Những hạn chế còn tồn tạ

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần cao su sao vàng (Trang 68 - 71)

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý và sử dụng vốn của cơng ty vẫn cịn những tồn tại nhất định.

Thứ nhất, trong nguồn tài trợ tài sản lưu động, các khoản đi chiếm dụng

khách hàng, nhà cung cấp giảm. Phải trả người bán giảm 55%, người mua trả tiền trước giảm 42,27%. Điều này cho thấy khả năng quan hệ, thỏa hiệp với các đối tác của công ty nhằm mục đích tăng nguồn vốn chiếm dụng cịn hạn chế. Trong khi đó, cơng ty vẫn phải đi vay, nợ ngắn hạn, mất chi phí lãi vay. Đặc biệt, cơng ty tăng mạnh chiếm dụng từ người lao động. Phải trả người lao động tăng 18,575 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng 377,39%. Đây là cơ cấu tài trợ bất hợp lí, chỉ là giải pháp tình thế tạm thời và không bền vững. Công ty tăng chiếm dụng các khoản nợ lương, các khoản phải trả người lao động sẽ không tạo động lực, giảm hiệu suất làm việc.

Thứ hai, tình hình cơng nợ của công ty chưa thật sự tốt. Quy mô các khoản

phải thu giảm nhưng thực tế cho thấy không phải là do công tác thu hồi nợ của công ty đạt hiệu quả cao, mà là do sản lượng hàng hóa tiêu thụ của giảm nên khoản phải thu khách hàng giảm. Nguyên vật liệu đầu vào dồi dào, giá rẻ nên trả trước người bán giảm. Kỳ thu tiền trung bình tăng lên 9,1%. So với các doanh nghiệp trong ngành vòng quay các khoản phải thu của cơng ty cịn rất thấp, chỉ đạt 13,8 ngày; trong khi đó hệ số trung bình ngành là 20 ngày. Ở cả hai thời điểm của năm 2012, vốn bị chiếm dụng của công ty đều lớn hơn vốn đi chiếm dụng. Số vốn thực chất công ty chiếm dụng được không đủ bù đắp số vốn cơng ty bị chiếm dụng, từ đó làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Điều này cho thấy cho thấy việc chưa hợp lí trong quản lý các khoản phải thu cũng như các khoản phải trả. Công ty nên chú trọng hơn tới khả năng thu hồi vốn cũng như dòng tiền để đảm bảo khả năng thanh tốn ổn định, khơng để thâm hụt vốn quá lớn.

Thứ ba, khối lượng thành phẩm tồn kho tăng 14,790 tỷ đồng, tương ứng với

tỷ lệ tăng 10,92%. Trong năm 2012, quy mô sản xuất của công ty thu hẹp, doanh thu bán hàng giảm, nhưng khối lượng thành phẩm tồn kho tăng cho thấy việc tiêu thụ sản phẩm của công ty chưa thực sự đạt hiệu quả cao. Thành phẩm tồn kho nhiều làm tăng chi phí bảo quản, kho hàng,… Tỷ trọng nguyên vật liệu giảm 34,39%, cơng cụ dụng cụ giảm 16,47%, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang giảm 51,82% trong khi đó hàng tồn kho bình quân lại tăng lên 12,183 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ 3,87%. Nguyên nhân chính là do thành phẩm tồn kho tăng. Vì vậy, vốn bị ứ đọng nhiều ở thành phẩm, giảm tốc độ luân chuyển hàng tồn kho của công ty. Như vậy, thành phẩm tồn kho chưa tiêu thụ được tăng cao có thể đánh giá cơng tác tổ chức, quản lý và sử dụng vốn thuộc bộ phận quản lý, giám sát, sử dụng vốn hàng hóa cịn chưa hiệu quả, cần điều chỉnh ngay.

Thứ tư, tuy lượng vốn bằng tiền của công ty tăng 95,88%, các hệ số thanh

tốn cuối năm có tăng so với đầu năm nhưng khơng nhiều. Đến cuối năm hệ số thanh toán nhanh chỉ đạt 0,34; hệ số thanh toán tức thời đạt 0,11 vẫn thấp so với trung bình ngành. Như vậy, việc dự trữ quá nhiều tiền mặt của công ty vẫn chưa thật sự hợp lý, tiền chưa được sử dụng một cách hiệu quả để tăng khả năng sinh lời hay vốn bằng tiền đang bị ứ đọng.

Từ các tồn tại trong từng khâu của quá trình luân chuyển đã dẫn đến tốc độ luân chuyển vốn lưu động của công ty giảm. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động năm 2012 chậm hơn so với năm 2011, thể hiện: Vòng quay vốn lưu động năm 2012 là 2,52 vòng, giảm 0,34 vòng, tương ứng với tỷ lệ 11,89%. Kỳ luân chuyển là 143,4 ngày năm 2012, tăng 17,53 ngày, tương ứng với tỷ lệ 13,93%.

Vòng quay vốn lưu động giảm, kỳ luân chuyển vốn lưu động tăng. So với trung bình ngành thì kỳ luân chuyên vốn lưu động của công ty là cao. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động của công ty giảm cho thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty giảm so với năm 2011.

Với những kết quả đạt được và những vấn đề cịn tồn tại, cơng ty cần có những biện pháp khắc phục những hạn chế trong hoạt động sản xuất kinh doanh, hướng tới tăng trưởng và phát triển bền vững, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Vì vậy trong chương 3 tiếp theo, Em xin mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty, giúp công ty khắc phục những vấn đề còn tồn tại.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐNLƯU ĐỘNG Ở CÔNG TY CỔ PHẨN CAO SU SAO VÀNG NĂM 2012

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần cao su sao vàng (Trang 68 - 71)