1.1.1 .Khái niệm nguồn vốn ODA
2.1 SỰ CẦN THIẾT PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TIỂU HỌC
2.1.1 Khái quát về giáo dục và đào tạo Việt Nam
2.1.1.1 Khái niệm về giáo dục
Giáo dục (tiếng Anh: education) theo nghĩa chung là hình thức học tập
theo đó kiến thức, kỹ năng, và thói quen của một nhóm người được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua giảng dạy, đào tạo, hay nghiên cứu. Giáo dục thường diễn ra dưới sự hướng dẫn của người khác, nhưng cũng có thể thơng qua tự học.[1] Bất cứ trải nghiệm nào có ảnh hưởng đáng kể lên cách mà người ta suy nghĩ, cảm nhận, hay hành động đều có thể được xem là có tính giáo dục. Giáo dục thường được chia thành các giai đoạn như giáo dục tuổi ấu thơ, giáo dục tiểu học, giáo dục trung học, và giáo dục đại học.
Về mặt từ nguyên, "education" trong tiếng Anh có gốc La- tinh ēducātiō ("nuôi dưỡng, nuôi dạy") gồm ēdūcō ("tôi giáo dục, tôi đào tạo"), liên quan đến từ đồng âm ēdūcō ("tôi tiến tới, tôi lấy ra; tôi đứng dậy").
[2] Trong tiếng Việt, "giáo" có nghĩa là dạy, "dục" có nghĩa là ni (khơng dùng một mình); "giáo dục" là "dạy dỗ gây ni đủ cả trí-dục, đức-dục, thể- dục."[3]
Quyền giáo dục được nhiều chính phủ thừa nhận. Ở cấp độ toàn cầu, Điều 13 của Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa (1966) của Liên Hiệp Quốc cơng nhận quyền giáo dục của tất cả mọi người.[4] Mặc dù ở hầu hết các nước giáo dục có tính chất bắt buộc cho đến
một độ tuổi nhất định, việc đến trường thường khơng bắt buộc; một số ít các bậc cha mẹ chọn cho con cái học ở nhà, học trực tuyến, hay những hình thức tương tự. (Theo Wikipedia)
Theo luật giáo dục Việt Nam:
Hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:
Giáo dục mầm non
Giáo dục mầm non thực hiện việc ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi.
Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một.
Giáo dục phổ thông
a) Giáo dục tiểu học được thực hiện trong năm năm học, từ lớp một đến lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một là sáu tuổi;
b) Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong bốn năm học, từ lớp sáu đến lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hồn thành chương trình tiểu học, có tuổi là mười một tuổi;
c) Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong ba năm học, từ lớp mười đến lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, có tuổi là mười lăm tuổi.
Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển tồn diện
về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu
cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.
Giáo dục trung học cơ sở nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển
những kết quả của giáo dục tiểu học; có học vấn phổ thơng ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.
Giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển
những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thơng và có những hiểu biết thơng thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.
Giáo dục nghề nghiệp
a.Trung cấp chuyên nghiệp được thực hiện từ ba đến bốn năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, từ một đến hai năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông;
b.Dạy nghề được thực hiện dưới một năm đối với đào tạo nghề trình độ sơ cấp, từ một đến ba năm đối với đào tạo nghề trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.
Giáo dục đại học
a. Đào tạo trình độ cao đẳng được thực hiện từ hai đến ba năm học tùy theo ngành nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp; từ một năm rưỡi đến hai năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng chuyên ngành;
b. Đào tạo trình độ đại học được thực hiện từ bốn đến sáu năm học tùy theo ngành nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thơng hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp; từ hai năm rưỡi đến bốn năm học đối
với người có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng chuyên ngành; từ một năm rưỡi đến hai năm học đối với người có bằng tốt nghiệp cao đẳng cùng chuyên ngành;
c. Đào tạo trình độ thạc sĩ được thực hiện từ một đến hai năm học đối với người có bằng tốt nghiệp đại học;
d. Đào tạo trình độ tiến sĩ được thực hiện trong bốn năm học đối với người có bằng tốt nghiệp đại học, từ hai đến ba năm học đối với người có bằng thạc sĩ. Trong trường hợp đặc biệt, thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ có thể được kéo dài theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể việc đào tạo trình độ tương đương với trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ ở một số ngành chuyên môn đặc biệt.
Giáo dục thường xuyên
Giáo dục thường xuyên giúp mọi người vừa làm vừa học, học liên tục, học suốt đời nhằm hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ để cải thiện chất lượng cuộc sống, tìm việc làm, tự tạo việc làm và thích nghi với đời sống xã hội.
Nhà nước có chính sách phát triển giáo dục thường xuyên, thực hiện giáo dục cho mọi người, xây dựng xã hội học tập.
2.1.1.2 Vai trò của ngành giáo dục & đào tạo đối với đất nước
Có thể thấy rằng, giáo dục có một vai trị rất quan trọng đối với vận mệnh của đất nước. Trải qua bao thập kỷ, Đảng và Nhà nước ta luôn xem giáo dục là quốc sách hàng đầu. Điều đó có nghĩa là sự nghiệp giáo dục và chính sách giáo dục có tầm quan trọng hàng đầu, các cơ quan có thẩm quyền và mọi người, mọi tầng lớp nhân dân trong cả nước đều phải coi trọng như vậy và phải làm đúng như vậy.
dung vừa chiến lược, vừa cấp thiết. Trước yêu cầu của giai đoạn phát triển mới của đất nước, Việt Nam đang cần một quyết sách toàn diện, căn bản, xứng tầm với lĩnh vực quan trọng hàng đầu này. Đây là sứ mệnh thiêng liêng, đồng thời cũng vô cùng nặng nề để Việt Nam bước vào hàng ngũ các nước phát triển.
Giáo dục đào tạo đóng vai trị quan trọng là nhân tố chìa khóa, là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Không chỉ ở Việt Nam mà ở hầu hết các quốc gia khác trên thế giới, các chính phủ đều coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Vậy tại sao giáo dục đào tạo lại có tầm quan trọng đến chiến lược phát triển đất nước như vây? Chúng ta đều biết bởi vì: Giáo dục đào tạo là điều kiện tiên quyết góp phần phát triển kinh tế; Giáo dục đào tạo góp phần ổn định chính trị xã hội và trên hết giáo dục đào tạo góp phần nâng cao chỉ số phát triển con người.
Giáo dục- đào tạo khơng chỉ có vai trị quan trọng trên lĩnh vực sản xuất vật chất mà cịn là cơ sở để hình thành nền văn hố tinh thần của chủ nghĩa xã hội. Giáo dục có tác động vơ cùng to lớn trong việc truyền bá hệ tư tưởng chính trị xã hội chủ nghĩa, xây dựng ý thức pháp quyền và ý thức đạo đức, xây dựng nền văn hố, văn học nghệ thuật, góp phần cơ bản vào việc hình thành lối sống mới, nhân cách mới của toàn bộ xã hội. Đảng ta đã chỉ rõ: “Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là nhằm xây dựng con người và thế hệ thiết tha, gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường, xây dựng và bảo vệ tổ quốc; thực hiện sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc là những người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội ”
Một nền giáo dục kém sẽ không thể đào tạo được nguồn nhân lực chất lượng cao. Và hẳn nhiên, nếu thiếu nhân lực tốt, thì Việt Nam sẽ tụt hậu,
khơng thể phát triển được trong một thế giới đang biến đổi từng ngày, nhất là khi khoa học - cơng nghệ đang có những bước phát triển vượt bậc. Vì thế, khơng chỉ để có một nền giáo dục tốt, với chương trình, sách giáo khoa tối ưu, hay một kỳ thi đánh giá đúng chất lượng học sinh, nhằm khuyến khích cả thầy và trị tham gia dạy tốt, học tốt… trong bối cảnh hiện nay, giáo dục Việt Nam cịn cần phải tính đến chuyện hịa nhập với các trường học chất lượng đẳng cấp quốc tế. Con số 1,75 tỷ USD chi cho du học tự túc trong năm 2014, tương đương 1% GDP, rõ ràng rất có ý nghĩa.
Xu hướng xã hội hóa giáo dục đã được đẩy mạnh trong thời gian gần đây. Nhiều nhà đầu tư trong nước và nước ngoài cũng đã đầu tư phát triển dự án trường học ở các cấp học khác nhau và nhận được sự quan tâm lớn của xã hội. Đây là xu hướng cần được tiếp tục được đẩy mạnh, để cùng với hệ thống giáo dục - đào tạo công lập, hệ thống này sẽ góp phần quan trọng vào đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục- đào tạo tại Việt Nam.
Ngày nay, cả nhân loại đang bước vào thế kỷ XXI - thế kỷ của trí tuệ, của nền kinh tế tri thức, vấn đề con người đã được đặt ra ở tầm cao mới, coi con người là vốn quý nhất, coi sự phát triển nguồn nhân lực con người là cuộc cách mạng trong bối cảnh thế giới đang biến động mạnh mẽ, cùng hợp tác, cùng cạnh tranh. Nguồn lực con người là số dân và chất lượng con người, bao gồm cả thể chất và tinh thần, sức khỏe và trí tuệ, năng lực và phẩm chất. Vì vậy, chúng ta phải tập trung chăm sóc, bồi dưỡng, đào tạo, phát huy sức mạnh của con người Việt Nam thành lực lượng lao động xã hội, lực lượng sản xuất đủ bản lĩnh và kỹ năng nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước, đủ sức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sức mạnh của con người và các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam, kể cả kiều bào ta ở nước ngoài phải thể hiện thành sức mạnh của đội ngũ nhân lực, trong đó có bộ phận nhân tài, trên nền
2.1.2 Giáo dục tiểu học và thực trạng hiện nay.
2.1.2.1 Khái niệm giáo dục tiểu học
Giáo dục tiểu học (tiếng Anh: primary education, elementary education) là giai đoạn thứ nhất của giáo dục bắt buộc. Nó theo sau giáo dục mầm non (nhà trẻ và mẫu giáo) và nắm trước giai đoạn giáo dục trung học. Đây là bậc giáo dục cho trẻ em từ lớp một (5 hoặc 6 tuổi) tới hết lớp năm (hoặc lớp sáu, tùy theo các quốc gia). Đây là bậc học quan trọng đối với sự phát triển của trẻ em, thời gian hình thành nhân cách và năng lực (trí tuệ và thể chất). Ở Việt Nam, tiểu học là bậc học cao hơn mầm non và thấp hơn trung học cơ sở. Trước đây ở miền Bắc (Việt Nam), tiểu học còn được gọi là phổ thông cơ sở cấp một. ( Theo Wikipedia)