Nguồn hình thành vốn lưu động

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần cao su sao vàng (Trang 39 - 45)

Nguồn vốn lưu động của công ty bao gồm vốn lưu động thường xuyên và vốn lưu động tạm thời.

* Nguồn vốn lưu động thường xuyên:

Nguồn vốn lưu động thường xuyên là nguồn vốn ổn định có tính chất dài hạn để hình thành hay tài trợ cho tài sản lưu động thường xuyên cần thiết trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Nguồn vốn lưu động thường xuyên của doanh nghiệp tại một thời điểm có thể xác định theo cơng thức sau:

Nguồn VLĐ thường xuyên = Nguồn vốn dài hạn – Tài sản dài hạn Bảng 2.2. Bảng nguồn vốn lưu động thường xuyên

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/2011 31/12/2012 Chênh lệch Số tiền lệ(%)Tỷ 1. Vốn chủ sở hữu 213.608 251.434 37.826 17,71 2. Nợ dài hạn 26.767 14.784 (11.983) (44,77) 3. Tài sản dài hạn 183.169 146.953 (36.216) (19,77)

Nguồn VLĐ

thường xuyên

HÌNH 2.1. CƠ

CẤU TÀI SẢN, NGUỒN

VỐN NĂM 2012

Qua bảng 2.2 ta có

nguồn vốn lưu động thường xuyên của doanh nghiệp NWC > 0. Kết hợp với hình 2.1 cho thấy cơng ty đã sử dụng một phần nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho tài sản lưu động. Đây là mơ hình tài trợ rất an toàn và hợp lý. Nhận thấy rằng quy mơ vốn thường xun có xu hướng tăng lên. Cuối năm 2012 là 119,265 tỷ đồng, tăng so với đầu năm 62,059 tỷ đồng, tương ứng với tăng 108,48%. Trong đó, vốn chủ sở hữu tăng lên 37,826 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ 17,71% và nợ dài hạn giảm 11,983 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ 44,77% cho thấy một cơ cấu vốn lưu động thường xun an tồn, làm cho tình hình tài chính của cơng ty đảm bảo vững chắc hơn. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, sử dụng vốn lưu động thường xuyên để đảm bảo cho việc hình thành tài sản lưu động thì doanh nghiệp phải trả chi phí cao hơn cho việc sử dụng vốn. Do vậy, cơng ty cần phải xem xét tình hình thực tế để có quyết định phù hợp trong việc tổ chức vốn. * Nguồn vốn tạm thời: Tài sản lưu động (72,55%) Nợ ngắn hạn (50,04%) Nợ dài hạn (2,99%) Vốn chủ sở hữu (46,97%) Tài sản cố định (27,45%)

Nguồn vốn tạm thời là các nguồn vốn có tính chất ngắn hạn ( dưới một năm) doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng các u cầu có tính chất tạm thời phát sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn thường bao gồm vay ngắn hạn ngân hàng và các tổ chức tín dụng, các nợ ngắn hạn khác.

Năm 2012, nguồn vốn tạm thời của cơng ty tài trợ hồn tồn cho tài sản lưu động. Khơng xảy ra tình trạng nguồn vốn tạm thời dùng tài trợ cho tài sản cố định cho thấy một chính sách tài trợ an tồn, vững chắc. Nguồn vốn tạm thời của công ty là từ nguồn nợ ngắn hạn. Ta sẽ đi phân tích rõ hơn cơ cấu nguồn vốn tạm thời – nguồn tài trợ chủ yếu cho tài sản lưu động của công ty qua bảng sau.

Bảng 2.3. Cơ cấu nguồn vốn lưu động tạm thời của công ty năm 2012 ( Đơn vị tính: triệu đồng) NGUỒN VỐN Số đầu kỳ Số cuối kỳ Tỷ trọng % Chênh lệch Đầu kỳ Cuối kỳ Số tuyệt đối Số tương đối 1.Vay và nợ ngắn hạn 365.552 212.351 87,01 78,92 (153.201) (41,91) 2. Phải trả người bán 30.512 13.730 7,26 5,1 (16.782) (55,0) 3.Người mua trả trước 4.918 2.839 1,17 1,06 (2.079) (42,27)

4.Thuế và nộp NSNN 3.195 4.336 0,76 1,61 1.141 35,71

5. Phải trả người LĐ 4.922 23.497 1,17 8,73 18.575 377,39

6. Chi phí phải trả 5.494 7.544 1,31 2,8 2.05 37,31

Từ bảng 2.3 và hình 2.2 ta nhận thấy nguồn nợ ngắn hạn dùng tài trợ cho tài sản lưu động của doanh nghiệp năm 2012 giảm so với năm 2011. Năm 2011 nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là 420,138 tỷ đồng; đến năm 2012 chỉ còn 269,08 tỷ đồng. Như vậy nợ ngắn hạn đã giảm 151,059 tỷ đồng, tương ứng với 35,95%. Bên cạnh đó là sự tăng lên của vốn chủ sở hữu. Năm 2012, vốn chủ sở hữu của công ty đạt 251,434 tỷ đồng, tăng 37,826 tỷ so với năm 2011, ứng với tăng 17,71%. Việc giảm nợ ngắn hạn và tăng vốn chủ sở hữu giúp chi phí tài chính của cơng ty giảm mạnh. Nợ ngắn hạn giảm là hợp lí khi cơng ty thu hẹp quy mơ sản xuất trong thời buổi kinh tế khó khăn, nhiều biến động và sức cầu giảm, giá cao su thành phẩm giảm của năm 2012. Vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng lớn hơn trong nguồn tài trợ tài sản lưu động làm tăng khả năng tự chủ về tài chính của cơng ty.

Trong nguồn nợ ngắn hạn:

+ Tín dụng ngắn hạn giảm 153,201 tỷ đồng, tương ứng với 41,91%, từ 365,552 tỷ đồng năm 2011 xuống còn 212,35 tỷ đồng năm 2012. Vay nợ ngắn hạn giảm một phần do vốn chủ tăng, đồng thời cũng là do chính sách thắt chặt tín dụng của các ngân hàng thương mại. Giảm tín dụng ngắn hạn là một tín hiệu tốt đối với cơng ty. Điều này giúp cơng ty giảm chi phí sử dụng vốn, thể hiện kỷ luật trong thanh tốn, cũng như nâng cao uy tín trên thị trường.

+ Bên cạnh nguồn tín dụng ngắn hạn, cơng ty cịn tận dụng các khoản chiếm dụng nhà cung cấp và khách hàng để tăng nguồn tài trợ vốn lưu động. Đây là nguồn vốn chiếm dụng không phải trả lãi của cơng ty. Nguồn vốn này có thể giúp doanh nghiệp giải quyết bớt khó khăn trong việc tìm nguồn tài trợ.

Tuy nhiên, so với năm 2011, năm 2012 công ty lại tận dụng kém hơn các khoản chiếm dụng từ nhà cung cấp, từ khách hàng.

Khoản chiếm dụng người bán cuối năm là 30,512 tỷ đồng, giảm 55%. Nguyên nhân khách quan dẫn đến tình hình trên là do nền kinh tế khó khăn chung, việc huy động tài trợ từ vay vốn ngân hàng rất bị hạn chế, nên hầu hết các nhà cung cấp của công ty đều hạn chế việc cho cơng ty nợ tiền hàng, họ nhanh chóng thu hồi cơng nợ để nâng cao khả năng tự chủ tài chính của mình. Khoản người mua trả tiền trước cuối năm là 4,918 tỷ đồng, giảm 42,27%. Thực tế cho thấy, các khách hàng của công ty mà là các cơng ty lớn, có khả năng thanh tốn trước tiền hàng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ. Mà chủ yếu là công ty sản xuất để cung cấp cho các đại lí, các chi nhánh phục vụ nhu cầu tiêu thụ chung của người dân. Các chủ thể này thường sử dụng hình thức mua hàng và thanh tốn trực tiếp nên khoản chiếm dụng người mua của công ty trong nguồn vốn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ.

Song, thay vào lượng thụt giảm chiếm dụng từ nhà cung cấp và khách hàng, công ty lại tăng mạnh chiếm dụng người lao động. Khoản phải trả người lao động năm 2012 so với năm 2011 tăng 18,575 tỷ đồng, ứng với 377,39%. Việc công ty tăng mạnh khoản chiếm dụng này là một chính sách bất hợp lí. Đây hồn tồn chỉ là giải pháp mang tính chất tức thời, khơng phù hợp với chiến lược dài hạn. Vì nếu chiếm dụng quá lâu, sẽ tạo rủi ro nội bộ cho công ty, giảm tinh thần, năng suất lao động của cán bộ công nhân viên.

Như vậy, nguồn vốn lưu động của công ty được tài trợ bởi cả nguồn vốn lưu động thường xuyên và nguồn vốn lưu động tạm thời. Trong đó, nguồn vốn lưu động thường xuyên tăng 62,059 tỷ đồng, nguồn vốn lưu động tạm thời giảm 151,059 tỷ đồng nên làm cho tài sản lưu động của cơng ty tính đến cuối năm 2012 giảm 89 tỷ đồng, tương ứng với giảm 18,64%. Điều này là do công ty chủ động thu hẹp quy mơ sản xuất để phù hợp với tình hình kinh tế, khơng để cung vượt q xa cầu gây áp lực giảm giá sản phẩm. Nguồn vốn lưu

động tạm thời giảm, đồng thời nguồn vốn lưu động thường xuyên tăng lên cho thấy nguồn tài trợ tài sản lưu động của công ty được đảm bảo. Sử dụng mơ hình này khả năng thanh tốn và độ an tồn ở mức cao. Việc giảm các khoản nợ ngắn hạn, trung và dài hạn; tăng tỷ trọng vốn chủ sở hữu là một tín hiệu tốt, giúp cơng ty chủ động trong việc hình thành, tài trợ tài sản lưu động.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần cao su sao vàng (Trang 39 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)