c) Hoạt động phát hành thẻ và thanh toán thẻ.
3.3.1. Đối với Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan có liên quan
* Kiến nghị với Chính phủ và các Bộ, Ngành liên quan.
- Chính phủ cần kịp thời phối hợp với các Bộ, Ngành liên quan xử lý những vấn đề pháp lý phức tạp như: Đăng ký giao dịch bảo đảm, quản lý đất đai, quy hoạch xây dựng, quyền sử dụng đất…những vấn đề vốn có tính đa ngành, liên bộ có liên quan đến xử lý rủi ro tín dụng. Chính phủ cũng cần chú trọng chủ động sự tăng cường phối hợp với ngân hàng nhà nước trong việc ban hành các văn bản hướng dẫn phù hợp để thực hiện biện pháp xử lý nợ tồn đọng và trích lập dự phịng rủi ro, qua đó tạo dựng khung pháp lý đồng bộ và có hiệu lực cao cho hoạt động phịng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng.
- Nhà nước cần chú ý phát triển đồng bộ thị trường tài chính, trong đó có thị trường mua- bán nợ, một loại thị trường mà nước ta chưa chú ý phát triển. - Cải thiện môi trường thu hút đầu tư, bao gồm cả đầu tư nước ngoài vào nền kinh tế và khu vực Ngân hàng sao cho phát triển phù hợp với cơ sở hạ tầng tài chính trong nước.
- Đề nghị các Bộ xây dựng đề án xác định hệ thống chỉ tiêu thẩm định mang tính chuẩn mực cùng các ngưỡng đánh giá cho từng ngành công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng cơ bản…làm cơ sở để so sánh, đánh giá dự án và các Bộ,
Ngành cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong việc thẩm định và phê duyệt các dự án đầu tư, nâng cao trình độ, chất lượng thẩm định dự án.
* Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước
- NHNN cần nhanh chóng triển khai hướng dẫn thực hiện một cách rõ ràng các khuôn khổ pháp lý liến quan đến an tồn tín dụng theo Luật NHNN và Luật các TCTD
- NHNN chú trọng đôn đốc và giám sát việc triển khai các chương trình xử lý nợ tồn đọng và tái cơ cấu hoạt động các NHTM theo kế hoạch đã đề ra.
- Triển khai có hiệu quả hệ thống thơng tin phịng ngừa rủi ro tín dụng cho tồn bộ hệ thống ngân hàng: Trung tâm thơng tin phịng ngừa rủi ro tín dụng (CIC) của Ngân hàng nhà nước đã đi vào hoạt động được nhiều năm nhưng chưa thật sự hiệu quả nhanh nhạy và chính xác. Do vậy các Ngân hàng chưa khai thác được nhiều thông tin qua kênh này. Để có thể phát huy được vai trị thơng tin tín dụng Ngân hàng, đề nghị trung tâm CIC khai thác nhiều nguồn thông tin về các doanh nghiệp và thường xuyên cảnh báo đối với những khách hàng có vấn đề để các Ngân hàng thương mại được biết.
- Hoàn thiện hệ thống giám sát ngân hàng theo hướng nâng cao chất lượng phân tích tài chính và hệ thống cảnh báo sớm những rủi ro tiềm ẩn trong các hoạt động tín dụng của TCTD; ban hành quy định mới về đánh giá, xếp hạng các tổ chức tín dụng. Hồn thiện mơ hình tổ chức bộ máy thanh tra Ngân hàng theo ngành dọc từ Trung ương xuống cơ sở và có sự độc lập tương đối về điều hành và hoạt động nghiệp vụ trong tổ chức bộ máy của NHNN. Xây dựng cách tiếp cận hoạt động đánh giá chất lượng quản lý rủi ro trong nội bộ các TCTD. Nâng cao năng lực giám sát của hệ thống các Chi nhánh NHNN (đào tạo CB chuyên nghiệp về nghiệp vụ giám sát đặc biệt là cán bộ giám sát tại các Chi nhánh). Cán bộ thực hiện thanh tra, giám sát phân tích được các rủi ro, đánh giá mức độ, xác định nguyên nhân rủi ro để đưa ra những cảnh
báo, kiến nghị thích hợp và kịp thời.
- Cần có một hệ thống các cơ chế chính sách quy định chặt chẽ và những tiêu chí cụ thể để đo lường từng loại rủi ro trong hoạt động của các TCTD. Các chính sách cơ chế này phải phù hợp thơng lệ quốc tế và được cụ thể hố bằng từng tiêu chí cụ thể; sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách về phịng chống rủi ro cho phù hợp với thực tiễn.
- Tiếp tục tiến hành sắp xếp lại hệ thống Ngân hàng, đẩy nhanh q trình cổ phần hóa các NHTM, đồng thời gắn liền với việc niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán để phân tán rủi ro và đổi mới cơ cấu sản phẩm dịch vụ. - Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý và triển khai mạnh hơn nữa việc sử dụng các hợp đồng phái sinh như: Credit Swap, Credit Options… để phịng ngừa rủi ro tín dụng