Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp:

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) THỰC TRẠNG mở RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ sản PHẨM của CÔNG TY CP THƯƠNG mại và dược PHẨM ĐÔNG NAM á (Trang 27 - 33)

1.2 Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và các nhân tố ảnh hưởng đến việc

1.2.3.1 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp:

- Chính trị, luật pháp:

Ổn định chính trị là một nhân tố quan trọng để phát triển kinh tế nói chung cũng như đối với doanh nghiệp nói riêng. Chỉ trong mơi trường ổn định thì mới có định hướng chiến lược phát triển kinh doanh dài hạn từ đó mới có kế hoạch cụ thể trong việc tạo lập nguồn lực lâu dài, vững chắc cho doanh nghiệp như ; nhân sự, tài chính, cơng nghệ, phát huy được mọi nguồn nhân tài, vật lực cho phát triển sản xuất kinh doanh. Đây cũng là một yếu tố để các nhà đầu tư trong và ngoài nước quyết định thực hiện các dự án kinh tế của mình. Một cách gián tiếp, nó thúc đẩy cả cung lẫn cầu, do đó doanh nghiệp có điều kiện phát triển thị trường tiêu thụ.

Hệ thống pháp luật đồng bộ, chặt chẽ, sẽ tạo ra một hành lang pháp lý, một “sân chơi bình đẳng" cho các loại doanh nghiệp, tạo tâm lý an tâm cho

các nhà đầu tư, doanh nghiệp, khuyến khích họ tập trung được các nguồn lực phát triển sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ.

- Kinh tế:

Các chính sách kinh tế vĩ mơ là nhân tố quan trọng tác động tới sự phát triển của doanh nghiệp nói chung và thị trường tiêu thụ sản phẩm nói riêng, chính sách khuyến khích xuất khẩu - hạn chế nhập khẩu những mặt hàng trong nước sản xuất được, giúp doanh nghiệp trong nước phát triển sản xuất, giữ vững thị trường. Chính sách thuế khóa, tài chính, ngân hàng cũng đều ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực tới các doanh nghiệp. Cơ chế quản lý phù hợp là cơ sở, tiền đề cho sự phát triển của doanh nghiệp nói chung và thị trường tiêu thụ sản phẩm nói riêng. Một chính sách thuế với thuế suất hợp lý ổn định, một cơ chế tín dụng linh hoạt, phù hợp với quan hệ cung cầu tiền tệ tại thời điểm giao dịch sẽ là tác nhân kích thích doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Chính sách bảo hộ sản xuất trong nước - trước mắt sẽ có lợi cho doanh nghiệp được bảo hộ - nhưng nó cũng có mặt trái của nó nếu doanh nghiệp khơng biết tận dụng cơ hội để tự mình vươn lên vượt ra khỏi sự bảo hộ có thời hạn của Nhà nước. Chính sách khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước với những điều kiện thuận lợi, thơng thống sẽ thu hút được nhiều nguồn vốn trong và ngoài nước phát triển sản xuất kinh doanh - tuy nhiên nếu việc thực hiện không nhất quán từ Trung ương xuống địa phương hay sự thay đổi quá nhanh của chính sách và sẽ làm cho các nhà đầu tư còn tin tưởng vào cơ hội kinh doanh, chuyển hướng đầu tư thị trường khác.

- Văn hóa, xã hội:

Dân số, mức sống có quan hệ tỷ lệ thuận với tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Dân số nhiều, mức sống cao thì sức mua sẽ lớn, tổng nhu cầu cũng lớn là điều kiện để phát triển thị trường tiêu thụ, tăng thị phần của

doanh nghiệp. Tập quán, thói quen, tâm lý tiêu dùng của người dân tại mỗi vùng, mỗi quốc gia đều khác nhau, sẽ tác động tới tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Mức tiết kiệm của người Việt nam cao hơn các nước phương tây, của khu vực miền Bắc cao hơn miền Nam. Người miền bắc thích hàng tốt, bền dù đát tiền, cịn người miền Nam thì dùng hàng nào cũng được miễn là giá cả phải rẻ. Đó cũng là những yếu tố mà doanh nghiệp phải nắm được khi đưa sản phẩm ra thị trường sao cho phù hợp.

- Khách hàng

Khách hàng là những cá nhân hay tổ chức mà doanh nghiệp đang hướng các nỗ lực Marketing vào. Họ là người có điều kiện ra quyết định mua sắm. Khách hàng là đối tượng được thừa hưởng các đặc tính, chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ.

Thị trường của doanh nghiệp là tập hợp tất cả khách hàng. Có thể phân chia thị trường theo nhiều tiêu chí khác nhau:

* Theo mục đích mua sắm: có khách hàng là người tiêu dùng cuối cùng, những khách hàng trung gian, chính phủ và các tổ chức phi lợi nhuận.

Người tiêu dùng cuối cùng mua hàng hố để thoả mãn nhu cầu của chính bản thân mình; những người trung gian mua sắm sản phẩm để bán lại nhằm mục đích kiếm lợi. Các chính phủ và các tổ chức phi lợi nhuận mua hàng hoá để sản xuất, làm dịch vụ cơng cộng hoặc chuyển hàng hố, dịch vụ này cho người khác cần dùng.

* Theo thành phần kinh tế: có khách hàng cá nhân, tập thể hay doanh nghiệp nhà nước. Nguồn gốc khác nhau của đồng tiền thanh tốn và sự tiêu dùng của chính họ hay tập thể và những người khác là đặc trưng của nhóm khách hàng này.

* Căn cứ vào khối lượng hàng hố mua sắm: có thể có khách hàng mua với khối lượng lớn và khách hàng mua với khối lượng nhỏ.

* Căn cứ vào phạm vi địa lý: có khách hàng trong vùng, trong địa phương; trong nước ngoài nước (gồm cả người sản xuất, người trung gian, người tiêu dùng cuối cùng và các chính phủ).

Các khách hàng trong nước thể hiện quy mơ của thị trường nội địa; khách hàng nước ngồi thể hiện mối quan hệ đối ngoại và phạm vi của thị trường mà doanh nghiệp tham gia. Căn cứ vào tỷ trọng khối lượng sản phẩm bán trên các phạm vi khác nhau có thể đánh gia chất lượng và sự trưởng thành của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh.

* Theo mối quan hệ khách hàng với doanh nghiệp: có khách hàng truyền thống và khách hàng mới.

Khách hàng truyền thống là những khách hàng có mối quan hệ thường xuyên, liên tục với doanh nghiệp, họ có vị trí đặc biệt trong sự phát triển ổn định của doanh nghiệp. Chi phí để lơi kéo khách hàng mới cao hơn chi phí để dữ lại khách hàng quen. Vì vậy xét về mặt hiệu quả của việc giữ được khách hàng là quan trọng hơn. Chìa khố để giữ gìn được khách hàng là làm cho họ ln hài lịng và thích hơn.

- Đối thủ cạnh tranh

Trong nền kinh tế thị trường việc cạnh tranh là điều khơng tránh khỏi - nó là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, thậm chí có thể đẩy doanh nghiệp tới chỗ phá sản hoặc bị thơn tính. Việc mở rộng thị phần là mục tiêu của mọi doanh nghiệp, nó chỉ xuất hiện khi nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, hiểu rõ mạnh yếu của đối thủ cạnh tranh, để có chiến lược tiêu thụ tối ưu. Đây cũng là một yếu tố

có tính tích cực để các doanh nghiệp phải không ngừng cố gắng nâng cao chất lượng sản phẩm, hoàn thiện tổ chức quản lý, đáp ứng ngày một tốt hơn cho nhu cầu xã hội. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, việc theo dõi, nắm bắt, và nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh là công việc khơng thể thiếu được đơi khi mang tính sống cịn đối với mỗi doanh nghiệp. Sự ra đời của quá nhiều đối thủ cạnh tranh hay sự vượt trội về chất lượng, kiểu dáng, chính sách tiêu thụ của mặt hàng cạnh tranh sẽ làm cho thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp co lại, thậm chí sẽ bị mất hẳn nếu khơng có những chính sách ứng phó kịp thời. Việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, sẽ đóng vai trị đặc biệt quan trọng trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp - do vậy là công việc cần được quan tâm thích đáng và thường xuyên trong họat động kinh doanh của đơn vị.

- Nhà cung cấp:

Các nhà cung ứng các yếu tố đầu vào cho q trình sản xuất có thể chia xẻ lợi nhuận của một doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp đó có khả năng trang trải các chi phí tăng thêm cho đầu vào được cung cấp. Các nhà cung cấp có thể gây khó khăn làm cho khả năng của doanh nghiệp bị giảm trong trường hợp:

- Nguồn cung cấp mà doanh nghiệp cần chỉ có một hoặc một vài cơng ty có khả năng cung cấp.

- Loại vật tư mà nhà cung cấp bán cho doanh nghiệp là đầu vào quan trọng nhất của doanh nghiệp.

Từ các yếu tố trên thì nhà cung cấp có thể ép buộc các doanh nghiệp mua nguyên vật liệu với giá cao, khi đó chi phí sản xuất tăng lên, giá thành đơn vị sản phẩm tăng, khối lượng tiêu thụ bị giảm làm doanh nghiệp bị mất dần thị trường, lợi nhuận giảm. Để giảm bớt các ảnh hưởng xấu của các nhà cung ứng tới doanh

nghiệp, các doanh nghiệp cần tăng cường mối quan hệ tốt với nhà cung ứng, tìm và lựa chọn nguồn cung ứng chính có uy tín đồng thời nghiên cứu để tìm ra nguồn nguyên vật liệu thay thế.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) THỰC TRẠNG mở RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ sản PHẨM của CÔNG TY CP THƯƠNG mại và dược PHẨM ĐÔNG NAM á (Trang 27 - 33)