Các biện pháp được sử dụng để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) THỰC TRẠNG mở RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ sản PHẨM của CÔNG TY CP THƯƠNG mại và dược PHẨM ĐÔNG NAM á (Trang 38 - 45)

- Đa dạng hóa sản phẩm kết hợp với nâng cao chất lượng sản phẩm để phục vụ mọi đối tượng người tiêu dùng.

Xã hội ngày nay càng phát triển thì nhu cầu của con người ngày càng tăng, chu kỳ sống của sản phẩm trên thị trường ngày càng ngắn, do vậy sản phẩm ngày càng đòi hỏi phải được đổi mới theo chiều hướng phù hợp với người tiêu dùng. Quy luật dụng ích trên cơ chế thị trường chỉ ra rằng mục tiêu cuối cùng của người tiêu dùng đang ở dụng ích tối đa họ phải trả bất cứ giá nào, tránh bán hàng ở dụng ích tối thiểu vì người tiêu dùng sẽ dửng dung với hàng hóa. Do vậy tuỳ thuộc vào đặc điểm của sản phẩm mà ngành hàng nghiên cứu dụng ích tối đa và sử dụng lợi tối thiểu của các hàng hóa mà doanh nghiệp kinh doanh từ đó khơng ngừng cải tiến hàng hóa để thay đổi độ dụng ích của người tiêu dùng.

Đồng thời cũng cần có các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm mục đích kéo dài vịng đời sản phẩm và tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

- Lựa chọn các chính sách giá phù hợp với mức độ tiêu dùng của người dân.

Giá cả của sản phẩm liên quan đến nhiều yếu tố như liên quan đến sự chu chuyển của tiền tệ, lên quan đến tất cả giá trị trên tất cả các biến số vơ hình và hữu hình, đặc diểm sản phẩm, ấn tượng mua hàng, địa điểm bán hàng. Nghĩa là việc hoạch định chính sách giá của sản phẩm gắn liền với bản thân sản phẩm với phân phối chính sách thúc đẩy. Việc xây dựng chính sách giá cả có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp. Các chính sách giá thường được áp dụng:

* Chính sách giá linh hoạt:

Chính sách giá này phản ánh phương thức áp dụng mức giá đối với các đối tượng khách hàng như thế nào. Để từ đó doanh nghịêp đưa ra chính sách một giá hay chính sách giá kinh hoạt.

+ Chính sách giá linh hoạt là chính sách giá đưa ra cho khách hàng khác nhau với các mức giá khác nhau trong điều kiện tương đối giống nhau và cùng một khối lượng.

+ Chính sách một giá: là chính sách đưa ra một mức giá với tất cả khách hàng mua hàng trong cùng điều kiện tượng đối giống nhau và cùng khối lượng.

* Chính sách về giá theo chu kỳ sống của sản phẩm:

Đây là chính sách đưa ra thường để lựa chọn mức giá cho sản phẩm mới. Dựa theo điều kiện cụ thể có thể đưa ra chính sách cụ thể theo những chính sách khác nhau.

+ Chính sách giá “giới thiệu”: đây là chính sách đưa mức giá thấp bằng cách giảm tạm thời để lôi kéo sự chú ý và dùng thử của khách hàng. Chính sách này quy định một mức giá thấp trong một thời gian ngắn rồi sẽ từ từ nâng giá ngay sau thời đưa ra sản phẩm giới thiệu.

+ Chính sách giá sâm nhập: là đưa ra một mức giá thấp nhất để tiêu thụ khối lượng hàng hố lớn trên thị trường. Chính sách này quy định một mức giá thấp nhất trong thời gian dài, thường sử dụng các sản phẩm mới nhưng mang tính tương tự.

+ Chính sách giá “hớt váng”: Chính sách này thường được thực hiện trong giai đoạn mới tung sản phẩm mới tung ra thị trường. Đưa ra mức giá cao nhất, cố gắng bán ở mức cao nhất nhằm hớt phần ngon của thị trường. Chính sách này thường được áp dụng để chinh phục nhóm khách hàng khơng nhạy cảm với giá khi có sản phẩm mới độc đáo.

- Hồn thiện hệ thống kênh phân phối.

Là việc ngành hàng khống chế kênh tiêu thụ hàng hóa đến tận tay người tiêu dùng cuối cùng. Mở rộng thị trường tiêu thụ bằng cách khống chế kênh tiêu thụ có nghĩa là ngành hàng tổ chức mạng lưới tiêu thụ, kênh phân phối hàng hóa đầy đủ hồn hảo cho đến tận tay người tiêu dùng cuối cùng. Thông qua hệ thống kênh phân phối và đường dây tiêu thụ sản phẩm được quản lý chặt chẽ, thị trường sản phẩm sẽ có khả năng phát triển và đảm bảo cho người tiêu dùng sẽ nhận được những mặt hàng mới với mức giá tối ưu do ngành hàng đặt ra mà khơng phải chịu bất cứ một khoản chi phí nào khác. việc mở rộng thị trường đồng nghĩa với việc tổ chức mạng lưới tiêu thụ và kênh phân phối hàng hóa hồn hảo của ngành hàng, hệ thống tiêu thụ sản phẩm ngày càng mở rộng bao nhiêu thì khả năng mở rộng thị trường càng lớn bấy nhiêu. việc phát triển và quản lý các kênh phân phối đến tận tay người tiêu dùng cuối cùng, cùng với việc tổ chức các dịch vụ tiêu thụ đầy đủ và hoàn hảo sẽ khơng ngừng góp phần làm cho lợi ích cho chính ngành hàng mà cịn bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng, của xã hội.

- Áp dụng các chiến lược Marketing bài bản.

+ Marketing trực tiếp: thực hiện chương trình marketing trực tiếp thơng

qua các cơng cụ như: gửi thông tin qua bưu điện, qua fax, quan internet, catalog giới thiệu sản phẩm.

Marketing trực tiếp là những hoạt động xúc tiến bán hàng thông qua công cụ giao tiếp phi con người.

+ Quan hệ công chúng: là cách tạo dựng duy trì và phát triển các mối

quan hệ với các loại cơng chúng khác nhau, tạo ra hình ảnh ấn tượng tốt từ công chúng, tạo vị thế cho doanh nghiệp.

Cơng chúng có ảnh hưởng khá quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Uy tín thực sự của doanh nghiệp tồn tại trên cơ sở những gì

doanh nghiệp cung ứng cho thị trường và xã hội. Xong uy tín của doanh nghiệp cũng tồn tại trong lịng cơng chúng và từ cơng chúng. Vì vậy để tạo lập mối quan hệ giữa doanh nghiệp và công chúng là việc làm cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp.

+ Quảng cáo: là một nghệ thuật giới thiệu hàng hoá dịch vụ tới những

thị trường mục tiêu nhất định được thực hiện thông qua các phương tiện truyền thông và phải trả tiền.

Quảng cáo là một nghệ thuật giới thiệu hàng hố dịch vụ, những thơng tin do quảng cáo cung cấp không chi giới thiệu một cách thuần tuý về loại hàng hoá dịch vụ mà doanh nghiệp muốn cung cấp cho người nhận những giá trị thẩm mỹ khác, khó có thể tìm thấy qua âm thanh và sự tinh tế. Hơn nữa nghệ thuật còn thể hiện sự lơi cuốn khác hàng, có nhiều hình thức quảng cáo khác nhau như truyền hình, đài phát thanh, báo chí,... Tuy nhiên mỗi loại hình đều có những ưu nhược điểm riêng, do vậy tuỳ thuộc vào đặc thù của mỗi ngành, mỗi doanh nghiệp mà lựa chọn cho mình một hình thức phù hợp.

+ Hội chợ, triển lãm:

Hội chợ thương mại là hoạt động tập trung trong một thời gian và địa điểm nhất định, ở đó cá nhân sản xuất kinh doanh được trưng bày, giới thiệu sản phẩm của mình đến với người tiêu dùng.

Triển lãm thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại thông qua việc trưng bày hàng hoá, tài liệu về sản phẩm của doanh nghiệp.

Thông qua hội chợ triển lãm doanh nghiệp vừa quảng cáo vừa giới thiệu sản phẩm của mình tới khách hàng, đồng thời thu thập thông tin về thị trường đối thủ cạnh tranh tạo điều kiện mở rộng thị trường.

+ Các dịch vụ sau bán hàng: cơng tác chăm sóc khách hàng ngày càng được doanh nghiệp quan tâm như công tác bảo hành và sửa chữa sản phẩm.

- Nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ cán bộ công nhân viên.

Đội ngũ cán bộ cơng nhân viên cũng có vai trị rất lớn đối với hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Bởi chính hoạt động của họ cũng góp phần đêm lại chất lượng và sự phát triển cảu sản phẩm

1.4 Thực trạng tiêu thụ và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm đối với các doanh nghiệp ngành dược

Dược phẩm sản xuất trong nước chủ yếu được phân phối theo mơ hình sau

(Nguồn: Cục quản lý dược Việt Nam) Đây là mơ hình phân phối đã hình thành lâu đời nhưng vẫn được sử dụng tại các doanh nghiệp hiện nay. Trong mơ hình này có thể thấy các nhà sản xuất vẫn tự xây dựng hệ thống phân phối riêng của mình, phân phối sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng. Điều này dẫn đến tình trạng tốn kém chi phí lại khơng đầu tư chiều sâu cho quá trình huấn luyện, quản lý đội ngũ bán hàng.

Doanh nghiệp Chi nhánh Công ty kinh doanh Siêu thị, cửa hàng Bác sĩ, bệnh viện, bảo hiểm y tế Đại lý, nhà thuốc, bác sĩ, trặm y tế Khách hàng

Tại các cửa hàng, quầy thuốc, dược phẩm Việt Nam chủ yếu vẫn được cung cấp ở các quầy thuốc thuộc trạm y tế xã, quầy thuốc thuộc doanh nghiệp Nhà nước và quầy thuốc thuộc doanh nghiệp Nhà nước đã có cổ phần, tại các quầy thuốc lẻ hay các nhà thuốc tư nhân thì số lượng dược phẩm Việt Nam chiếm khoảng 60%. Giá thuốc ở các quầy thuốc cũng khác nhau.

Từ đó có thể thấy được thị trường tiêu thụ dược phẩm ở nước ta khá lớn và có tiềm năng cao để phát triển.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI VÀ DƯỢC PHẨM ĐÔNG NAM Á

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) THỰC TRẠNG mở RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ sản PHẨM của CÔNG TY CP THƯƠNG mại và dược PHẨM ĐÔNG NAM á (Trang 38 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)