của ban lãnh đạo Tổng công ty, cùng tinh thần đồn kết, gắn bó, thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo của tập thể Ban giám đốc và cán bộ, công nhân viên đã đưa Nhà máy ô tô VEAM không ngừng phát triển, khẳng định vị thế và thương hiệu VEAM Motor trên thị trường, góp phần tích cực vào sự phát triển của đất nước.

Trải qua khơng ít khó khăn, đến nay VEAM Motor đã khẳng định được uy tín, thương hiệu là nhà sản xuất xe tải chất lượng cao, xe tải VEAM trong những năm qua luôn được khách hàng đánh giá là một trong những thương hiệu có sức canh trạnh lớn trên thị trường.

Kết quả hoạt động 10 năm qua của Nhà máy luôn giữ được sự tăng trưởng ổn định trong sản xuất và bán hàng, đời sống, thu nhập của người lao động ngày càng được nâng cao. Nhà máy luôn thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật. Đặc biệt, năm 2015 sản lượng bán hàng của VEAM Motor tăng 62% so với năm 2014, tạo nên sức cạnh tranh lớn trên thị trường.

Về sản xuất, năm 2017, sản lượng sản xuất đạt 7.011 xe/năm. tăng 84% so với năm 2016. Đây chính là tiền đề vững chắc để VEAM Motor chuyển mình sang áp dụng cơng nghệ sản xuất Euro 4 theo lộ trình của Chính phủ. Hệ thống

quản lý chất lượng của VEAM Motor đạt chuẩn ISO 9001:2015.

Hàng năm nhà máy ln tích cực tham gia các hoạt động từ thiện, đóng góp tinh thần, vật chất cho đồng bào các địa phương gặp khó khăn do thiên tai, lũ lụt... Công tác an tồn lao động, phịng, chống cháy nổ, 5S ln được duy trì, kiểm tra đánh giá thường xuyên. 10 năm qua, Nhà máy chưa xảy ra hiện tượng mất an toàn trong sản xuất.

10 năm qua, VEAM Motor đã xây dựng được hơn 90 đại lý khắp cả nước, cùng với hơn 40 trạm dịch vụ; phân phối, cung cấp cho thị trường gần 30.000 sản phẩm xe tải chất lượng cao. Tất cả các sản phẩm của VEAM Motor đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, hàng hóa, thân thiện với mơi trường, đảm bảo đầy đủ quyền lợi nhu cầu người tiêu dùng.

Giữa biến động của thị trường, có được kết quả trên thật khơng dễ. Khi được hỏi về chiến lược để tạo ra những con số trên, Giám đốc Nhà máy ô tô VEAM Trần Đại Lợi cho biết: Mỗi một doanh nghiệp để tồn tại và phát triển phải có một chiến lược riêng nhưng với VEAM Motor thì con người chính là chiến lược - là nhân tố làm nên thành công của Nhà máy.

Với phương châm này, trong những năm qua Nhà máy luôn quan tâm đến đời sống cơng nhân viên, tổ chức bố trí sắp xếp lao động hợp lý nằm nâng cao hiệu quả lao động. Đặc biệt để đảm bảo sức khỏe cho người lao động, Nhà máy đã ký kết phối hợp với Bệnh viện đa khoa Bỉm Sơn và Bệnh viện đa khoa Thanh Hóa tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động.

Cùng với đó, nhằm nâng cao trình độ chun mơn, tay nghề cho cán bộ, công nhân viên, nhà máy chủ động mở các lớp đào tạo nội bộ, đào tạo trực tiếp dây chuyền, liên kết với các đối tác cung cấp vật tư linh kiện trong và ngồi nước. Hiện nay, lao động có trình độ đại học và trên đại học chiếm 35,9%, Nhà máy đang tích cực nâng cao trình độ, cải thiện mơi trường làm việc cũng như xây dựng một đội ngũ lao động có trình độ chun mơn cao để phục vụ cho các

mục tiêu lớn trong tương lai…

Với mục tiêu xây dựng thương hiệu VEAM Motor “bền bỉ với thời gian”, trong thời gian tới, Nhà máy tiếp tục đầu tư chiều sâu để nâng cao năng lực sản xuất, khả năng cạnh tranh, ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất, kinh doanh.

Định hướng phát triển tồn diện, mơi trường làm việc chuyên nghiệp, VEAM Motor đang là điểm đến lý tưởng cho nhiều lao động có trình độ cao, lao động là người địa phương và các vùng lân cận, các tổ chức như Đảng ủy, Cơng đồn, Đồn Thanh niên ln thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ, góp phần vào thành tích chung của Nhà máy.

Với những thành tích trên, Nhà máy đã vinh dự được trao tặng nhiều Bằng khen, phần thưởng lớn của các bộ, ngành, địa phương…

Để nâng cao uy tín và nâng tầm sản phẩm, đạt được mục tiêu và kế hoạch đề ra, Nhà máy đang tập trung thay đổi công nghệ, nghiên cứu, đánh giá thị trường mở rộng sản xuất đưa ra thị trường sản phẩm xe chuyên dùng và xe thương mại.

Chặng đường phía trước cịn dài nhưng với tinh thần đồn kết của tập thể gần 700 cán bộ, cơng nhân viên, Nhà máy ơ tơ Veam nói riêng, Tổng công ty máy động lực và máy nơng nghiệp Việt Nam nói chung đã sẵn sàng cho những bước tiến xa hơn trong thời gian tới.

2.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý Nhà máy Ơ tơ VEAM

* Giám đốc: Giám đốc là người chỉ đạo chung, có quyền điều hành cao nhất trong Nhà máy, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy. Giám đốc Nhà máy là do tổng công ty bổ nhiệm và miễn nhiệm. Giám đốc trực tiếp điều hành phó giám đốc, phịng tài chính kế tốn và phịng kỹ thuật cơng nghệ.

trường, tiêu thụ sản phầm. Phó giám đốc sản xuất phụ trách điều hành cơng tác sản xuất, chất lượng sản phẩm, vật tư và xuất nhập khẩu. Phó giám đốc nhân sự phụ trách công tác nhân sự, hoạt động tập thể, bộ phận điện nước và an ninh trật tự, bảo vệ tài sản của Nhà máy.

* Văn phịng đại diện phía Nam: Có nhiệm cụ quản lý, theo dõi, phát triển thị trường kinh doanh các tỉnh thành từ Đắc Lắc, Phú Yên đổ vào phía Nam.

* Phòng thị trường: Tổ chức khảo sát nghiên cứu, phân tích đánh giá,

tình hình thị trường trong và ngoài nước, giúp cho giám đốc định hướng phát triển thị trường, phù hợp với sản xuất kinh doanh của Nhà máy. Lập kế hoạch, xây dựng thương hiệu, quản lý và quảng bá hình ảnh Nhà máy, trên thị trường và ngoài nước.

Phối hợp với phòng kinh doanh, xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với các đại lý tiêu thu sản phẩm và các khách hàng quan trọng.

* Phòng kinh doanh: Tham mưu cho ban giám đốc về định hướng phát triển thị trường kinh doanh cũng như chính sách bán hàng với từng loại khách hàng. Thực hiện kế hoạch tiêu thụ, kinh doanh sản phẩm của Nhà máy. Tiếp nhận các đơn đặt hàng, phân tích, việc nộp thuế, ký kết các hợp đồng kinh tế, từ đó xây dựng kế hoạc tiêu thụ sản phẩm. Tham mưu cho ban giám đốc các

Một phần của tài liệu Phân tích tiềm lực tài chính nhà máy ô tô VEAM (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)