Hoạt động huy động vốn

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại (Trang 36 - 39)

Huy động vốn là một hoạt động được NH TMCP Cơng thương- chi nhánh Hồn Kiếm rất chú trọng, với mục tiêu đảm bảo vốn cho vay, an toàn thanh khoản, và tạo cơ sở để tăng nhanh tài sản Có, nâng cao vị thế của NH TMCP Cơng thương trong hệ thống các NHTM ở nước ta. Do đó, nhiều năm qua, các hoạt động huy động vốn từ khu vực doanh nghiệp và dân cư cũng như từ thị trường liên ngân hàng đều được NH TMCP Cơng thương- chi nhánh Hồn Kiếm khai thác triệt để.

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn năm 2009-2011 của NH TMCP Cơng thương- chi nhánh Hồn Kiếm

Đơn vị : tỷ đồng Chỉ tiêu TH 31/12/2009 TH 31/12/2010 TH 31/12/2011 Tổng nguồn vốn huy động 4.500 7.000 8.000

Cơ cấu nguồn vốn huy động

- Tiền gửi DN 3.500 5.706 5.850

- Tiền gửi dân cư 1.000 1.294 2.150

Tổng nguồn vốn mà NH TMCP Cơng thương- chi nhánh Hồn Kiếm huy động được qua các năm được thể hiện qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.1: Tổng nguồn vốn huy động năm 2009-2011 của NHCT Hoàn Kiếm

Đơn vị : tỷ đồng

Tổng nguồn vốn huy động năm 2009 đạt 4.500 tỷ đồng đạt 74% kế hoạch giao, và bằng 89% so với năm 2008. Trong đó: nguồn vốn bằng VND là 3.900 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 86,67%, nguồn vốn bằng ngoại tệ là 600 tỷ đồng, chiếm 13,33%. Cơ cấu nguồn vốn theo thời gian: tiền gửi khơng kỳ hạn chiếm 18%, tiền gửi có kỳ hạn chiếm 82%. Tiền gửi doanh nghiệp là 3.500 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 77,78%. Năm 2009, tình hình huy động vốn của các ngân hàng hết sức khó khăn do thị trường biến động: giá vàng, giá đô la, bất động sản tăng mạnh, thị trường chứng khoán biến động lớn ảnh hưởng đến tâm lý của người dân dẫn đến có sự dịch chuyển nguồn vốn nhàn rỗi từ ngân hàng sang các lĩnh vực đầu tư khác như thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản… Mặc dù, chi nhánh đã đưa ra chính sách lãi suất kịp thời, nghiên cứu triển khai các sản phẩm tiền gửi mới, tích cực chăm sóc khách hàng kết hợp các chương trình khuyến mãi tặng quà, tặng thưởng bằng tiền mặt nhưng không bù đắp kịp thời nguồn vốn giảm do trả nợ trước hạn khoản vay của bảo hiểm xã hội với lãi suất cao là 1.075 tỷ đồng. Do đó chỉ tiêu nguồn vốn của chi nhánh chưa hoàn thành kế hoạch.

Cuối năm 2010 đã cho thấy bước chuyển mình mạnh mẽ và dấu hiệu hồi sức thực sự rõ nét sau khủng hoảng tài chính. Tổng nguồn vốn đã đạt tới 7.000 tỷ đồng, bằng 155,55% so với năm 2009. Trong đó tiều gửi dân cư chiếm 1.294 tỷ đồng, đóng góp 18,4% và tiền gửi doanh nghiệp chiếm 5.706 tỷ đồng, đóng góp 81,6% trên tổng nguồn vốn huy động năm 2010.

Tuy nhiên, nhìn chung cơng tác huy động vốn vẫn gặp khó khăn do nhiều nguyên nhân. Một mặt vì để giữ thị phần, phần vì nhu cầu vốn cho hoạt động đầu tư nên các NHTM phải phát triển mạnh huy động vốn, đây là tác động tích cực nhưng càng tạo nên sự cạnh tranh hết sức sơi động và quyết liệt, thậm chí có những biểu hiện cạnh tranh ko lành mạnh giữa các NHTM trong quá trình huy động vốn. Điểm hạn chế trong cạnh tranh là các NHTM vẫn áp dụng

lãi suất là hình thức cạnh tranh chủ yếu chứ khơng phải cạnh tranh bằng chất lượng hoạt động của NH. Do lãi suất của NHCT thấp nhất nên hạn chế rất nhiều đến tăng trưởng nguồn vốn.

Đến 31/12/2011, số dư huy động vốn là 8.000 tỷ đồng tăng 14% so năm 2010 đạt 110% kế hoạch giao. Trong đó: Nguồn vốn bằng VND 6.650 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 83%; nguồn vốn bằng ngoại tệ là 1.350 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 17%. Về cơ cấu nguồn vốn: Tiền gửi huy động chiếm 88% trong đó Tiền gửi doanh nghiệp chiếm 73%, tiền gửi dân cư chiếm 27%. Năm 2011, thị trường tài chính có nhiều biến động đặc biệt là cuộc chạy đua lãi suất huy động giữa các TCTD đã bất ngờ diễn ra với nhiều hình thức khác nhau để “lách trần lãi suất huy động” gây khơng ít khó khăn trong cơng tác huy động vốn ảnh hưởng không tốt đến công tác quản trị và hiệu quả kinh doanh của NH TMCP Cơng thương VN nói chung và chi nhánh Hồn Kiếm nói riêng. Với sự bình tĩnh, nhạy bén, Ban lãnh đạo chi nhánh đã đưa ra những quyết định kịp thời trong từng thời điểm cụ thể. Xây dựng chính sách “hậu mãi” đối với khách hàng gửi tiền, đặc biệt tiền gửi dân cư…Bên cạnh chính sách khách hàng, cơng tác quản trị nội bộ được chú trọng và cải tiến. Thường xuyên tuyên truyền, phát động và giao nhiệm vụ huy động vốn đến tất cả các cán bộ, có kiểm điểm đánh giá hàng tháng, trên cơ sở đó đã phát huy nội lực của tất cả cán bộ nhân viên trong chi nhánh. Nhờ đó, nguồn vốn của chi nhánh tăng trưởng cao trong điều kiện cạnh tranh quyết liệt và gay gắt đặt biệt tiền gửi dân cư tăng 856 tỷ đồng, đưa số dư tiền gửi dân cư lên 2.150 tỷ đồng, chiếm 27% (tăng 8,5% so với đầu năm). Điều đó khẳng định uy tín và thương hiệu của chi nhánh trên địa bàn.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)