Một số giải pháp phịng ngừa rủi ro tín dụng 1.Xây dựng chính sách tín dụng hợp lý

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại (Trang 73 - 77)

c) Hoạt động phát hành thẻ và thanh toán thẻ.

3.2.1. Một số giải pháp phịng ngừa rủi ro tín dụng 1.Xây dựng chính sách tín dụng hợp lý

3.2.1.1.Xây dựng chính sách tín dụng hợp lý

Chính sách tín dụng mang tính chất chiến lược về hoạt động của một ngân hàng nên thường được phổ biến ở cấp quản lý. Đối với ngân hàng, chính sách tín dụng thường được phổ biến ở hội nghị giám đốc.

Xây dựng chính sách tín dụng trên cơ sở mục tiêu của NH TMCP Công thương- chi nhánh Hoàn Kiếm đồng thời phải phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội đặc thù của Hà Nội, đảm bảo cân bằng giữa mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro, đảm bảo an tồn tín dụng. Chính sách này cần được cơng bố rộng rãi cho cán bộ nhân viên, là cơ sở để cán bộ nhân viên hoạt động trong lĩnh vực tín dụng thực hiện có định hướng và chủ động trong hoạt động tác nghiệp. Chính sách tín dụng của Chi nhánh cần phải phản ánh được chính sách tín dụng của cả ngân hàng trong từng thời kỳ, đảm bảo sự quản lý thống nhất trên quan điểm tổng thể.

Xây dựng một chính sách tín dụng hợp lý và hiệu quả giúp cho hoạt động tín dụng có sự định hướng rõ ràng, phịng ngừa được những rủi ro trên cơ sở phân tích và nghiên cứu thị trường một cách đầy đủ và kỹ càng.

+ Đối với một chính sách tín dụng hợp lý, việc quy định tỷ trọng dư nợ tối đa theo ngành kinh tế và thành phần kinh tế trên tổng dư nợ là cần thiết.

Để xác định được tỷ trọng này một cách hợp lý và có cơ sở khoa học, chi nhánh cần phân tích các yếu tố:

- Là ngành đổi mới, đang phát triển hay suy thoái. - Triển vọng phát triển của ngành trong tương lai. - Mức độ cạnh tranh của ngành trên thương trường.

- Vị trí và sự phụ thuộc của ngành vào sự phát triển của nền kinh tế.

Từ những phân tích đó ngân hàng vạch ra cho mình một chiến lược kinh doanh cụ thể và tỷ trọng dư nợ tối đa đối với từng ngành. Việc xây dựng tỷ trọng dư nợ tối đa chính là ngân hàng đang hướng hoạt động của mình vào những chiến lược kinh doanh mới đã đề ra, từ đó có thể thấy bức tranh tổng quát về việc phân bổ nguồn vốn của ngân hàng vào đâu và nhiều nhất là bao nhiêu. Thực hiện quy định tỷ trọng dư nợ tối đa cũng chính là đang thực hiện phân tán rủi ro cho ngân hàng.

Đối với khách hàng: ngoài đối tượng khách hàng cá nhân cho vay tiêu

dùng nên tập trung vào đối tượng khách hàng doanh nghiệp vì đây là đối tượng hoạt động rất linh hoạt, có khả năng thích nghi cao đối với những biến động của nền kinh tế. Trong đó, tăng dần tỷ trọng tín dụng trên tổng dư nợ cho các DNNQD giảm tỷ trọng cho vay đối với các DNNN. Mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh có TSĐB. Đáp ứng nhu cầu vay vốn của các DN xuất khẩu đặc biệt là các DN xuất khẩu có nguồn thu ngoại tệ.

Chiến lược về thị trường: Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, nắm

bắt và dự đoán những diễn biến của nền kinh tế để từ đó có những bước đi phù hợp chiếm lĩnh thị trường và phát triển thị phần trên địa bàn. Chi nhánh

cần mở thêm các phòng giao dịch mới để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng đến giao dịch với chi nhánh.

Chiến lược về ngành, nghề kinh doanh: Chi nhánh thực hiện đúng theo

chức năng của một NHCT, cung cấp tín dụng phục vụ nhu cầu các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp. Tuy nhiên, hoạt động của các ngành này trên địa bàn Hà Nội là tương đối ít do đó chi nhánh cần tăng cường mở rộng tín dụng đối với các ngành có khả năng cạnh tranh cao, nhu cầu xã hội lớn, thị trường tiêu thụ chắc chắn như công nghệ thông tin, điện lực, xuất nhập khẩu…

Chính sách ưu đãi: có chính sách ưu đãi đối với khách hàng có tiền gửi lớn

và có sử dụng các dịch vụ thanh tốn của ngân hàng để khuyến khích khách hàng.

3.2.1.2.Xây dựng và thực hiện tốt chiến lược, chính sách khách hàng

Hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi ngân hàng càng phải chú trọng đến khách hàng hơn, bởi khách hàng không chỉ là cơ sở để đảm bảo mở rộng hoạt động cho ngân hàng mà nó cịn là yếu tố đặc biệt quan trọng để đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng. Do vậy trong q trình hoạt động của mình NH TMCP Cơng thương- chi nhánh Hoàn Kiếm cần nghiên cứu khách hàng để từ đó xây dựng cho mình một chiến lược khách hàng và thực hiện nó một cách đúng đắn và có hiệu quả nhất. Thơng qua đó có những thơng tin chính xác, đầy đủ, kịp thời về khách hàng của của mình, đồng thời cũng là cơ sở để mở rộng thị phần của ngân hàng. Việc tìm hiểu có thể bằng nhiều hình thức khác nhau như tìm hiểu thơng qua bạn hàng, qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua tiếp xúc với khách hàng. Từ đó có thể đánh giá và sàng lọc khách hàng có triển vọng khơng chỉ ở thời điểm nghiên cứu mà còn dùng trong tương lai.

Bên cạnh đó, ngân hàng có thể tham gia tư vấn cho khách hàng nhằm nâng cao hiệu quả kinh doah của ngân hàng. Bởi khi xuất trình giấy tờ có liên quan và các phương án sản xuất kinh doanh để vay vốn, cán bộ tín dụng cũng nên tìm hiểu trao đổi những hiểu biết của mình, tham gia đóng góp ý kiến có lợi cho khách hàng đồng thời đem lại hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

Với chiến lược chính sách khách hàng đã được xác định, Ngân hàng cần đưa ra chính sách phù hợp khơng chỉ đối với những khách hàng đã có quan hệ tín dụng với chi nhánh mà cả những khách hàng tiềm năng trong tương lai. Chính sách khách hàng cần chú ý tới:

- Quan tâm và giữ được khách hàng truyền thống, đặc biệt là khách hàng có tình hình tài chính tốt, hoạt động có hiệu quả, uy tín hiện đang có quan hệ với chi nhánh, thực hiện tốt chính sách ưu đãi khách hàng đối với từng loại dịch vụ mà khách hàng có quan hệ đang giao dịch với Ngân hàng.

- Tích cực, chủ động tìm kiếm khách hàng làm ăn có hiệu quả, vay vốn đảm bảo, trên cơ sở giao chỉ tiêu cho cán bộ tín dụng theo ngun tắc an tồn vốn và có hiệu quả, đặc biệt lựa chọn khách hàng phù hợp với điều kiện và khả năng của Ngân hàng.

- Đối với những khách hàng hoạt động không hiệu quả, Ngân hàng nên thực hiện các biện pháp giải quyết khó khăn tạm thời cho khách hàng. Nếu không thể giải quyết được khéo léo giảm dần dư nợ hiện tại, thay đổi cho vay trên cơ sở lựa chọn các dự án, phương án có nhu cầu đảm bảo được tính khả thi, nguồn trả nợ chắc chắn, đồng thời tìm biện pháp tăng tài sản bảo đảm nhằm hạn chế rủi ro mất vốn.

- Phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro tín dụng. Các nhân viên và cán bộ tín dụng thường xun có sự đánh giá xếp hạng khách hàng sẽ giúp chi nhánh quản lý các khoản tín dụng một cách hiệu quả, hạn chế được rủi ro tín dụng. Việc nắm bắt được tình hình thực tế của khách hàng sẽ sớm phát hiện các

khoản vay có dấu hiệu khơng an tồn từ đó có thể tìm ra biện pháp xử lý kịp thời tránh được những tổn thất có thể xảy ra cho chi nhánh bởi các khoản tín dụng đó. Các cán bộ tín dụng thường xun tiếp cận, nắm bắt các thông tin về khách. Nguồn thơng tin này có thể từ điều tra trực tiếp doanh nghiệp, qua các thơng tin chéo (từ khách hàng của doanh nghiệp đó), từ các cơ quan quản lý (các ban ngành, cục quản lý thuế) thậm chí cả thơng tin từ các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, cần phải đánh giá độ tin cậy của các thông tin này.

- Việc xếp hạng được thực hiện với tất cả khách hàng doanh nghiệp không phân biệt khách hàng cũ hay mới và khơng cho khách hàng biết tránh tình trạng khách hàng cung cấp thơng tin sai lệch. Q trình đánh giá phải được tiến hành thường xuyên khi có sự thay đổi về khả năng trả nợ của khách hàng phải tiến hành đánh giá lại.

Thực hiện tốt chính sách khách hàng sẽ tạo được mối quan hệ gần gũi giữa ngân hàng và khách hàng, giúp chi nhánh nắm bắt được nhu cầu của khách hàng vay vốn để có những biện pháp thích ứng kịp thời. Đồng thời pháp hiện những khó khăn trong hoạt động sử dụng vốn vay của khách hàng để tìm giải pháp giúp đỡ, hỗ trợ nhằm hạn chế những rủi ro không lường trước được.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)