Phân tích hiệu quả sử dụng vốn

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại tổng công ty điện lực dầu khí việt nam (Trang 37 - 46)

1.3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lƣu động của doanh nghiệp

1.3.3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn

Khả năng sinh lời vừa là động cơ kinh doanh vừa là cơ sở để mỗi doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Tạo ra, duy trì và gia tăng khả năng sinh lời là mong muốn của tất cả các chủ thể có lợi ích gắn với doanh nghiệp. Xét về tổng thể thì khả năng sinh lời của mỗi doanh nghiệp luôn phụ thuộc vào “Thiên thời, địa lợi, nhân hịa” trong đó “Nhân hịa” là yếu tố tùy thuộc phần lớn vào hiệu lực và hiệu quả quản lý, điều hành của bản thân doanh nghiệp, là nhân tố mà doanh nghiệp có thể chủ động tạo ra và duy trì đƣợc cịn hai yếu tố cịn lại tùy thuộc rất lớn vào môi trƣờng kinh doanh. Xét cụ thể ở mỗi doanh nghiệp thì khả năng sinh lời của doanh nghiệp là kết quả tổng hợp của năng lực tổ chức, trình độ quản lý, kết quả điều hành và hiệu quả kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp trong mỗi thời kỳ. Thông tin về khả năg sinh lời của mỗi doanh nghiệp là mối quan tâm chủ yếu của hầu hết các chủ thể quản lý có liên quan với doanh nghiệp vì nớ là thơng tin quan trọng nhất cung cấp cơ sở cho các quyết định quản lý của họ. Khả năng sinh lời của doanh nghiệp là khả năng tạo ra lợi nhuận từ vốn của

Luận văn tốt nghiệp 30 Học viện Tài chính

SV: Đặng Triệu Hải Phong CQ56/09.01

doanh nghiệp. Khả năng sinh lời của doanh nghiệp đƣợc phân tích theo 2 nội dung:

- Khả năng sinh lời của vốn - Khả năng sinh lời tài chính

1.3.3.1. Phân tích khả năng sinh lời của vốn Mục đích phân tích:

Khả năng sinh lời của vốn phản ánh hiệu quả của dòng vốn đã đầu tƣ vào doanh nghiệp, phản ánh hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng tài sản hình thành sau đầu tƣ. Khả năng sinh lời của vốn cho biết năng lực tổ chức, quản lý, điều hành hoạt động của bộ máy quản trị doanh nghiệp trong việc bảo toàn và gia tăng sức sinh lời của vốn đã đầu tƣ vào kinh doanh mỗi thời kỳ nhất định.

Chỉ tiêu phân tích:

Khả năng sinh lời của vốn kinh doanh đƣợc phản ánh thông qua 2 chỉ tiêu: Hệ số sinh lời cơ bản của vốn kinh doanh (BEP) và Hệ số sinh lời ròng của vốn kinh doanh (ROA)

- Hệ số sinh lời cơ bản của vốn kinh doanh (BEP): Phản ánh bình quân mỗi đồng vốn kinh doanh tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh trong mỗi thời kỳ nhất định sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, khơng tính đến ảnh hƣởng của nguồn gốc vốn kinh doanh và thuế thu nhập doanh nghiệp; hay nói cách khác chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của vốn kinh doanh khi khơng tính đến nguồn gốc hình thành của vốn kinh doanh và thuế thu nhập doanh nghiệp.

BEP =

BEP =

x

BEP = Hệ số sinh lời hđ trƣớc lãi vay và thuế

x Hiệu suất sử dụng VKD

Luận văn tốt nghiệp 31 Học viện Tài chính

SV: Đặng Triệu Hải Phong CQ56/09.01

(Hđ là hệ số đầu tƣ ngắn hạn; SVlđ là số vòng luân chuyển vốn lƣu động; Hhđ là hệ số sinh lời hoạt động trƣớc lãi vay và thuế)

- Hệ số sinh lời ròng của vốn kinh doanh (ROA): Phản ánh bình quân mỗi đồng vốn kinh doanh sau mỗi thời kỳ nhất định tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Nếu chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ khả năng sinh lời ròng của vốn kinh doanh càng cao, qua đó đánh giá đƣợc trình độ tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

ROA =

ROA =

x

ROA = Hệ số sinh lời hoạt động sau thuế

x Hiệu suất sử dụng VKD

ROA = Hđ x SVlđ x ROS ROA = Hđ x SVlđ x (1 – Hcp)

Khả năng sinh lời ròng của vốn kinh doanh phụ thuộc vào hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh và khả năng sinh lời hoạt động. Thực tế hai nhân tố này luôn tồn tại bên nhau nhƣ hai mặt đối lập trong mỗi doanh nghiệp: Nếu doanh nghiệp nào đó có hiệu suất sử dụng vốn cao thì thƣờng có hệ số sinh lời hoạt động thấp và ngƣợc lại, nếu hiệu suất sử dụng vốn thấp thì hệ số sinh lời hoạt động thƣờng cao để cùng tới một kết cục là khả năng sinh lời kinh tế luôn dao động xung quanh hệ số sinh lời bình quân của thị trƣờng. Tình hình đó chịu sự tác động bởi đặc điểm ngành nghề kinh doanh và quy luật bình qn hóa lợi nhuận trong nền kinh tế thị trƣờng.

Thứ nhất, do đặc điểm ngành nghề kinh doanh chi phối: Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh thì giá trị gia tăng cấu thành vào sản phẩm thƣờng khá lớn, hệ số sinh lời hoạt động cao do chênh lệch giá bán và giá phí cao, nhƣng đồng thời doanh nghiệp này phải đầu tƣ vốn lớn, đặc biệt là vốn cố định làm cho hiệu suất sử dụng vốn thƣờng là thấp. Ngƣợc lại, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thƣơng mại, dịch vụ thì giá trị gia tăng trong sản phẩm, dịch vụ thấp nên khả năng sinh lời hoạt động thấp nhƣng doanh nghiệp này cần ít vốn đầu tƣ

Luận văn tốt nghiệp 32 Học viện Tài chính

SV: Đặng Triệu Hải Phong CQ56/09.01

hơn, đặc biệt là vốn cố định nên hiệu suất sử dụng vốn thƣờng cao hơn các doanh nghiệp sản xuất.

Thứ hai, do quy luật bình qn hóa lợi nhuận trong nền kinh tế thị trƣờng: Trong nền kinh tế thị trƣờng sự điều tiết của các quy luật kinh tế cơ bản nhƣ quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh… khiến cho các lĩnh vực, loại hình kinh doanh nào sinh lời cao hơn thì sẽ thu hút nhiều nguồn vốn và đối thủ hoạt động tham gia đầu tƣ cùng kiếm lời khiến cho khả năng sinh lời giảm dần, ngƣợc lại ở lĩnh vực nào đó khả năng sinh lời quá thấp so với mức bình quân hoặc lỗ thì sẽ khiến cho các đơn vị đang kinh doanh ở lĩnh vực nào đó sẽ giảm dần vì nhà kinh doanh phá sản hoặc vì rút vốn sang đầu tƣ ở lĩnh vực hấp dẫn hơn, đồng thời các nhà kinh doanh mới không lựa chọn đầu tƣ vào lĩnh vực đó. Tất yếu những nhà kinh doanh còn trụ lại đƣợc ở lĩnh vực đó dần sẽ tăng đƣợc khả năng sinh lời đến mức bình quân chung san bằng khả năng sinh lời chênh lệch.

Từ hai lý do chủ yếu trên khiến cho chúng ta càng yên tâm với nhận định về yếu tố “Nhân hòa” trong các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của mỗi doanh nghiệp. Khi hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh thấp hoặc hệ số sinh lời hoạt động thấp khơng có nghĩa là khả năng sinh lời của vốn kinh doanh sẽ thấp mà vấn đề còn tùy thuộc vào các biện pháp kết hợp sự tác động của các nhân tố đến khả năng sinh lời của vốn kinh doanh của các nhà quản trị tài chính doanh nghiệp, đó là: Đầu tƣ vốn, quản trị vốn, quản trị chi phí để phân bổ vốn hợp lý, tăng tốc độ luân chuyển vốn lƣu động, tăng hệ số sinh lời hoạt động bằng cách giảm hệ số chi phí.

Phƣơng pháp phân tích: Sử dụng phƣơng pháp so sánh để xác

định chênh lệch của chỉ tiêu, sử dụng phƣơng pháp thay thế liên hoàn và phƣơng pháp phân tích tính chất ảnh hƣởng của các nhân tố để làm rõ sự tác động của các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời của vốn kinh doanh.

Luận văn tốt nghiệp 33 Học viện Tài chính

SV: Đặng Triệu Hải Phong CQ56/09.01

1.3.3.2. Phân tích khả năng sinh lời tài chính Mục đích phân tích:

Khả năng sinh lời tài chính là khả năng sinh lời vốn của các chủ sở hữu. Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu phản ánh một cách tổng hợp năng lực hoạch định, thực thi các chính sách tài chính và chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp trong mỗi thời kỳ. Đây là chỉ tiêu đƣợc các chủ sở hữu và các nhà đầu tƣ quan tâm, kỳ vọng khi đầu tƣ vốn vào doanh nghiệp…

Chỉ tiêu phân tích:

Khả năng lời của vốn chủ đƣợc đánh giá thông qua các chỉ tiêu hệ số khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) và hệ số sinh lời cổ phiếu thƣờng (EPS) … các chỉ tiêu xác định nhƣ sau:

ROE = ROE = x x ROE = 1/Ht x HKD x ROS ROE = 1/Ht x Hđ x SVlđ x (1 – Hcp)

Trong đó: ROS là hệ số khả năng sinh lời hoạt động; Hđ là hệ số đầu tƣ ngắn hạn; SVlđ là số vòng quay của vốn lƣu động; Ht là hệ số tự tài trợ; Hcp là hệ số chi phí.

Chỉ tiêu này cho biết bình qn mỗi đồng vốn chủ sở hữu sử dụng trong kỳ tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Nếu hệ số sinh lời vốn chủ sở hữu càng lớn thì doanh nghiệp càng có khả năng huy động thêm vốn ở thị trƣờng tài chính để tài trợ cho hoạt động kinh doanh và ngƣợc lại. Tuy nhiên, không phải lúc nào khả năng sinh lời trên vốn chủ cao cũng thuận lợi, bởi vì có thể do tỷ trọng vốn chủ sở hữu nhỏ trong tổng quy mô vốn huy động nên doanh nghiệp đang tận dụng ƣu thế của địn bẩy tài chính để khuếch đại hệ số khả năng sinh lời của vốn chủ và khi đó mạo hiểm tài

Luận văn tốt nghiệp 34 Học viện Tài chính

SV: Đặng Triệu Hải Phong CQ56/09.01

chính cũng cao, nếu doanh nghiệp bị lỗ trong kinh doanh thì sự suy giảm của quy mô vốn chủ sở hữu sẽ xảy ra với tốc độ lớn.

Từ công thức xác định cho thấy khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu phụ thuộc vào 4 nhân tố là: Hệ số tự tài trợ (Ht), hệ số đầu tƣ ngắn hạn (Hđ), số vòng luân chuyển vốn lƣu động (SVlđ) và hệ số chi phí (Hcp). Vì vậy, để tăng khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu cần sử dụng các biện pháp chủ yếu là:

+ Xác định chính sách huy động vốn để tài trợ hợp lý

+ Xác định chính sách đầu tƣ hợp lý: Hệ số đầu tƣ ngắn hạn, hệ số đầu tƣ tài sản dài hạn trong tổng tài sản đảm bảo phù hợp với lĩnh vực ngành nghề kinh doanh và các điều kiện cụ thể khác của doanh nghiệp cũng nhƣ của môi trƣờng kinh doanh

+ Tăng tốc độ luân chuyển vốn lƣu động trên cơ sở phân bổ, quản trị từng loại vốn: Nhất là vốn bằng tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho hợp lý và đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa dịch vụ. + Tăng hệ số sinh lời hoạt động rịng bằng cách giám sát hệ số chi

phí hoạt động trong tổng luân chuyển thuần, đảm bảo doanh nghiệp đã quản lý từng loại chi phí hoạt động một cách tốt nhất. Đối với các cổ đông thƣờng và các nhà đầu tƣ tiềm năng thông tin phân tích về giá trị cổ phiếu và khả năng sinh lời của cổ phiếu là một trong những thông tin quan trọng nhất cho các quyết định đầu tƣ. Khả năng sinh lời của cổ phiếu có thể xác định thơng qua các chỉ tiêu:

- Hệ số sinh lời cổ phiếu thƣờng (EPS) EPS =

Trong đó:

Luận văn tốt nghiệp 35 Học viện Tài chính

SV: Đặng Triệu Hải Phong CQ56/09.01

Lợi nhuận = trả CP ƣu đãi

Số lƣợng cổ phiếu x ƣu đãi đang lƣu hành

Cổ tức đã công bố trên cổ phiếu ƣu đãi

Chỉ tiêu này đo lƣờng năng lực trả lãi của doanh nghiệp cho các cổ đông thƣờng là cơ sở để xác định giá trị tăng thêm của vốn cổ phần thƣờng. Các nhà đầu tƣ so sánh hệ số sinh lãi của cổ phần thƣờng với các lĩnh vực đầu tƣ khác để có thể quyết định đầu tƣ tăng thêm hay rút vốn đầu tƣ vào doanh nghiệp. Chỉ số này càng cao thì càng đƣợc đánh giá tốt vì khi đó khoản thu nhập trên mỗi cổ phiếu sẽ cao hơn. Trong việc tính tốn EPS, sẽ chính xác hơn nếu sử dụng lƣợng cổ phiếu lƣu hành bình qn trong kỳ để tính tốn vì lƣợng cổ phiếu thƣờng xuyên thay đổi theo thời gian. Tuy nhiên, thực tế ngƣời ta thƣờng hay đơn giản hóa việc tính tốn bằng cách sử dụng số cổ phiếu đang lƣu hành vào thời điểm cuối kỳ.

EPS thƣờng đƣợc các nhà đầu tƣ coi là biến số quan trọng nhất trong việc tính tốn giá cổ phiếu. Hai doanh nghiệp có thể có cùng tỷ lệ EPS nhƣng một trong hai có thể có ít cổ phần hơn tức là doanh nghiệp này sử dụng vốn hiệu quả hơn. Nếu nhƣ các yếu tố khác là cân bằng thì rõ ràng doanh nghiệp này tốt hơn doanh nghiệp còn lại. Đối với mỗi doanh nghiệp, tùy thuộc vào chính sách tài chính để lựa chọn nguồn vốn huy động thêm, nếu họ coi trọng trị số của chỉ tiêu EPS thì việc phát hành thêm cổ phiếu mới khơng phải là sự lựa chọn vì nó sẽ làm giảm EPS ngay lập tức, trong khi NP phải sau một thời gian sử dụng vốn huy động mới cỏ thể tăng tƣơng xứng. Ngồi ra, mỗi cơng ty có thể lợi dụng các kỹ thuật tính tốn để đƣa ra con số EPS hấp dẫn nên các nhà đầu tƣ cũng cần hiểu rõ cách tính của từng doanh nghiệp để đảm bảo “Chất lƣợng” của chỉ tiêu này. Tốt hơn hết là không nên dựa vào một thƣớc đo tài chính duy nhất mà nên kết hợp tham chiếu với các chỉ tiêu phân tích tài chính khác trƣớc khi ra quyết định.

Luận văn tốt nghiệp 36 Học viện Tài chính

SV: Đặng Triệu Hải Phong CQ56/09.01

D/E =

Hệ số này đo lƣờng quan hệ của cổ tức công bố chi trả cho cổ phiếu thƣờng của công ty so với khả năng sinh lãi của nó. Hệ số này càng cao thì tỷ lệ lợi nhuận giữ lại để tái dầu tƣ sẽ càng thấp hoặc ngƣợc lại. Biên độ dao động của chỉ tiêu này nằm trong khoảng (0 D/E 1). Tỷ lệ chi trả cổ tức là một chính sách tài chính quan trọng của doanh nghiệp phản ánh thái độ, quan điểm, hành động của các nhà quản trị tài chính doanh nghiệp, cổ đông hiện tại của doanh nghiệp và các nhà đầu tƣ tiềm năng.

Với các cổ đông hiện tại khi tin tƣởng vào EPS ở cả hiện tại và tƣơng lai thì họ rất vui vẻ và yên long với D/E = 0, ngƣợc lại khi tƣơng lai của chỉ tiêu EPS đen tối thì D/E = 1 sẽ khiến họ hài lịng hơn. Đồng thời, vì bản chất của lợi ích trong phạm vi hẹp là xung đột nhau nên sự thỏa mãn của cổ đông hiện hữu sẽ dẫn tới sự hoang mang, thất vọng của các nhà đầu tƣ khi D/E = 0, sự bế tắc, khó khăn trong huy động vốn cho nhà quản trị tài chính doanh nghiệp khi D/E = 1.

Luận văn tốt nghiệp 37 Học viện Tài chính

SV: Đặng Triệu Hải Phong CQ56/09.01

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lƣu động là điều quan trọng để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lƣu động tại doanh nghiệp. Chính vì vậy chƣơng 1 đã phản ánh về hiệu quả sử dụng vốn lƣu động thông qua hệ thống các chỉ tiêu tốc độ luân chuyển vốn lƣu động, hàng tồn kho, các khoản phải thu và các khả năng phản ánh khả năng sinh lời. Từ đó cho ta thấy cái nhìn chi tiết và cụ thể nhất về thực trạng sử dụng vốn lƣu động của công ty.

Luận văn tốt nghiệp 38 Học viện Tài chính

SV: Đặng Triệu Hải Phong CQ56/09.01

CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƢU ĐỘNG TẠI TỔNG CƠNG TY ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại tổng công ty điện lực dầu khí việt nam (Trang 37 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)