Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần CaosuSao Vàng

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần cao su sao vàng (Trang 62 - 66)

Như đã trình bày ở Chương I, hiệu quả sử dụng vốn lưu động được thể hiện qua các chỉ tiêu tài chính tổng hợp: Tốc độ luân chuyển vốn lưu động; Mức tiết kiệm vốn lưu động; Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động: Hệ số sinh lợi của vốn lưu động.

Để đánh giá một cách đầy đủ hơn về tình hình vốn lưu động của Cơng ty cổ phần Cao su Sao Vàng, ngồi việc tìm hiểu và phân tích thực trạng sử dụng tiền mặt, hàng tồn kho và các khoản phải thu chúng ta cần xem xét thêm một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động của cơng ty thơng qua bảng 2.9.

Do hoạt động chính của cơng ty là hoạt động sản xuất kinh doanh các mặt hàng cao su thành phẩm, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm tỷ trọng chính trong tổng doanh thu thực hiện, các hoạt động tài chính và hoạt động khác chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng doanh thu thực hiện nên ta đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng VLĐ dựa trên tổng doanh thu thuần.

Bảng 2.9. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty năm 2012

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Chênh lệch 2012-2011 Giá trị Tỉ lệ %

1. Doanh thu thuần về BH và CCDV Trđ 1.152.146 1.212.367 1.088.212 (124.155) (10,24)

2. Lợi nhuận trước thuế Trđ 17.346 3.022 60.466 54.444 1900,86

3. Lợi nhuận sau thuế Trđ 14.482 2.266 45.350 43.084 1901,32

4. Vốn lưu động bình quân Trđ 361.704 424.304 432.844 8.540 2,01

5. Vòng quay vốn lưu động Vòng 3,19 2,86 2,52 (0,34) (11,89)

6. Kỳ luân chuyển vốn lưu động Ngày 113,02 125,87 143,4 17,53 13,93

7. Mức tiết kiệm vốn lưu động Trđ 41.131 52.990 11.859 28,83

8. Hàm lượng vốn lưu động Trđ 0,31 0,35 0,4 0,05 14,29

9. Tỷ suất LNTT/VLĐ % 4,8 0,71 13,97 13,26 1867,61

10. Tỷ suất LNST/VLĐ % 4,0 0,53 10,48 9,95 1877,36

(1) Tốc độ luân chuyển vốn lưu động

Vốn lưu động bình qn qua các năm 2010 tới 2012 có xu hướng dần tăng lên. Từ mức 361,704 tỷ đồng năm 2010 đến năm 2012 là 432,844 tỷ đồng. So sánh hai năm 2011 và 2012 ta nhận thấy vốn lưu động bình quân năm 2012 tăng 8,540 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 2,01%.

Tốc độ luân chuyển vốn lưu động năm 2012 chậm hơn so với năm 2011, thể hiện: Vòng quay vốn lưu động năm 2011 là 2,86 vòng đến năm 2012 giảm xuống còn 2,52 vòng, giảm 0,34 vòng tương ứng với tỷ lệ 11,89%.

Kỳ luân chuyển tăng từ 125,87 ngày năm 2011 lên 143,4 ngày năm 2012, tăng 17,53 ngày, tương ứng với tỷ lệ 13,93%.

Vòng quay giảm, kỳ luân chuyển vốn lưu động tăng là dấu hiệu chứng tỏ quản lý, sử dụng vốn lưu động của công ty kém hiệu quả hơn so với các năm trước. Vòng quay vốn lưu động giảm là do doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ so với năm 2011 giảm 10,24%. Trong khi đó, vốn lưu động bình qn tăng 2,01%.

Số vịng quay hàng tồn kho giảm dẫn đến thời gian luân chuyển vốn lưu động tăng lên. Kỳ luân chuyển vốn lưu động năm 2012 tăng 13,93% so với năm 2011. So với trung bình ngày thì kỳ ln chun vốn lưu động của cơng ty cao.

Tốc độ luân chuyển vốn lưu động của công ty giảm cho thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty kém hơn. Nguyên nhân cũng là do lượng thành phẩm tồn kho tăng, số vốn công ty bị chiếm dụng nhiều hơn số vốn công ty đi chiếm dụng, làm cho vốn lưu động của công ty bị ứ đọng.

Qua bảng 2.9 ta thấy trong cả hai năm qua công ty đều khơng có tiết kiệm vốn lưu động.

Năm 2011, mức vốn lưu động tăng thêm so với năm 2010 là 41,131 tỷ đồng. Năm 2012, mức vốn lưu động tăng thêm so với năm 2011 là 52,990 tỷ đồng. Tỷ lệ vốn lưu động tăng thêm của năm 2012 so với năm 2011 là 28,83%.

Như vậy, do việc giảm sút vòng quay vốn lưu động, tăng thời gian luân chuyển vốn nên làm do cơng ty năm 2012 đã lãng phí một lượng vốn là 11,86 tỷ đồng. Đây là một con số đáng kể nếu so với lợi nhuận trong kỳ (tổng lợi nhuận trước thuế năm 2012 là 57,45 tỷ đồng).

( 3) Hàm lượng vốn lưu động

Để có thể tạo ra 1 đồng doanh thu thuần trong kỳ công ty phải cần tới 0,31 đồng vốn lưu động năm 2010, năm 2011 là 0,35 đồng và năm 2012 là 0,4 đồng. So với năm 2011, hàm lượng vốn lưu động tăng 0,05 đồng, tương ứng với tỷ lệ 14,29%. Có nghĩa là số vốn lưu động cơng ty phải bỏ ra để có thể đạt được một đồng doanh thu về tiêu thụ sản phẩm qua các năm là tăng. Điều này thể hiện hiệu suất hoạt động vốn lưu động giảm xuống. So về tỷ lệ là khơng lớn và nhìn chung là hàm lượng vốn lưu động của công ty vẫn ở 1 mức hợp phù hợp cho hoạt động kinh doanh. Song công ty vẫn cần thực hiện tốt công tác quản lý vốn lưu động, cần xác định nhu cầu vốn lưu động hợp lý để tránh lãng phí và đạt hiệu quả sử dụng vốn lưu động cao hơn.

( 4) Hệ số sinh lợi của vốn lưu động

Mặc dù chỉ tiêu thể hiện hiệu quả hoạt động của vốn lưu động giảm so với năm 2011 nhưng các chỉ tiêu thể hiện mức sinh lời của vốn lưu động lại tăng. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn lưu động năm 2012 của công ty là 13,97%

tăng lên 13,26%, tương ứng với tỷ lệ tăng 1867,61% so với năm 2011. Có sự gia tăng đột biến này là do tốc độ tăng của lợi nhuận trước thuế ( 1900,86%) lớn hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của số dư vốn lưu động bình qn (2,01%). Có thể nói trong năm vừa qua cơng ty đã rất thành công trong việc tăng lợi nhuận từ tiêu thụ sản phẩm với tỷ lệ tăng lên rất lớn đã làm tăng hệ số sinh lợi vốn lưu động. Đó là tín hiệu tốt của thị trường cũng như hiệu quả hoạt động của bản thân công ty, tuy sự tăng lên của số dư vốn lưu động bình quân đã kìm hãm bớt tốc độ tăng của hiệu suất sử dụng vốn lưu động song tỷ lệ này không lớn. Đây cũng là một sự cố gắng của công ty cần được ghi nhận và tiếp tục phát huy, nỗ lực hơn nữa trong việc nâng cao tốc độ luân chuyển vốn lưu động.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần cao su sao vàng (Trang 62 - 66)