Giải pháp từ chính phủ 79_Toc44943

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) tăng cường vận động nguồn tài trợ vốn ODA của WB vào lĩnh vực giáo dục tiểu học ở các tỉnh vùng núi phía bắc (Trang 78 - 86)

1.1.1 .Khái niệm nguồn vốn ODA

3.2 Giải pháp kiến nghị Chính phủ, các Bộ, ban ngành liên quan

3.2.1 Giải pháp từ chính phủ 79_Toc44943

3.2.1.1 Hồn thiện mơi trường pháp lý để thu hút ODA

Hiện tại, môi trường pháp lý cho thu hút và sử dụng ODA của Việt Nam nói chung và ngành thuỷ lợi nói riêng vẫn cịn nhiều bất cập và chồng chéo, làm cản trở quá trình thực hiện các chưa có tính ổn định cao, phân cấp chưa rõ ràng. Số lượng các văn bản pháp quy cịn nhiều, chưa có sự thống nhất và đồng bộ với nhau. Nội dung các văn bản này cịn có nhiều mâu thuẫn và quy định của các nhà tài trợ về chính sách thuế, chính sách đền bù và giải phóng mặt bằng... Trong khi đó, Việt Nam có q nhiều Nghị định, Thơng tư hướng dẫn trực tiếp và gián tiếp có liên quan đến nguồn vốn ODA. Trong khi nguồn vốn ODA trở thành khoản nợ nước ngoài lớn nhất Việt Nam hiện nay, nhưng

văn bản có tính pháp lý có tính pháp lý cao nhất cũng chỉ dừng lại ở mức Nghị định, mà khơng phải là một văn bản có tính pháp lý cao hơn như Luật hay Pháp lệnh về ODA. Vì vậy, để tạo môi trường pháp lý thuận lợi hơn cho việc thu hút và sử dụng ODA trong thời gian tới, cần làm tốt những công việc sau:

Một là, xây dựng Luật về thu hút và sử dụng ODA trên cơ sở Nghị định

số 38/2013/NĐ-CP để tạo cơ sở pháp lý cao hơn trong công tác thu hút và sử dụng ODA. Văn bản pháp lý này sẽ điều chỉnh tất cả các quan hệ liên quan đến nguồn vốn ODA như quá trình phê duyệt dự án, đấu thầu, quản lý dự án theo hướng giảm bớt các thủ tục hành chính, quy định rõ nhiệm vụ và trách nhiệm của từng Bộ, từng cấp tham gia.

Hai là, sửa đổi và bổ sung các văn bản pháp quy hiện hành và ban hành

các văn bản mới đảm bảo tính nhất quán và đồng bộ của các văn bản này cũng được như hài hịa với thơng lệ quốc tế làm cơ sở cho việc sửa đổi bổ sung các văn bản pháp quy về thu hút và sử dụng ODA.

Những giải pháp này mục đích nhanh chóng tạo ra hành lang pháp lý thơng thống nhưng chặt chẽ, hài hịa với chính sách của các nhà tài trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thu hút và sử dụng nguốn vốn ODA nói chung và của giáo dục tiểu học nói riêng trong thời gian tới.

3.2.1.2. Hồn thiện và cơng bố quy hoạch tổng thể về chiến lược thu hút và sử dụng ODA đến năm 2020

Việc ban hành quy hoạch tổng thể về chiến lược thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA tạo điều kiện để hoạt động thu hút và sử dụng vốn ODA có hiệu quả.

lý, tính hiệu quả và khả năng hồn vốn của Việt Nam để quyết định xem có nên tài trợ hay khơng.

Quy hoạch tổng thể cũng là căn cứ quan trọng để kiểm tra hiệu quả quá trình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA đã đúng tiến độ, phù hợp với thực tế và đảm bảo chất lượng sử dụng vốn ODA hay khơng. Hồn thiện các văn bản pháp luật có liên quan đến quản lý Nhà nước về thu hút và sử dụng vốn ODA.

Quy hoạch tổng thể là cơ sở tiền đề cần thiết để địa phương có được định hướng cụ thể xây dựng kế hoạch thu hút và sử dụng vốn ODA phù hợp với các ngành và địa phương, tăng tính chủ động trong việc vận động và sử dụng nguồn vốn này của ngành và địa phương.

3.2.1.3. Đẩy mạnh hơn nữa tiến trình hài hịa thủ tục với nhà tài trợ

Chính phủ tăng cường chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao làm cầu nối giữa Chính phủ với nhà tài trợ thực hiện việc hài hòa thủ tục để các dự án ODA được triển khai một cách thuận lợi.

Hàng năm, tổ chức các cuộc hội nghị, hội thảo các nhà tư vấn giữa kỳ, hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trọ với sự tham gia của các Ban Quản lý dự án, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, các Bộ, ngành, các cơ quan chủ quản để lắng nghe ý kiến, kiến nghị của các bên trên cơ sở trao đổi thông tin hai chiều; tạo điều kiện để các nhà tài trợ nêu ý kiến, khó khăn, vướng mắc trong q trình thực hiện dự án, trên cơ sở đó, lấy ý kiến, phối hợp, chia sẻ thông tin với các nhà tài trợ, từ đó các bất đồng quan điểm về mặt thủ tục từng bước được tháo gỡ. Quá trình chuẩn bị và ký kết các điều ước về ODA, các cơng đoạn của q trình thực hiện chương trình ODA cũng được tiến hành thuận lợi hơn.

3.2.1.4 Tăng cường quan hệ đối tác với các nhà tài trợ đặc biệt là WB

ODA thực sự là một cơng việc chung giữa phía nhà tài trợ và phía tiếp nhận. Khái niệm quan hệ hợp tác đã trở nên quen thuộc trong chu trình ODA và chứa đựng những hàm ý về hai đối tác cùng chung sức thực hiện một công việc mà cả hai bên cùng có lợi. Sự bất bình đẳng trong mối quan hệ này có thể dẫn đến những hiểu lầm và bất đồng thường xuyên giữa các đối tác. Để cải thiện và tăng cường mối quan hệ giữa Việt Nam và WB, điều quan trọng là cả hai bên phải hiểu biết và hỗ trợ lẫn nhau. Tích cực trao đổi thơng tin và đối ngoại giữa WB và các cơ quan Việt nam để cùng phân tích đánh giá tình hình phát triển của Việt Nam nói chung và Giáo dục tiểu học nói riêng. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án có sử dụng nguồn vốn ODA của WB nhằm nâng cao lịng tin của WB. Đồng thời quan tâm đến cơng khai hóa và minh bạch hóa các chính sách, chế độ tiến tới hài hịa thủ tục, giảm bớt các cản trợ đối với luồng vốn ODA của WB vào Việt Nam.

Tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa WB – Việt Nam, đưa mối quan hệ này lên một tầm cao mới, không ngừng mở rộng hợp tác trên lĩnh vực mà cả hai bên đều quan tâm trên cơ sở hợp tác cùng có lợi vì sự phát triển ổn định và bền vững lâu dài.

Kiến nghị một số giải pháp nhăm tăng cường sự hợp tác giữa WB và

Việt Nam.

1. WB tiếp tục hỗ trợ mạnh mẽ cho Việt Nam xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, tăng cường hỗ trợ các công tác giáo dục đào tạo nguồn nhân lực cho Việt Nam

2. WB tiếp tục tăng câc khoản cho vay ưu đãi từ hiệp hội phát triền quốc tế (IDA) cho Việt Nam để hỗ trợ các dự án hạ tầng cơ sở, thúc đẩy tăng

3. Chính phủ cần đẩy mạnh hơn nữa tiến độ giải ngân các nguồn vốn mà WB cam kết tài trợ cho nước ta

4. Áp dụng có chọn lọc những kiến nghị, tư vấn của WB cho Việt Nam về chính sách điều hành kinh tế vĩ mơ, tài chính, tiền tệ trong bối cảnh khủng hoảng và suy thoái của nên kinh tế thế giới hiện nay.

5. Chính phủ cần phải đẩy nhanh hơn nữa việc lập các danh mục đầu tư để sử dụng có hiệu quả nhất nguồn vốn theo dự kiến của WB

6. Chính phủ nên chú trọng lập các danh mục đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng ngành giao thông vận tải, điện lực, y tế, giáo dục…

7. Đảng, Nhà nước và Chính phủ cùng tồn thể nhân dân cần đẩy mạnh hơn nữa cơng tác phịng chống tham nhũng

8. Củng cố hệ thống thể chế đi đôi với tăng cường kinh tế.

3.2.1.5 Thực hiện triệt để việc phân cấp quản lý, tăng cường công tác giám sát, kiểm tra việc sử dụng nguồn vốn ODA

Chính phủ đã đẩy mạnh việc phân cấp quản lý các dự án sử dụng vốn ODA theo hướng tập trung, thực hiện phi tập trung trên cơ sở phân cấp quản lý và giao quyền xuống các Bộ, ngành, địa phương và các dự án.

Chính phủ chỉ quyết định những dự án quan trọng, những dự án đầu tư thuộc nhóm A, phân cấp việc ra quyết định phê duyệt dự án xuống địa phương để tăng cường tính chủ động, tính trách nhiệm cũng như năng lực quản lý của địa phương; cho phép chủ chương trình, dự án có quyền xử lý những thay đổi phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện dự án, nếu các thay đổi đó khơng làm thay đổi nội dung, mục tiêu và kết quả chủ yếu của chương trình, dự án và khơng vượt q hạn mức ODA vốn vay.

Để tránh những vi phạm khơng đáng có và nâng cao hiệu quả của quá trình phân cấp quản lý thì cơng tác theo dõi, giám sát, kiểm tra việc thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA cần được đặt lên hàng đầu và thực hiện có hiệu quả.

3.2.1.6 Đưa ra quan điểm huy động và sử dụng hỗ trợ phát triển chính thức đối với phát triển ngành giáo dục Việt Nam:

Quan điểm 1: ODA là nguồn vốn nước ngồi cần thiết và đóng vai trị quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội ở Việt Nam:

Trong những năm đầu thế kỷ XXI, Việt Nam còn là nước đang phát triển, nhu cầu về vốn thực hiện CNH-HĐH rất lớn. Trong khi nguồn vốn trong nước chưa đủ đáp ứng thì nguồn vốn nước ngồi, trong đó vốn ODA đóng vai trị quan trọng. Việc huy động và sử dụng vốn ODA được thực hiện theo phương châm: “Phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững”. Chính phủ cần soạn thảo một chiến lược vay ODA rõ ràng cụ thể và chi tiết để vừa mở rộng quan hệ với các đối tác cung cấp ODA, vừa có chương trình sử dụng hiệu quả đối với ODA ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

Quan điểm 2: ODA là nguồn vốn ưu đãi song cần được sử dụng đúng mục đích và có hiệu qủa:

Nguồn vốn ODA là nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ cho nên Chính phủ cần thiết phải hiểu rằng nguồn vốn này không phải vô tận mà ngày càng giảm. Do đó, cần tập trung sử dụng vốn ODA cho những mục tiêu quan trọng của Nhà nước mà không cần sử dụng để thay thế đầu tư của khu vực tư nhân. Điều này có nghĩa là trong những ngành nghề hoặc khu vực mà đầu tư tư nhân có thể đảm đương được thì khơng nên dùng vốn ODA để cạnh tranh với tư nhân và đẩy đầu tư tư nhân ra ngoài.

Quan điểm 3: Cần thiết phải tăng tỷ trọng vốn ODA cho giáo dục.

Cùng với vốn trong nước, ODA được đầu tư vào các chương trình mục tiêu phát triển giáo dục vì theo kinh ngiệm của một số nước Châu á có nền

dục là khoản đầu tư có hiệu quả nhất bởi lẽ đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển con người, tạo những yếu tố tiềm năng phát triển đất nước.

3.2.2 Giải pháp từ bộ giáo dục & đào tạo

Như chúng ta đã biết giáo dục tiểu học là bộ phận trực thuộc bộ giáo dục & đào tạo. Và chính Bộ GT&ĐT là cơ quan chủ quản của hầu hết các dự án giáo dục từ mầm non cho đến sau đại học và giáo dục tiểu học ở các tỉnh miền núi phía Bắc cũng khơng ngoại lệ. Do vậy muốn tăng cường khả năng vận động tài trợ cho giáo dục tiểu học ở các tỉnh miền núi phía Bắc cũng chính là tìm giải pháp tăng cương khả năng vận động tài trợ ODA cho bộ GT&ĐT.

3.2.2.1 Cải thiện chất lượng dự án ODA

Chất lượng dự án ODA luôn là một yếu tố rất quan trọng để các nhà tài trợ quyết dịnh có nên đầu tư vào Việt Nam hay khơng. Vì vậy ,nếu chất lượng dự án càng cao, phù hợp với điều kiện của các nhà tài trợ cũng như các mục tiêu phát triển và tình hình thực tế của Việt Nam thì khả năng thu hút được nguồn vốn ODA từ dự án đó càng lớn. Đặc biệt, đối với các dự án đầu tư cho ngành giáo dục thì chất lượng dự án càng đáng quan tâm hơn vì mục tiêu của các dự án này là phục vụ cuộc sống của con người. Nếu như công tác lập dự án thiếu cẩn thận, thiếu nghiêm túc, chỉ nhằm mục đích xin được nguồn vốn ODA đầu tư rồi sau đó thực hiện khơng đúng mục tiêu, thì sẽ gây những phản ứng khơng tốt từ phía nhân dân, làm mất lịng tin của nhân dân với Chính phủ. Qua thực tế lập các dự án đầu tư cho ngành giáo dục trong thời gian qua, để nâng cao chất lượng dự án thì BGD&ĐT cần phải chú ý một số vấn đề sau: - Mục tiêu đầu tư của các dự án giáo dục phải rõ ràng xác định trên nhu cầu thực tế của nơi được tiếp nhận dự án.

- Đảm bảo tính khoa học của dự án, có nghĩa là dự án phải được lập trên cơ sở nghiên cứu cơng phu tỉ mỉ, nghiêm túc từ các khía cạnh.

- Đảm bảo tính hệ thống của dự án: các nội dung của dự án phải được xây dựng trong mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, và trong mối quan hệ với các dự án khác trong khu vực được đầu tư, đồng thời tổng dự án phải đặt trong tổng thể quá trình phát triển kinh tế- xã hội chung của tỉnh, thành phố, hay của ngành, lĩnh vực cụ thể.

- Đảm bảo tính cụ thể của dự án: các tính tốn, phân tích phải dựa trên các dữ liệu cụ thể, đảm bảo tính khả thi cao, phù hợp tình hình thực tế, đặc biệt phải chú ý vấn đề này hơn với những dự án do nước ngồi lập.

- Đảm bảo tính chuẩn mực của dự án, tức là các dự án phải được lập trên cơ sở các chuẩn mực chung, để sao cho dự án có thể đáp ứng được những quy định chặt chẽ khơng chỉ của phía Việt Nam, mà cịn của các nhà tài trợ nước ngoài.

- Đối với những dự án mà phía Việt Nam cùng chuẩn bị với phía tư vấn nước ngồi, thì ngay từ khâu lập dự án cần xác định rõ các quy trình, quy phạm kỹ thuật được áp dụng, tránh tình trạng áp dụng quy trình nước ngồi nhưng lại khơng phù hợp với hồn cảnh, điều kiện cụ thể của khu vực được đầu tư, ảnh hưởng đến cơng tác trình, duyệt dự án sau này.

3.2.1.2 Xây dựng chiến lược thu hút ODA toàn diện trong ngành giáo dục

- ODA là nguồn vốn quan trọng và có tác động đến phát triển của ngành giáo dục cũng như lĩnh vực giáo dục tiểu học Việt Nam cả trước mắt cũng như lâu dài. Vì vậy, việc thu hút ODA trong giáo dục hay giáo dục tiểu học cũng cần phải tuân theo chiến lược và quy hoạch cụ thể. Cần phải nắm bắt kịp thời xu thế diễn biến biến quốc tế có ảnh hưởng đến việc thu hút ODA để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp.

- Thời gian qua, nguồn vốn ODA đầu tư vào ngành giáo dục có quy mơ tương đối lớn. Để tiếp tục khai thác tối đa nguồn vốn ODA, đặc biệt từ nhà tài trợ WB, trong thời gian tới, đòi hỏi Bộ GD&ĐT phối hợp với các bộ ngành có liên quan cần tiếp tục xây dựng chiến lược thu hút vốn ODA nói chung và ODA của WB nói riêng, chiến lược phát triển nên giáo dục Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020 và chiến lược thu hút vốn đầu tư/ tài trợ nước ngồi.

- Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT cần xây dựng thứ tự ưu tiên đầu tư ODA của WB chọn từng lĩnh vực, từng vùng cụ thể trong phát triển giáo dục, đặc biệt là các vùng khó khăn, kinh tế - xã hội chậm phát triểu như các tỉnh vùng núi phía Bắc.

- Quy hoạch vận động thu hút và sử dụng ODA trong giáo dục thời kỳ 2011 – 2020 cần tập trung vào các chương trình mục tiêu, các dự án cần vốn đầu tư lớn như đầu tư các dự án phát triển, hỗ trợ giáo dục tiểu học, cải cách

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) tăng cường vận động nguồn tài trợ vốn ODA của WB vào lĩnh vực giáo dục tiểu học ở các tỉnh vùng núi phía bắc (Trang 78 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)