Sự cần thiết phát triển giáo dục tiểu học ở các tỉnh miền núi phía

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) tăng cường vận động nguồn tài trợ vốn ODA của WB vào lĩnh vực giáo dục tiểu học ở các tỉnh vùng núi phía bắc (Trang 49 - 53)

1.1.1 .Khái niệm nguồn vốn ODA

2.1 SỰ CẦN THIẾT PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TIỂU HỌC

2.1.3 Sự cần thiết phát triển giáo dục tiểu học ở các tỉnh miền núi phía

2.1.3.1 Sơ qua vài nét về miền núi phía Bắc

- Vị trí địa lý: Phía đơng giáp Vịnh Bắc Bộ, phía bắc và đơng bắc giáp các tỉnh phía nam Trung Quốc, phía tây giáp với Thượng Lào và phía nam giáp với các tỉnh đồng bằng sơng Hồng.

- Diện tích: trên 95.272 km2.

- Địa hình: Mang đặc điểm địa hình của cả miền núi và trung du. - Đơn vị hành chính: gồm 14 tỉnh và được chia làm 2 vùng Đông Bắc và Tây Bắc. Đông Bắc gồm các tỉnh: Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang. Tây Bắc gồm các tỉnh: Lào Cai, Điện Biên, Sơn La, Lai Châu và Hồ Bình.

2.1.3.2 Tình hình phát triển ở các tỉnh miền núi phía Bắc

Miền núi Việt Nam cũng như miền núi của nhiều nước khác ở châu á như Nêpal, đông bắc ấn Độ, vùng núi Burma và Thái Lan, Tây Tạng và các

ngày càng tăng về môi trường, kinh tế và xã hội. Cũng không hẳn chỉ riêng các nước đang phát triển ở châu Á mà ngay cả Mỹ, một nước giàu có vào bậc nhất thế giới thì vùng núi rộng lớn Appalachia vẫn cịn là điển hình của một nơng thơn nghèo đói, mặc dù hơn 30 năm qua là mục tiêu của hàng loạt các dự án phát triển của chính phủ, tiêu tốn hàng tỷ đơ la từ các quỹ hỗ trợ phát triển.

Đã từ lâu lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta đã giành rất nhiều ưu đãi cho công cuộc phát triển miền núi, ln ln chăm lo đến lợi ích của đồng bào các dân tộc thiểu số, không chút lơi là công tác miền núi và dân tộc, mà trái lại ngày càng quan tâm đặc biệt hơn. Điều đó được thể hiện qua hàng loạt các chỉ thị, nghị định đã được ban hành, các chương trình phát triển đã được thực hiện, tài chính đã được đầu tư nhiều tỷ đồng với mục đích tạo mọi điều kiện cho phát triển miền núi, nâng cao đời sống đồng bào các dân tộc đang sinh sống tại đây. Kết quả đạt được cho đến nay không thể là nhỏ bé; hàng đầu là về mặt chính trị, nó đã tạo nên khối đồn kết toàn dân, sự cố kết dân tộc bền vững làm nền tảng cho mọi thắng lợi.

a.Dân cư, dân số

Vùng núi Việt Nam có hơn 50 nhóm dân tộc, phân bố khơng đều, nhiều vùng có mật độ dân số cao và ngày càng tăng. Có nơi mật độ rất thấp nhưng điều kiện quá khắc nghiệt và mong manh. Sự tăng dâ số ở miền núi đang nhanh và còn tiếp tục nhanh với tốc độ trung bình 3%. Một số nhóm dân tộc cư trú ở vùng sâu, vùng xa vẫn có mức sinh thơ xấp xỉ 4% (Khổng Diễn, 1998). Điều đó phần nào do việc thi hành chương trình sinh đẻ có kế hoạch ở vùng cao gặp nhiều khó khăn, giao thơng khơng thuận lợi, trình độ dân trí thấp, chưa nhận thức được hậu quả, cũng như chưa có khả năng tiếp nhận các phương pháp mới, thậm chí những phương pháp tránh thai đơn giản

b.Cơ sở hạ tầng

Những điều kiện về tự nhiên khó khăn của miền núi phản ánh trong hệ thống giao thơng kém phát triển. Địa hình cao, dốc và bị chia cắt mạnh làm cho việc xây dựng đường sá khó khăn và tốn kém. Việc tắc đường do trượt lở đất là mối đe doạ thường xuyên, nhất là vào mùa mưa. Không phải tất cả các khu vực miền núi đều tới được bằng ơ tơ. ở Lào Cai chỉ có 56% các xã tới được bằng đường ơ tơ, cịn ở Lai Châu 59% so với trị số trung bình của Miền núi phía bắc là 82,6%

c. Học vấn

Trình độ học vấn của một vài nhóm dân tộc ở miền núi như Kinh, Tày, Mường khá cao. Các nhóm dân tộc cịn lại đang rất thấp chưa đáp ứng được với yêu cầu của sự phát triển, đặc biệt đối với những nhóm ở vùng núi xa xơi, hẻo lánh. Mặc dù nhà nước đã rất quan tâm đến sự nghiệp giáo dục này. Hiện nay, hầu như tỉnh, huyện miền núi nào cũng có các trường nội trú, có đầy đủ điều kiện và phương tiện cho con em các đồng bào dân tộc học tập. Tuy nhiên, các trường học trong thôn bản đang rất nghèo nàn, thiếu thốn. Chương trình học vẫn theo một chương trình chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong khi đó nhiều học sinh của nhiều nhóm dân tộc chưa nói sõi tiếng Việt. Các trường học ở vùng cao chưa cung cấp được cho học sinh những thông tin, kỹ năng phục vụ thiết thực cho cuộc sống hàng ngày của họ. Chưa được học nhiều về phương pháp phân tích, cách giải quyết vấn đề, đặc biệt là những kiến thức để họ có thể đưa ra những giải pháp cụ thể cho những vấn đề cụ thể của địa phương.

2.1.3.3 Tính cấp thiết phát triển giáo dục tiểu học ở các tỉnh vùng núi phía Bắc.

Tiểu học Trung du và miền núi phía Bắc Giang Cao Bằng Bắc Kạn Tun Quang Lào Cai n Bái Thái Ngun Lạng Sơn Bắc Giang Phú Thọ Ðiện Biên Lai Châu Sơn La Hồ Bình 2002 2.273 136 173 110 131 149 155 222 154 256 294 .. 130 164 199 2014 2.960 193 245 112 151 238 168 226 248 260 299 175 145 286 214

Theo cục thống kê năm 2014. Qua bảng ta thấy được tổng số trường tiểu học ở các tỉnh miền núi phía Bắc 2.960 trường chiếm 16,91% trên tổng 15.722 trường trên cả nước.

Từ 2002-2014 số trường tiểu học tăng 687 trường từ 2.273 lên 2.960 trường, tăng 24% so với năm 2002.

Tuy có sự tăng lên đáng kể về số lượng trường tiểu học tuy nhiên theo thống kê vẫn cịn 1 số lượng lớn trẻ em gia đình khó khăn khơng đến trường. Chất lượng giáo dục ở đây còn ảnh hưởng bởi cơ sở vật chất nghèo nàn, hạ tầng giao thông, kinh tế chưa phát triển…

Để giúp vùng miền núi phát triển toàn diện cần thúc đẩy phát triển trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế - xã hội, y tế, giao thông, giáo dục… Bởi giáo dục tiểu học sẽ góp phần định hình hồn thiện nhận thức của trẻ, những chủ nhân tương lai và nguồn lao động chính của các địa phương ở đây. Muốn phát triển thì phải lấy con người làm gốc. Do vậy cốt lõi của thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao trình độ văn hóa ngươi dân ở đây chính là đơng thời phát triển giáo dục đặc biệt là giáo dục tiểu học cùng với phát triển tất cả các lĩnh vực khác.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) tăng cường vận động nguồn tài trợ vốn ODA của WB vào lĩnh vực giáo dục tiểu học ở các tỉnh vùng núi phía bắc (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)