Vai trò của giáo dục tiểu học

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) tăng cường vận động nguồn tài trợ vốn ODA của WB vào lĩnh vực giáo dục tiểu học ở các tỉnh vùng núi phía bắc (Trang 44 - 49)

1.1.1 .Khái niệm nguồn vốn ODA

2.1 SỰ CẦN THIẾT PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TIỂU HỌC

2.1.2.2 Vai trò của giáo dục tiểu học

Giúp HS hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản.

Hình thành và phát triển những cơ sở nền tảng nhân cách con người.

Sản phẩm của GDTH có giá trị cơ bản, lâu dài, có tính quyết định đối với cuộc đời mỗi con người.

Bất kì ai cũng phải sử dụng các kĩ năng nghe, nói, đọc viết và tính tốn được học ở tiểu học để sống để làm việc.

Trường tiểu học là nơi đầu tiên dạy trẻ em biết yêu gia đình, quê hương, đất nước và con người, biết đọc, biết viết biết làm tính, biết tìm hiểu tự nhiên, xã hội và con người.

2.1.2.3 Khái quát tình hình giáo dục tiểu học hiện nay.

a. Về mục tiêu Giáo dục cho Mọi người (GDCMN) trong lĩnh vực giáo dục tiểu học

Kế hoạch hành động quốc gia giáo dục cho mọi người (GDCMN) 2003- 2015 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 02/7/2003 đã xác định các mục

tiêu cụ thể cho giáo dục tiểu học như sau: (i) Tạo điều kiện tiếp cận giáo dục tiểu học có chất lượng và phù hợp với điều kiện kinh tế tới tất cả trẻ em, đặc biệt là trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em thiệt thòi và trẻ em gái; (ii) Đảm bảo tất cả trẻ em đều hồn thành chương trình đầy đủ 5 lớp của giáo dục tiểu học; (iii) Đảm bảo sự chuyển tiếp từ phát triển về lượng sang giáo dục tiểu học có chất lượng nhằm đạt được thành tích cao trong học tập, bắt đầu bằng việc áp dụng một mức chất lượng cơ bản cho trường ở tất cả các trường tiểu học.

Về cơ bản những năm qua các chỉ tiêu về kế hoạch hành động quốc gia GDCMN đều đạt được,tạo cơ hội cho nhóm đối tượng có hồn cảnh khó khăn trong xã hội được tiếp cận với giáo dục. Vào năm 2000, mục tiêu 70% (hoặc 80%) trẻ ở mỗi địa phương đã hồn thành chương trình GDTH trước 14 tuổi. Tính đến tháng 5 năm 2011 đã có 57/63 tỉnh (tp) đã hoàn thành mục tiêu 80% trẻ ở mỗi địa phương hịan thành chương trình GDTH trước 11tuổi (đạt phổ cập GDTH đúng độ tuổi).

Sau một số năm thực hiện mục tiêu, trong Đánh giá giữa thập kỷ về GDCMN đối với giáo dục tiểu học có nêu lên một số thực trạng như sau:

- Hiện nay vẫn còn một số trẻ em chưa được đến trường, trong đó ở khu vực miền núi phía Bắc, vùng duyên hải Nam Trung bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long chiếm tỉ lệ cao hơn các vùng khác.

- Các vùng sâu, vùng xa khả năng nhập học của trẻ em tuy đã có tiến bộ nhưng tỉ lệ huy động chưa cao, tình trạng này do nhiều nguyên nhân, do dân trí cịn thấp, điều kiện kinh tế có khó khăn, một số trẻ em không được đi học do phải lao động, phụ giúp gia đình, một số lượng lớn trẻ em phải lao động sớm, xa nhà, khơng có cơ hội đến trường.

- Một số trẻ em khuyết tật nặng, khơng có khả năng, điều kiện để được phát hiện sớm, can thiệp sớm để có thể tham gia học hồ nhập với trẻ bình

- Một số chỉ tiêu phải đạt được vào năm 2015 mà Chính phủ đã phê duyệt trong kế hoạch GDCMN khó có thể thực hiện được và đã trở thành thách thức cho GDTH, như :

+ HS hồn thành chương trình GDTH đạt tỷ lệ 100% ( hiện nay là 98% ở vùng khó khăn).

+ HS nhập học trong độ tuổi đạt tỷ lệ 100% ( hiện nay là 98%). + HS được học cả ngày đạt tỷ lệ 100% ( hiện nay là 35%).

+ HS được học từ 900 giờ tới 1000 giờ trong một năm (hiện nay 40% HS mới được học 750 giờ trong một năm).

+ GV được tập huấn bồi dưỡng chuyên môn 30 ngày trong một năm (hiện nay 81,2% GV mới được tập huấn 15 ngày)

Khoảng 21% (trên 4,6 triệu) hộ gia đình nghèo và cận nghèo trong cả nước sẽ gặp khơng ít khó khăn khi phải đầu tư giáo dục cho con em mình. Các hộ gia đình này cũng sẽ phải cố gắng rất cao để có tiền giải quyết những chi phí giáo dục trực tiếp và gián tiếp.

Khi xem xét khía cạnh về số lượng và chất lượng giáo dục tiểu học, ta thấy rằng: Phổ cập giáo dục và bình đẳng giới đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, việc tiếp cận giáo dục tiểu học còn những hạn chế chưa đạt yêu cầu ở một số vùng miền nhất là ở vùng có nhiều khó khăn như:

Số liệu kiểm kê MCLTT tồn quốc năm học 2009-2010 cho thấy: - Tỉ lệ học sinh 6-10 tuổi trên dân số 6-10 tuổi đạt 98,7%.

- Tỉ lệ học sinh nữ 6-10 tuổi trên dân số nữ 6-10 tuổi đạt 99,6%.

Kết quả khảo sát chất lượng mơn Tốn và Tiếng Việt lớp 5 năm 2007 cho thấy chất lựợng của học sinh tiểu học không đồng đều, cụ thể:

- Tỷ lệ học sinh dưới chuẩn môn Tiếng Việt ở các tỉnh rất khác nhau, có tỉnh chỉ có 4,2% học sinh dưới chuẩn trong khi đó ở tỉnh khác lên tới 46,6%. Nhóm 20% các tỉnh có kết quả học tập kém nhất gồm tỉnh có 29,8 % cho đến

tỉnh có 46,6% học sinh dưới chuẩn. Các tỉnh có kết quả học tập kém nhất bao gồm 5 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, 4 tỉnh Đông Bắc, 3 tỉnh Tây Bắc và 1 tỉnh Tây Nguyên.

- Tỷ lệ học sinh dưới chuẩn mơn Tốn ở các tỉnh rất khác nhau, có tỉnh chỉ có 1,8% học sinh dưới chuẩn trong khi đó ở tỉnh khác lên tới 40,9 %. Nhóm 20% các tỉnh có kết quả học tập kém nhất gồm tỉnh có 22,2 % cho đến tỉnh có 40,9 % học sinh dưới chuẩn. Các tỉnh có kết quả học tập kém nhất bao gồm 5 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, 4 tỉnh Đông Bắc, 3 tỉnh Tây Bắc và 1 tỉnh Tây Nguyên.

Việt Nam đã đạt PCGDTH vào năm 2000, tuy nhiên vẫn còn một bộ phận học sinh chưa đạt chuẩn PCGDTH. Cùng với chất lượng giáo dục không đồng đều kể trên là một thách thức lớn cho việc đổi mới giáo dục nhất là GDTH.

b. Về phương pháp dạy học (PPDH)

Trong những hội thảo gần đây của một số chuyên gia giáo dục, cán bộ nghiên cứu, cán bộ chỉ đạo ở trung ương và địa phương đã nêu ra một số bất cập trong việc đổi mới PPDH như sau:

- Trong nghiên cứu cũng như trong thực tế giảng dạy chỉ chú trọng đổi mới PHƯƠNG PHÁP DẠY CỦA THẦY mà ít chú ý tới PHƯƠNG PHÁP HỌC CỦA TRỊ.

- Chưa thốt khỏi quan điểm dạy học cũ, truyền thống, còn coi giáo viên là nhân vật trung tâm của quá trình học tập. Trong bài soạn cũng như quá trình lên lớp, giáo viên hoạt động là chính. Giáo viên giảng bài và phát vấn với học sinh theo công thức THẦY NĨI – TRỊ GHI.

- Học sinh tiếp thu bài học thụ động, trật tự lắng nghe, ghi chép và học thuộc lòng tất cả những nội dung mà giáo viên đã dạy trên lớp.

dung bắt buộc giáo viên phải theo. Kiến thức bị bó hẹp, khơng đáp ứng, khơng phù hợp với khả năng, trình độ của giáo viên và sự đa dạng vùng miền, rộng lớn của cả nước.

- Tuy có đổi mới về cách đánh giá học sinh một cách liên tục, thường xuyên trong quá trình dạy học nhưng giáo viên vẫn là áp đặt độc quyền đánh giá, chưa khuyến khích học sinh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau.

- Sử dụng công cụ chủ yếu vẫn là PHẤN TRẮNG – BẢNG ĐEN. Tổ chức học sinh ngồi học theo kiểu HỘI NGHỊ, trật tự làm theo yêu cầu khẩu lệnh của giáo viên.

c. Những vấn đề khác

. Về chương trình

Mặc dù có những ưu điểm cơ bản nhưng chương trình giáo dục tiểu học cịn có những hạn chế như sau:

- Do có một chương trình và một bộ SGK nên tạo ra sự cứng nhắc, khơng linh hoạt trong việc đáp ứng tính đa dạng của vùng miền và phù hợp với các nhóm trẻ khác nhau ở tiểu học.

- Với quan điểm quá coi trọng tính chính xác của khoa học khiến nội dung SGK có phần nặng nề, đơi khi mang tính hàn lâm và hạn chế phối hợp với các môn học khác khác nhau.

- Chưa quan tâm tới năng lực định hình và phát triển của người học, đặc biệt là tâm sinh lý lứa tuổi tiểu học.

- Cịn tồn tại tình trạng q tải về tài liệu học tập, nên khơng thốt khỏi phương thức đào tạo cổ truyền, dạy học truyền thống.

Những hạn chế trên đã tồn tại suốt cả quá trình thực hiện chương trình hiện hành (khoảng 10, 15 năm), sẽ có tác động đến việc cải tiến, đổi mới phương pháp dạy học và hạn chế chất lượng giáo dục tiểu học.

Về giáo viên và cơ sở vật chất

- Phương pháp và kỹ năng nghề của giáo viên tiểu học còn yếu. Trường sư phạm chưa theo kịp với sự đổi mới do đó chất lượng đào tạo giáo viên tiểu học chưa đáp ứng thực tế khi ra trường.

- Phòng học còn thiếu, nhất là khi tổ chức học cả ngày và mới chỉ đáp ứng khoảng 60% yêu cầu. Trang thiết bị còn thiếu và chưa đồng bộ.

Phải thay đổi và thực hiện đổi mới cách thức và nội dung tập huấn,bồi dưỡng giáo viên. Các trường sư phạm chủ động đi trước một bước trong việc đổi mới môn học Phương pháp dạy học và phối hợp với các địa phương tổ chức giáo sinh được hòa nhập thực tiễn giảng dạy ở các trường tiểu học.

Cơ sở vật chất nhà trường là điều kiện đầu vào không thể thiếu được trước khi thực hiện đổi mới giáo dục

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) tăng cường vận động nguồn tài trợ vốn ODA của WB vào lĩnh vực giáo dục tiểu học ở các tỉnh vùng núi phía bắc (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)