Một số hoạt động của WB tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) tăng cường vận động nguồn tài trợ vốn ODA của WB vào lĩnh vực giáo dục tiểu học ở các tỉnh vùng núi phía bắc (Trang 28 - 34)

1.1.1 .Khái niệm nguồn vốn ODA

1.3 Giới thiệu về WB và nguồn vốn ODA tài trợ cho Việt Nam

1.3.4 Một số hoạt động của WB tại Việt Nam

1.3.4.1 Hoạt động tài trợ.

Tính đến thời điểm 12/9/2014 danh mục dự ántài của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam bao gồm 47 hoạt động IDA và 6 dự án thuộc quỹ tín thác, với tổng cam kết là 8,537 tỉ USD. Các khoản tín dụng này tập trung vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng, bao gồm giao thông và phát triển đô thị, phát triển nông thôn, năng lượng, quản lý tài ngun nước, cải cách hành chính cơng, tài chính, giáo dục, y tế và dịch vụ xã hội, và môi trường.Hiện nay, Việt Nam là nước vay IDA lớn nhất với 142 khoản vay tín dụng.

Original Principal Amount Undisbursed Amount Disbursed Amoun Borrower's Obligation 16,727,588,037

3,839,300,057

12,017,193,846

10,596,451,167

IDA: Summary of Current Credits for Vietnam

Axis Title A m o un t (U S $ E q u iv al e n t)

Năm 2009, Việt Nam nhận được khoản vay đầu tiên từ IBRD, đơn vị trực thuộc Ngân hàng Thế giới cung cấp tín dụng cho các nước thu nhập trung bình và các quốc gia nghèo có uy tín tín dụng, để hỗ trợ một chương trình cải cách đầu tư cơng. Khoản vay này đánh dấu một bước tiến gần hơn của Việt Nam trở thành nước thu nhập trung bình thấp trong năm tiếp theo.

Một số hoạt động của Ngân hàng thế giới ở Việt Nam:

Những thành tựu đáng kể mà Việt Nam đạt được trong cơng cuộc xóa đói giảm nghèo chỉ trong thời gian rất ngắn (từ khoảng 58% năm 1992 xuống còn 14,5% năm 2008) là nhờ năng lực đánh giá và theo dõi đói nghèo cũng như năng lực chuẩn bị cho các can thiệp chính sách giải quyết đói nghèo của Chính phủ Việt Nam đã được tăng cường. Theo Oxfam International, trung bình mỗi ngày ở Việt Nam có khoảng 6.000 người thốt khỏi đói nghèo trong vịng 16 năm qua. Ngân hàng Thế giới đã hợp tác với Chính phủ Việt Nam cùng làm việc với các Chính phủ khác để tiến hành phân tích và nghiên cứu và sau đó thiết kế và đề xuất các biện pháp can thiệp bằng chính sách. Các phương diện nhận được hỗ trợ là theo dõi đói nghèo, phân tích đói nghèo, lên kế hoạch xóa đói giảm nghèo chiến lược, hợp tác trong chính sách xóa đói giảm nghèo và hợp tác đầu tư xóa đói giảm nghèo. Kèm theo việc xây dựng năng lực là một loạt các cơng cuộc triển khai thực hiện chính sách phát triển và các dự án xóa đói giảm nghèo mục tiêu. Chính phủ Việt Nam đánh giá cao sự hợp tác dài hạn của Ngân hàng Thế giới trong cơng cuộc xóa đói giảm nghèo và xem đây như một chiến lược “mưa dầm thấm lâu”.

Với những công cụ tài trợ vốn của mình, Ngân hàng Thế giới đã hỗ trợ sáng kiến của Chính phủ Việt Nam triển khai một loạt các hoạt động chính sách phát triển và các dự án đầu tư với tổng số vốn trên 3,5 tỉ Đôla Mỹ. Các khoản tài trợ này được khởi động từ cuối những năm 1990s.

Tổng vốn cam kết của Hiệp hội phát triển quốc tế (IDA) là 13,1 tỉ Đôla Mỹ. Danh mục đầu tư thực sự bao gồm 51 hoạt động do IDA/ Ngân hàng Quốc tế Tái thiết và Phát triển (IBRD) cấp vốn, 5 hoạt động đơn lẻ là Quỹ mơi trường tồn cầu (GEF), Kế hoạch quốc gia của Việt Nam loại trừ hoàn toàn tiêu thụ CFC và Halon, và Quỹ tín dụng do người nhận vận hành (RETF). Cam kết dòng cho một RETF lớn khác là 8,5 tỉ Đôla Mỹ.

Bộ Phát Triển Quốc Tế Vương Quốc Anh (DFID) sẽ hỗ trợ kỹ thuật thông qua quỹ tín dụng đặc biệt: 7 triệu Đơla Mỹ.

Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Chương trình 135): Từ khi đưa vào thực hiện từ năm 1998, chương trình đã hồn thành 2 giai đoạn, giai đoạn 1 từ năm ngân sách 1998 đến năm 2006 và giai đoạn 2 từ năm 2006 đến năm 2010, với tổng số vốn IDA xấp xỉ 100 triệu USD.

Nói về cơng tác giảm nghèo, khơng thể khơng kể đến Gói tín dụng hỗ trợ xóa đói giảm nghèo (PRSC) từ 1 đến10: tổng vốn từ IDA là 2,9 tỉ Đơ la Mỹ. Tại Việt Nam, báo cáo của nhóm đánh giá PRSC cho thấy: thơng qua các chương trình PRSC, 2,688 tỷ USD đã được chuyển vào ngân sách nhà nước trong đó có 1,475 tỷ USD của Ngân hàng Thế giới. Các nhà đồng tài tợ PRSC còn bao gồm EU, ADB, Nhật Bản, KFW Đức, Úc, Canada, Đan Mạch, Ai- Len, Hà Lan, New Zealand, Thụy Sĩ, Tây Ban Nha, Thụy Điển và Vương quốc Anh.

Mặc dù tồn bộ đóng góp hàng năm của PRSC vào chi tiêu cơng của Chính phủ Việt Nam khơng vượt q 2% song Bộ Tài chính cho rằng các nguồn tài chính này rất hữu ích cho ngân sách vốn của Việt Nam. Thực tế, trong năm 2009, phần đóng góp của các nguồn tài chính PRSC đã thực sự được giải ngân trong các khoản chi tiêu vốn chính thức là 6%.Theo các chuyên gia, trong suốt khoảng thời gian thực hiện PRSC, tỷ lệ đầu tư trên GDP tăng lên và tỷ lệ sản lượng/vốn giảm đi. Trên cơ sở thực tế, chương trình mở rộng đầu tư được cấp vốn một cách gián tiếp bởi các hỗ trợ ngân sách.

PRSC tỏ ra chưa thực sự hiệu quả ở hai mục tiêu cải cách: đột phá về chiến lược và cacir cách ở cấp cơ sở. PRSC cũng gặp khó khăn khi tác động vào các lĩnh vực mà bản thân nó vốn đã phức tạp và nhiều vấn đề như cải cách quản lý công, cải cách hệ thống pháp luật và quản lý nhà nước. Thực tế

này hay gặp nhất khi lộ trình cải cách thiếu trọng tâm rõ ràng hoặc khơng có sự nhất trí vè một chiến lược nào đó, nên phải mất một thời gian để làm rõ trọng tâm cũng như thống nhất các khuôn khổ thực hiện

Chương trình PRSC có thể khơng phải là diễn đàn duy nhất để đối thoại về mọi vấn đề khó khăn và quan trọng mà chính phủ đang gặp phải, nhưng chương trình này là một nền tảng hữu ích cho cấu trúc hỗ trợ phát triển tổng thể, là cái đã đóng góp thành cơng vào những thành tích đáng kể của Việt Nam trong việc chuyển từ một trong những quốc gia nghèo nhất thành một nước Thu nhập trung bình thấp trong vòng chỉ hơn hai thập kỷ.

1993 1998 2000 2004 2006 2008 0 10 20 30 40 50 60 70 58.1 37.4 28.9 19.5 16 14.5

Tỷ lệ nghèo của Việt Nam theo chuẩn quốc tế

Nguồn: World Bank

Theo tính tốn của Tổng cục thống kê và Số liệu điều tra của Ngân hàng thế giới, tỷ lệ giảm nghèo ở Việt Nam đã giảm liên tục từ 58% năm 1993 xuống cịn 14,5% năm 2008. Ước tính có khoảng 28 triệu người đã thốt nghèo trong hai thập kỷ qua. Kết quả này đã giúp Việt Nam hoàn thành trước

thời hạn một trong những mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ quan trọng nhất và do đó đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao.

b. Hoạt động hỗ trợ kỹ thuật

Các hỗ trợ kỹ thuật của WB chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực như: Hỗ trợ chuẩn bị các dự án do WB tài trợ tín dụng, phát triển thể chế nhằm xây dựng và nâng cao năng lực quản lý, điều hành của một số ngành và cơ quan liên quan đến dự án; xây dựng và phát triển các chính sách nâng cao khn khổ chính sách, pháp lý cho các dự án hạ tầng cơ sở thuộc ngành điện, về sinh môi trường, cấp thốt nước, tài chính, ngân hàng…

- Các dịch vụ cung cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn được mở rộng: Nguồn cung cấp nước sạch tại các thị xã nhỏ tăng gấp đôi lên đến 60% trong giai đoạn 2006 đến 2009, và tại các thành phố lớn trong cùng kỳ, nguồn cung tăng từ 75% lên tới 95%. Các khu vực nông thôn được tiếp cận nguồn nước sạch tăng từ 36% năm 1999 lên tới 70% năm 2009. Ngân hàng Thế giới đã đóng góp để hỗ trợ Việt Nam đạt được những con số phát triển này thông qua các khoản đầu tư vào dự án cung nước sạch và vệ sinh môi trường khu vực Đồng bằng sông Hồng và các sáng kiến như dựa vào kết quả đầu ra trên tồn cầu của Tổ chức Đơng Tây Hội ngội (EMW). Trong khoảng thời gian 2005 và 2013, Dự án Cấp nước sạch và Vệ sinh Nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng đã cung cấp nước sạch cho 1,3 triệu người tại 4 tỉnh thông qua cách tiếp cận dựa trên cộng đồng. Các hộ gia đình được vay tiền với lãi suất thấp nhằm xây mới hoặc cải tạo trên 48.000 nhà vệ sinh, nâng tỉ lệ hộ có nhà vệ sinh từ 25% lên 87%.

- Vệ sinh đô thị là vấn đề ưu tiên được hỗ trợ. Dự án Vệ sinh Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo ra một tác động chuyển đổi, giúp cải tạo vệ sinh môi trường và giảm nạn úng lụt cho 1,2 triệu người, đồng thời dự án đã làm cho cảnh quan khu vực trở thành một tài sản mới của thành phố, nơi

người dân thành phố có thể nghỉ ngơi, tận hưởng bầu khơng khí trong lành. Ngân hàng Thế giới cấp vốn IDA lần đầu 166 triệu US$ năm 2001. Do lạm phát năm 2007 và 2008, kinh phí dự án tăng vọt, nên năm 2010 IDA cấp vốn bổ sung 90 triệu US$ bù vào chỗ thiếu hụt.

1.3.4.2. Quỹ xã hội dân sự.

Quỹ xã hội dân sự của Ngân hàng thế giới được thành lập vào năm 1983 nhằm trợ giúp các tổ chức phi lợi nhuận và các tổ chức xã hội dân sự. Kể từ năm 1999 đến nay, văn phòng Ngân hàn thế giới tại Hà Nội đã được phân cấp quản lý chương trình tài trợ này và đã tài trợ với số tiền 900 triệu đồng cho các tổ chức xã hội dân sự trong nước của Việt Nam.

Quỹ xã hội dân sự 2011 sẽ hỗ trợ cho những sáng kiến tập trung vào nâng cao năng lực, nâng cao vị thế và tiếng nói của những nhóm người dễ bị thương tổn như thanh niên, trẻ em, phụ nữ bị thiệt thịi, người khuyết tật, các nhóm dân tộc thiểu số nghèo và người nhập cư từ nông thôn ra thành thị. Theo WB, các hoạt động đề xuất phải tập trung vào hỗ trợ và thúc đẩy quá trình hịa nhập xã hội của những nhóm người này. Những mục tiêu này có thể thực hiện được thơng qua các hoạt động như hội thảo và tập huấn nâng cao kỹ năng hoặc trao đổi kiến thức nhằm thúc đẩy sự tham gia của các nhóm người bị thiệt thịi vào q trình phát triển, các chương trình truyền thơng phù hợp để cải thiện chất lượng cung cấp dịch vụ xã hội và q trình hoạch định chính sách, các sáng kiến và nỗ lực thành lập và củng cố mạng lưới hoạt động để tăng cường năng lực, v.v…

Cũng theo WB, khoản tài trợ từ Quỹ xã hội dân sự phải được dùng vào các hoạt động cụ thể và phải kết thúc trong vòng một năm kể từ ngày giải ngân. Các tổ chức chưa được nhận tài trợ từ Quỹ xã hội dân sự (Chương trình Tài trợ nhỏ) trong các năm trước được ưu tiên. Chương trình chỉ hỗ trợ cho

các tổ chức có mục tiêu phát triển, chứ khơng tài trợ cho các tổ chức có mục tiêu từ thiện. Tối đa một khoản tài trợ là 100 triệu đồng Việt Nam.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) tăng cường vận động nguồn tài trợ vốn ODA của WB vào lĩnh vực giáo dục tiểu học ở các tỉnh vùng núi phía bắc (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)