Những kết quả đạt được qua các dự án của WB vào giáo dục tiểu

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) tăng cường vận động nguồn tài trợ vốn ODA của WB vào lĩnh vực giáo dục tiểu học ở các tỉnh vùng núi phía bắc (Trang 56 - 61)

1.1.1 .Khái niệm nguồn vốn ODA

2.3 Đánh giá quá trình thu hút sử dụng ODA của WB vào lĩnh vực giáo dục

2.3.1 Những kết quả đạt được qua các dự án của WB vào giáo dục tiểu

2.3.1.2 Dự án giáo dục TH vay vốn của WB:

1993-2000 WB đã kí kết cho Việt Nam vay 70 triệu USD trong thời hạn 40 năm trong đó có 10 năm ân hạn. Kết quả là dự án này đã sửa chữa được 4209 phòng học, thay thế và xây mới 6162 phòng học, xây dựng 12075 nhà vệ sinh và 1136 điểm cấp nước tại 5 thành phố, 11 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và 8 tỉnh miền núi. Đồng thời, xuất bản 50 đầu sách với khoảng 171425500 bản sách nên nhiều học sinh tiểu học đã có bộ sách giáo khoa tốt hơn về chất lượng, đẹp, bền, có thể sử dụng lâu dài cho vài ba khoá học. Mỗi trường thuộc đối tượng đầu tư của dự án cũng được cung cấp một bộ đồ dùng dạy học theo một danh mục thống nhất trị giá 250 USD và mỗi trường sư phạm đào tạo giáo viên TH 300 USD tuỳ theo yêu cầu từng trường, 4000 giáo sinh năm thứ hai của các trường naỳ cũng được bồi dưỡng để nâng cao năng lực thực hành sư phạm và bước đầu nghiên cứu khoa học. Ngồi ra dự án cịn hỗ trợ cho 7 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và 7 tỉnh miền Trung bị thiệt hại do lũ lụt gây ra 9 triệu USD.

2.3.1.3 Dự án mơ hình trường học mới (VNEN)

Trong đó:

Thành phần 1: Phát triển tài liệu cho đổi mới sư phạm (US$3,1 triệu, chiếm 3,5% tổng kinh phí Dự án)

Thành phần 2: Tập huấn và cung cấp tài liệu (US$24,8 triệu, chiếm 28,3% tổng kinh phí Dự án)

Thành phần 3: Hỗ trợ cấp trường để triển khai VNEN (US$ 39,5 triệu, chiếm 45,1% tổng kinh phí Dự án)

Thành phần 4: Quản lý dự án và truyền thơng (US$ 17,2 triệu, chiếm 19,6% tổng kinh phí Dự án)

Các kết quả đạt được:

Năm học 2011 – 2012, mơ hình trường học mới được triển khai thí điểm ở 48 trường thuộc 6 tỉnh, thành phố. Đến năm học 2012-2013, mơ hình được triển khai ở tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước với 1447 trường tham gia dự án. Tại mỗi địa phương, mơ hình trường học mới được sáng tạo phù hợp với văn hóa và điều kiện kinh tế-xã hội đặc thù. Đưa những ứng dụng kiến thức, kỹ năng trong thực tế cuộc sống vào từng bài học, phát huy tính chủ động, sáng tạo của mỗi giáo viên với vai trị mới: Người dìu dắt và hướng dẫn học sinh biết cách tự học, tự quản lý hoạt động học – hoạt động giáo dục để tìm hiểu, khám phá, chiếm lĩnh kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất.

Với những ưu điểm nổi trội, mơ hình trường học mới đã nhận được ủng hộ tích cực của các lực lượng trong và ngồi ngành giáo dục, thể hiện rất rõ ở sự chủ động vào cuộc và nhu cầu học hỏi tự thân của mỗi giáo viên, mỗi nhà trường và các địa phương. Không chỉ là những trao đổi chun mơn trong tổ nhóm, trong trường, cụm trường, mà nhiều hội thảo, hội nghị trong toàn tỉnh và khu vực đã được tổ chức thu hút sự tham gia nhiệt tình của cấp ủy, chính

chia sẻ kinh nghiệm. Chính sự chủ động này góp phần làm nên sự thành cơng của mơ hình.

Sau 4 năm triển khai, mơ hình trường học mới đã được học sinh thích thú, phụ huynh tin tưởng, xã hội đánh giá cao. Đến năm học 2015-2016 cả nước có hơn 2365 trường tiểu học tự nguyện nhân rộng theo mơ hình trường học mới, gần gấp đơi số trường nằm trong dự án. Chính điều này đã khẳng định hiệu quả, và sức lan tỏa của mơ hình trường học mới Việt Nam.

2.3.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tích cực đến q trình thu hút ODA trong ngành giáo dục nói chung.

a. Nhà nước chú trọng hồn thiện mơi trường pháp lý.

Các nhà tài trợ đều nhất trí cao về nguyên nhân của những thành tựu kinh tế – xã hội mà Việt Nam đã đạt được là do Việt Nam khơng ngừng đổi mới những chủ trương chính sách và biện pháp đúng đắn để phù hợp với thực tế và hợp lòng dân.

Trước 1993, việc quản lý và sử dụng ODA được điều tiết bởi từng quyết định riêng lẻ của Chính phủ đối với từng chương trình, dự án ODA và từng nhà tài trợ cụ thể. Để quản lý vay và trả nợ nước ngoài một cách có hệ thống, nhà nước ban hành Nghị định số 58/ CP ngày 30 / 8 / 1993 về quản lý và trả nợ nước ngoài, Nghị định số 20/ CP ngày 20 / 4/ 1994 về quản lý nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA. Đây là hai văn bản pháp lý cao nhất của Chính phủ trong lĩnh vực quản lý nợ nước ngồi nói chung và ODA nói riêng.

Trên cơ sở tổng kết thực tiễn và yêu cầu đổi mới quản lý chính phủ đã ban hành nghị định về quy chế vay và trả nợ nước ngồi, đã góp phần phân cơng rõ trách nhiệm giữa các cơ quan tổng hợp của Chính phủ, các bộ, các ngành, các địa phương và các tổ chức kinh tế trong việc quản lý, sử dụng vốn

vay nước ngồi. Bên cạnh đó, việc hướng dẫn thực hiện các Nghị định nói trên của Chính phủ, các bộ, các ngành liên quan đã chủ trì xây dựng và ban hành các quy chế, thơng tư hướng dẫn việc triển khai thực hiện. Bước đầu đã tạo điền kiện phân công rõ ràng trách nhiệm của các cơ quan liên quan để tổ chức thực hiện tốt một số nhiệm vụ cơ bản như : trả nợ theo từng hiệp định và tổ chức cho vay, trả nợ nước ngoài khi đến hạn …

b. Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội đặt trọng tâm vào con người Đất nước ta đang bước vào giai đoạn CNH-HĐH với mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam sẽ từ một nước nông nghiệp trở thành một nước công nghiệp, hội nhập với cộng đồng quốc tế. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định “ Con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kỳ CNH-HĐH, cần tạo chuyển biến cơ bản, toàn diện về giáo dục - đào tạo. Bồi dưỡng thế hệ trẻ tinh thần yêu nước, yêu quê hương, gia đình và tự tơn dân tộc, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, lịng nhân ái, ý thức tơng trọng pháp luật, tinh thần hiếu học, chí tiến thủ lập nghiệp, không cam chịu nghèo hèn. Đào tạo lớp người lao động có kiến thức cơ bản, làm chủ kỹ năng nghề nghiệp, quan tâm hiệu quả thiết thực, nhạy cảm với cái mới, có ý thức vươn lên về khoa học và công nghệ. Xây dựng đội ngũ công nhân lành nghề, các chuyên gia và nhà khoa học, nhà văn hoá, nhà kinh doanh, nhà quản lý. Chính sách sử dụng lao động và nhân tài phải tận dụng mọi năng lực, phát huy mọi tiềm năng của các tập thể và cá nhân phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.” Chính vì thế, ngành giáo dục đã được ưu tiên đầu tư rất nhiều, cả bằng nguồn vốn trong nước, cũng như nguồn vốn nước ngoài (mà đặc biệt phải kể đến là nguồn vốn ODA), để có thể tạo ra những biến đổi mạnh mẽ cả về chất và lượng, góp phần đẩy nhanh cơng cuộc cơng nghiệp hoá - hiện đại hoá này.

c. Cơng tác thu hút nguồn vốn ODA cho ngành giáo dục đạt nhiều tiến bộ

Có thể nói, cơng tác thu hút ODA cho Việt Nam được đánh giá là thành cơng mà hình thức thu hút, vận động chủ yếu là tổ chức các Hội nghị nhóm tư vấn hàng năm. Mà lĩnh vực giáo dục - đào tạo luôn là lĩnh vực được ưu tiên tài trợ của các nhà tài trợ, từ cấp tiểu học, trung học… cho đến sau đại học cũng như cơng tác nâng cao năng lực quản lý. Vì thế cơng tác thu hút, vận động nguồn ODA thành công làm cho kinh tế Việt Nam cũng như giáo dục Việt Nam có nhiều điều kiện phát triển hơn.

d. Năng lực quản lý dự án phần nào được cải thiện.

Trong 20 năm qua cộng đồng tài trợ đã tổ chức nhiều hoạt động đào tạo nâng cao năng lực quản lý ở nhiều cơ quan chủ chốt của Việt Nam như đào tạo về quản lý và điều phối viện trợ ở BKH & ĐT, các chương trình đạo tạo khác tại BGD & ĐT, Bộ Tài Chính, Bộ Giao thơng vận tải, Ngân hàng Nhà nước, Văn phịng Chính phủ...Những hoạt động này đã thu được nhiều kết quả và tác động tích cực. Ngồi ra, khi thực hiện một số dự án thì đồng thời trong kinh phí dự án có dành một phần để đào tạo cán bộ quản lý dự án, hay chính việc dành một mức lương cao cho các cán bộ này cũng thúc đẩy họ làm việc có hiệu quả hơn. Cơng tác phân cấp trong quản lý dự án cũng được đẩy mạnh theo các quy định của pháp luật, làm cho việc thực hiện các dự án có hệ thống hơn, tránh tình trạng chồng chéo trách nhiệm, nâng cao hiệu quả quản lý của các dự án ODA.

Thêm vào đó, trong 20 năm tham gia dự án với các đối tác, năng lực quản lí của cán bộ Việt Nam cũng đã được cọ xát và nâng cao dần. Trình độ ngoại ngữ, tin học và một số kiến thức chuyên môn cũng đã được cải thiện. Nhờ thế mà hiệu quả thực hiện các dự án ODA cũng tăng lên, giúp tạo ra

những kết quả tốt cho ngành giáo dục của Việt Nam cũng như cho toàn thể nền kinh tế xã hội.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) tăng cường vận động nguồn tài trợ vốn ODA của WB vào lĩnh vực giáo dục tiểu học ở các tỉnh vùng núi phía bắc (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)