Vàng năm 2012
(1) Vốn bằng tiền
Trong q trình sản xuất kinh doanh ln có một số vốn tiền tệ dự trữ nhất định để đáp ứng nhu cầu giao dịch hàng ngày như mua sắm hàng hóa, thanh tốn các khoản chi cần thiết như lương,… Mức dự trữ tiền mặt hợp lí sẽ quyết định đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
Đến 31/12/2012 vốn bằng tiền của công ty đạt 29,88 tỷ đồng, chiếm 7,69% tổng vốn lưu động, tăng 14,624 tỷ đồng so với đầu năm, tương ứng với tỷ lệ tăng 95,88%. Vốn bằng tiền tăng là do sự biến động tăng của cả hai khoản tiền mặt và tiền gửi ngân hàng.
+ Tiền mặt tại quỹ là 7,865 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 26,32%, so với đầu năm tăng 3,961 tỷ đồng, tương ứng với 101,46%.
+ Tiền gửi ngân hàng là 22,012 tỷ đồng, chiếm 73,68% tăng 10,663 tỷ đồng so với đầu năm, tương ứng với 93,96%.
Cả hai khoản tiền này tăng do quy định của cơng ty thanh tốn vào ngày cuối năm nên lượng tiền tăng mạnh. Đồng thời đến ngày 31/12/2012 các nghiệp vụ liên quan đến chi bằng tiền chưa được thực hiện là nguyên nhân lí giải số dư lớn ở khoản mục này. Tuy nhiên, nguyên nhân chính khiến tiền mặt tăng đột biến là do trước tình hình kinh tế khó khăn, cơng ty chủ động thu hẹp quy mô sản xuất, giảm lượng vốn bằng tiền dùng để mua sắm các yếu tố cơ bản cho quá trình sản xuất kinh doanh như: nguyên vật liệu, thiết bị,… Tiền không sử dụng
để mua sắm, trong năm lại chưa có danh mục đầu tư mới dẫn đến số dư tiền mặt của công ty tăng lên.
Xem xét cơ cấu vốn bằng tiền: lượng tiền gửi ngân hàng chiếm tỷ trọng nhiều hơn do việc thanh toán tiêu thụ sản phẩm chủ yếu được thực hiện qua ngân hàng. Đây là điều hợp lí trong cơ chế thanh tốn hiện nay, việc thanh toán bằng chuyển khoản sẽ giảm bớt khối lượng công việc cho nhân viên, nhanh gọn và an tồn.
Về quy mơ, lượng vốn bằng tiền lớn giúp cơng ty có thể chớp được các thời cơ, cơ hội trong kinh doanh như được nhà cung cấp chiết khấu thanh toán, dự trữ nguyên vật liệu giá rẻ,… Song nếu dự trữ tiền quá nhiều đồng nghĩa với việc để vốn chết vì khả năng sinh lời của tiền mặt bằng 0, tiền gửi ngân hàng được hưởng lãi nhưng không đáng kể. Để xem xét mức dự trữ tiền của cơng ty có hợp lí hay khơng, ta nghiên cứu hệ số khả năng thanh tốn của cơng ty qua bảng 2.5.
Bảng 2.5. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình thanh tốn của Cơng ty
Stt Chỉ tiêu ĐVT Đầu năm Cuối năm Chênh lệch
1. Hệ số thanh toán hiện thời Lần 1.14 1.44 0.3
2. Hệ số thanh toán nhanh Lần 0.29 0.34 0.05
3. Hệ số thanh toán tức thời Lần 0.04 0.11 0.07
( Nguồn BCĐKT năm 2011, 2012)
Qua số liệu ta thấy tất cả các hệ số thanh tốn của cơng ty đều có xu hướng tăng so với đầu năm, nhưng mức tăng là không đáng kể.
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời
Hệ số thanh tốn hiện thời của cơng ty lớn hơn 1. Hệ số này phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để trang trải các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số này lớn hơn 1 cho thấy cơng ty cũng có khả năng trong việc sẵn sàng thanh tốn các khoản nợ đến hạn. Trong khi quy mô tài sản ngắn hạn giảm, các hệ số thanh toán hiện thời, hệ số thanh tốn nhanh tăng lên là do cơng ty đã giảm nợ ngắn hạn đi rất nhiều.
Hệ số thanh toán nhanh
Hệ số thanh tốn nhanh của cơng ty cuối năm là 0,34 tăng so với đầu năm 0,05 cho thấy khả năng đảm bảo các khoản nợ ngắn hạn bằng lượng tài sản có tính linh hoạt cao. Trong hệ số thanh tốn nhanh đã loại trừ đi hàng tồn kho vì trong tài sản lưu động hàng tồn kho là loại tài sản có tính thanh khoản thấp hơn. Hệ số này cuối năm tăng so với đầu năm là do hàng tồn kho giảm mạnh ( giảm 60.935 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm 17,05%). Chiếm tỷ trọng lớn trong nợ ngắn hạn là các khoản phải trả cho người bán và vay ngắn hạn ngân hàng đều là các khoản nợ có tính chu kỳ và thời hạn đã tính tốn được trước.Bởi vậy trong thời gian tới, công ty chưa phải đối mặt với khoản nợ đến hạn trả lớn nên mức độ an tồn về tài chính của cơng ty vẫn được bảo đảm.
Như vậy, khả năng thanh tốn nhanh của cơng ty ở cuối kỳ đã được cải thiện tốt hơn, tuy nhiên so với trung bình ngành thì cịn thấp. Điều đó cho thấy, cơng ty cần phải chú ý hơn việc bảo đảm khả năng thanh toán.
Hệ số thanh toán tức thời cuối năm là 0,11, tăng 0.07 do khối lượng tiền và các khoản tương đương tiền của công ty cuối năm nhiều hơn. Thực tế hiện nay, các khoản phải thu chưa chắc đã dễ dàng chuyển thành tiền ngay, vẫn có thể xảy ra hiện tượng nợ nần dây dưa khơng tn theo đúng kỷ luật thanh tốn. Để loại trừ độ trễ của khoản phải thu ta cần quan tâm đến hệ số khả năng thanh toán tức thời. Đây là hệ số phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ tức thời ngay tại một thời điểm. Hệ số thanh tốn tức thời tăng giúp cho cơng ty tăng khả năng chi trả các khoản nợ đến hạn, giảm thiểu rủi ro thanh tốn.
Nhìn chung, khả năng thanh tốn của cơng ty năm 2012 tăng so với các năm trước. Cho thấy nỗ lực của công ty trong việc chi trả các khoản nợ ngắn hạn. Từ đó, tăng niềm tin của các cổ đơng, các đối tác. Tuy nhiên các hệ số thanh tốn của cơng ty so với trung bình ngành cịn thấp, cơng ty cần phải xem xét và đưa ra các biện pháp phù hợp, cải thiện khả năng thanh tốn.
Từ các phân tích trên cho thấy, quy mô tiền và các khoản tương đương tiền tăng, các hệ số thanh tốn cũng tăng so với đầu kỳ. Vì vậy, mức dự trữ tiền mặt của công ty hiện nay có khả năng đảm bảo thanh tốn nợ đến hạn, giảm thiểu rủi ro. Đồng thời tạo điều kiện cho công ty chớp được cơ hội kinh doanh tốt, tạo khả năng thu được lợi nhuận cao. Tuy nhiên, các hệ số thanh tốn vẫn đang cịn thấp so với trung bình ngành cho thấy lượng dự trữ tiền như vậy là chưa thực sự hợp lý hay vốn bằng tiền bị ứ đọng. Vì vậy, cơng ty cần quản lý chặt chẽ vốn bằng tiền để tránh thất thốt, lãng phí, cân nhắc lượng tiền phù hợp để vừa tăng khả năng sinh lời của đồng tiền vừa bảo đảm an toàn cho đồng vốn sử dụng.
Trong kinh doanh việc tồn tại các khoản phải thu là tất yếu bởi mối quan hệ chiếm dụng lẫn nhau đôi khi tạo điều kiện thuận lợi cho cả hai bên. Việc quản lý khoản phải thu từ khách hàng liên quan chặt chẽ với tiêu thụ sản phẩm. Khi doanh nghiệp mở rộng việc bán chịu hàng hóa sẽ tăng nợ phải thu. Tuy vậy, cơng ty có thể tăng được thị phần từ đó gia tăng được doanh thu bán hàng và lợi nhuận.
Các khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong tổng vốn lưu động, trong đó chủ yếu là phải thu của khách hàng.
Tính đến ngày 31/12/2012 tổng giá trị các khoản phải thu là 59,795 tỷ đồng, chiếm 15,42% trong tổng vốn lưu động, giảm 38,165 tỷ đồng, tương ứng với giảm 38,93%.
Trong đó:
+ Phải thu khách hàng cuối năm là 57,795 tỷ đồng, chiếm 96,5% trong tổng các khoản phải thu, giảm 17,493 tỷ đồng so với đầu năm, tương ứng với giảm 23,23%. Trong năm 2012, doanh thu thuần của công ty giảm 10,24%. Việc giảm doanh thu tiêu thụ kéo theo phải thu khách hàng giảm. Tốc độ giảm của phải thu khách hàng lớn hơn so với tốc độ giảm của doanh thu. Việc giảm các khoản phải thu khách hàng kéo theo việc giảm các khoản chi phí quản lý nợ, chi phí thu hồi nợ, chi phí lãi tiền vay để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động thiếu do vốn của công ty bị khách hàng chiếm dụng.
+ Khoản trích lập dự phịng nợ phải thu khó địi cuối năm là 5,046 tỷ đồng, tăng so với đầu năm 1,778 tỷ đồng, tương ứng với tăng 54,41%. Trên thực tế qua tìm hiểu cho thấy việc xuất hiện nợ khó địi khơng hồn tồn do cơng tác theo dõi, đôn đốc nợ của công ty kém mà do những nguyên nhân khách quan từ phía
con nợ. Tuy nhiên, cũng cho thấy nguy cơ không thu hồi được khoản nợ bị chiếm dụng đã phát sinh địi hỏi cơng tác quản trị nợ cần phải có các biện pháp điều chỉnh các đối tượng và nguyên nhân nợ quá hạn.
+ Trả trước cho người bán là 6.079 tỷ đồng, giảm so với đầu năm 18.988 tỷ đồng, tương ứng với giảm 75,75%. Trả trước cho người bán giảm mạnh là hợp lí và hồn tồn phù hợp với tình hình chung. Nguyên nhân là do, năm 2012 quy mô sản xuất công ty thu hẹp, dẫn đến việc mua sắm nguyên vật liệu đầu vào giảm. Bên cạnh đó, năm 2012 diện tích trồng và sản lượng cao su trong nước tăng cao, cao su thiên nhiên được mùa; đồng thời sản lượng xuất khẩu cao su thiên nhiên sang các nước tiêu thụ lớn như Trung Quốc, Mỹ giảm nên giá cao su nguyên liệu giảm mạnh. Nguồn cung nguyên vật liệu dồi dào, giá lại giảm nên việc thu mua nguyên vật liệu đầu vào dễ dàng. So với các năm trước nguyên vật liệu khan hiếm, để có hàng cơng ty phải ứng trước cho người bán. Vì thế, năm 2012 trả trước cho người bán giảm đến 75,75%.
+ Các khoản phải thu khác là 1,065 tỷ, chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng vốn lưu động ( chỉ 0,27%). Cuối năm so với đầu năm tăng không đáng kể, chỉ tăng 95 triệu đồng.
Để có thể biết rõ hơn tình hình quản lý các khoản phải thu trong năm qua của công ty ta xem xét bảng số liệu 2.6 (hiệu quả quản lý các khoản phải thu)
Bảng 2.6. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý khoản phải thu
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch
Giá trị Tỷ lệ% 1.Doanh thu thuần về BH&CCDV Trđ 1.212.367 1.088.212 (124.155) (10,24)
3. Vòng quay khoản phải thu Vòng 14 13,8 ( 0,2) 1,43
4. Kỳ thu tiền trung bình Ngày 22 24 2 9,1
( Nguồn BCKQKD, BCĐKT năm 2011, năm 2012)
Chỉ tiêu vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ luân chuyển các khoản phải thu và cũng cho thấy tình hình hiệu quả của chính sách tín dụng mà cơng ty áp dụng đối với các bạn hàng. Nếu vịng thu hồi nợ của cơng ty càng nhỏ thì thời hạn thu hồi nợ càng chậm, ngược lại nếu càng cao thì doanh nghiệp được khách hàng trả nợ càng nhanh.
Qua bảng 2.6 ta thấy, vòng quay các khoản phải thu giảm từ 14 vòng xuống còn 13,8 vòng nghĩa là đã giảm 0,2 vòng so với đầu năm 2012, tỷ lệ giảm là 1,43%. Biến động của vịng quay các khoản phải thu khơng q lớn, chính vì thế kỳ thu tiền bình qn thay đổi khơng đáng kể. Kỳ thu tiền bình quân cuối năm tăng 2 ngày so với đầu năm từ 22 ngày lên 24 ngày. Các khoản phải thu giảm tuy nhiên kỳ thu tiền bình quân lại tăng so với năm 2011 là do doanh thu năm 2012 giảm. Tốc độ giảm của doanh thu lớn hơn tốc độ giảm của các khoản phải thu bình quân. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2012 giảm 124,155 tỷ đồng, tương ứng với giảm 10,24%. Trong khi đó, các khoản phải thu bình quân chỉ giảm 2,117 tỷ đồng. tương ứng với tỷ lệ 2,6%.
Vòng quay các khoản phải thu của cơng ty thấp so với trung bình ngành ( 20 ngày) cho thấy công tác thu hồi nợ của công ty chưa thật sự tốt. Khi kỳ thu tiền quá dài so với các doanh nghiệp trong ngành thì dễ dẫn đến tình trạng nợ khó địi. Tuy khơng để xuất hiện khoản nợ xấu nào cũng là nỗ lực đáng ghi nhận nhưng công ty cần quan tâm tới việc quản lý, đơn đốc thu hồi cơng nợ, có biện pháp khuyến khích khách hàng trả nợ trước hạn. Việc để khách hàng chiếm
chịu thêm chi phí lãi vay do phải huy động từ nguồn vay ngân hàng để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh.
* Xem xét tình hình chiếm dụng và bị chiếm dụng của cơng ty Bảng 2.7. Tình hình cơng nợ của Công ty năm 2012
Đơn vị tính: Triệu đồng
Các khoản phải thu Đầu năm Cuối năm Các khoản phải trả Đầu năm Cuối năm
1. Phải thu khách hàng 75.288 57.795 1. Phải trả người bán 30.512 13.730
2. Trả trước người bán 25.067 6.079 2. Người mua trả tiền trước 4.918 2.839
3. Các khoản phải thu khác 970 1.065 3.Thuế và khoản nộp NSNN 3.195 4.336
4.Các khoản phải thu Nhà nước 2.112 0 4. Phải trả người lao động 4.922 23.497
5. Phải trả phải nộp khác 991 1.547
Tổng cộng 103.437 64.939 Tổng cộng 44.538 45.949
Qua bảng 2.7 ta thấy ở cả hai thời điểm đầu năm và cuối năm số vốn công ty bị chiếm dụng đều lớn hơn số vốn công ty đi chiếm dụng. Đầu năm công nợ phải thu là 103,437 tỷ đồng, công nợ phải trả là 44,538 tỷ đồng. Cuối năm công nợ phải thu giảm cịn 64,939 tỷ đồng, cơng nợ phải trả tăng lên 45,949 tỷ đồng. Tại thời điểm cuối năm, trong mỗi đồng tài sản lưu động của công ty bị chiếm dụng 0,17 đồng và đi chiếm dụng 0,11 đồng cho thấy quan hệ tín dụng thương mại của cơng ty với các bên cịn hạn chế.
So sánh tình hình cơng nợ cho thấy, cơng ty đã có lượng vốn chiếm dụng được thấp hơn lượng tín dụng thương mại bị chiếm dụng cụ thể như sau: đầu năm các khoản bị chiếm dụng là 103,437 tỷ đồng, gấp hơn 2,3 lần số vốn đi chiếm dụng; đến cuối năm thì tỷ lệ này giảm còn 1,4 lần. Điều này cho thấy số vốn thực chất công ty chiếm dụng được không đủ bù đắp số vốn cơng ty bị chiếm dụng, từ đó làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.
Như vậy ở cả 2 thời điểm của năm 2012, vốn bị chiếm dụng của công ty đều lớn hơn vốn đi chiếm dụng với chênh lệch khoản phải phải trả với khoản phải thu có xu hướng giảm dần. Qua đó cho thấy việc chưa hợp lí trong quản lý các khoản phải thu cũng như các khoản phải trả. Công ty nên chú trọng hơn tới khả năng thu hồi vốn cũng như dòng tiền để đảm bảo khả năng thanh tốn ổn định, khơng để thâm hụt vốn q lớn.
Tóm lại, qua phân tích tình hình cơng nợ ta thấy ở năm 2011, cuối năm so với đầu năm, công nợ phải thu và công nợ phải trả của công ty đều giảm đi . Nhưng tại cả hai thời điểm, số vốn công ty bị chiếm dụng luôn lớn hơn số vốn đi chiếm dụng. Trong các khoản vốn đi chiếm dụng được không tồn tại các khoản nợ quá hạn chưa trả, không xảy ra tranh chấp giữa các bên nên tạm thời các
khoản nợ phải trả này chưa đáng lo ngại song cũng cần phải quản lý sát sao để đảm bảo khả năng thanh tốn của cơng ty và ổn định tài chính trong hoạt động kinh doanh.
Nhìn chung các khoản phải thu giảm cho thấy nỗ lực của công ty trong việc thu hồi các khoản nợ nhưng vẫn chưa thật sự hiệu quả. Do đó, kỳ thu tiền bình quân tăng nhẹ so với năm 2011, cơng ty nên có các biện pháp hữu hiệu hơn để tránh được tình trạng chiếm dụng vốn, góp phần đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn.
( 3) Hàng tồn kho
Hầu hết các doanh nghiệp đều có hàng tồn kho bởi vì tất cả các cơng đoạn mua, sản xuất và bán không diễn ra vào cùng một thời điểm. Mặt khác, cần có hàng tồn kho để duy trì khả năng hoạt động thơng suốt của dây chuyền sản xuât, các hoạt động phân phối, tránh hiện tượng gián đoạn trong quá trình sản