Giảm và ưu đãi thuế trong lĩnh vực điện tử

Một phần của tài liệu đầu tư trực tiếp của nhật bản vào công nghiệp điện tử việt nam đến năm 2020 (2) (Trang 99 - 113)

Nhà nước đã có những biện pháp miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu nguyên liệu và máy móc đối với các dự án đầu tư lớn trong lĩnh vực CN-ĐT. Mở rộng về thời gian áp dụng và điều kiện các doanh nghiệp được áp dụng bởi vì các dự án về lĩnh vực điện tử thường có thời gian đầu tư lâu dài và các doanh nghiệp tham gia trong lĩnh vực này có qui mô đa dạng, tuy nhiên cần tập trung khuyến khích đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Cam kết thực hiện và thực hiện đúng cắt giảm thuế quan theo đúng lộ trình của Việt Nam về các linh kiện điện tử sẽ thu hút được thêm nhiều các dự án đầu tư lớn của doanh nghiệp điện tử Nhật Bản và đồng thời thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp của Nhật Bản trong lãnh thổ Việt Nam. Để một sản phẩm điện tử được xuất khẩu thì các nhà đầu tư cần phải xem xét tới các yếu tố ảnh hưởng sau đây.

Đầu tiên họ phải đạt được khả năng cạnh tranh chi phí bằng các sử dụng lợi thế so sánh của Việt Nam như: lao động siêng năng, chi phí lao động thấp. Thứ hai, các bộ phận và nguyên liệu sử dụng trong sản xuất phải có chi phí thấp, do ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam chưa phát triển, 80-90% các nguyên liệu phụ

kiện đều phải nhập khẩu. Do vậy, việc giảm chi phí nguyên liệu đầu vào là một cách tạo sức cạnh tranh cho sản phẩm. Thứ ba, là các sản phẩm phải tương đối nhỏ gọn và có giá trị cao. Thứ tư, phải có thệ thống “ hậu cần” hiệu quả để giảm các chi phí tài chính liên quan và thời gian xuất khẩu.

Chính sách thuế quan cao đối với các linh kiện bộ phận nhưng lại vừa tự do cho nhập khẩu sản phẩm nguyên chiếc trong khuôn khổ AFTA đang đặt ra cho ngành CN-ĐT gia dụng của Việt Nam trước những thách thức rất lớn. Các công ty sản xuất sản phẩm điện tử có khả năng sẽ đóng cửa nhà máy tại Việt Nam và chuyển năng lực sản xuất sang Thái Lan. Để tránh tình trạng này, Chính phủ nên khẩn cấp bãi bỏ hoặc giảm thuế quan đối với các linh kiện bộ phận để giảm giá thành sản phẩm nguyên chiếc để giữ chân các nhà đầu tư.

Các nhà đầu tư Nhật Bản sẽ được hưởng lợi rất nhiều từ những cam kết của Việt Nam trong lĩnh vực điện tử khi Việt Nam tham gia WTO và hiệp định đối tác Việt Nam- Nhật Bản. Theo cam kết của lộ trình gia nhập WTO thì mức thuế nhập khẩu bình quân của các sản phẩm công nghiệp sẽ giảm từ 16,2% xuống còn 12,4% trong vòng từ 5-7 năm. Giảm thuế nhập khẩu của 330 dòng thuế thuộc công nghệ thông tin xuống 0% sau 3-5 năm và tối đa là 7 năm sau khi gia nhập. Thuế dành cho một số sản phẩm tiêu dùng ( Tivi, điều hòa, máy giặt, tủ lạnh, quạt các loại..) giảm từ 40% xuống còn 25% sau từ 3-5 năm.

3.2.2. Tăng cường đầu tư xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là ở các khu CN/ khu CXcác khu CN/ khu CXcác khu CN/ khu CX các khu CN/ khu CX

Cơ sở hạ tầng hiện đại đóng vai trò quan trọng việc phát triển ngành công nghiệp nói chung và công nghiệp điện tử nói riêng gồm: nhà xưởng, giao thông, viễn thông và dịch vụ…Hầu hết các công ty điện tử của Nhật Bản tại Việt Nam đều là nhà máy/công ty con của các tập đoàn Nhật Bản, hoạt động dưới sự chỉ đạo và được quyết định bởi các công ty mẹ. Trước khi quyết định đầu tư vào Việt Nam, các công ty xuyên quốc gia công nghệ cao của Nhật Bản luôn quan tâm tập hợp và phân tích đầy đủ các thông tin cụ thể về thị trường họ định đầu tư. Ngoài thông tin về chính sách thì họ còn cần các thông tin không kém phần quan trọng như khoảng cách và thời gian vận chuyển từ vị trí của dự án đến sân bay và cảng

biển; nguồn cung cấp năng lượng và chất lượng; số lượng các cổng thông tin điện tử kết nối quốc tế; các cơ sở đào tạo kỹ sư, nhà quản lý, khả năng cung cấp lao động của địa phương.

Theo khảo sát của Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam, có 89,2% doanh nghiệp nước ngoài và 83% doanh nghiệp trong nước trong tổng số 376 doanh nghiệp được hỏi đều đánh giá cơ sở hạ tầng của Việt Nam ở mức kém và rất kém. Trong báo cáo năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2010 của Diễn đàn kinh tế thế giới, cơ sở hạ tầng bị xếp hạng thấp nhất trong bộ chỉ số cạnh tranh của Việt Nam.

Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) cho biết, trong 600 doanh nghiệp Nhật Bản được khảo sát thì cơ sở hạ tầng của Việt Nam vẫn là trở ngại hàng đầu khi họ quyết định đầu tư vào đây. Đa số các doanh nghiệp Nhật Bản trong lĩnh vực CN-ĐT cho rằng Việt Nam cần cải thiện hệ thống đường xá, sau đó là điện năng, bến bãi cảng biển và cuối cùng là hệ thống cấp thoát nước.

Hiện nay, Việt Nam nhận được nguồn vốn vay lớn để phát triển hạ tầng giao thông từ nhiều tổ chức như Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) và nguồn vốn ODA của Nhật Bản. Tuy nhiên việc sử dụng nguồn vốn này lại bị hạn chế bởi tính hiệu quả và nạn tham nhũng trong các công trình hạ tầng. Đây là thách thức lớn của Việt Nam và là mối quan ngại hàng đầu của các nhà tài trợ. Trong giai đoạn trước mắt, Việt Nam nên chú trọng phát triển hệ thống các đường cao tốc nối giữa các khu công nghiệp và sân bay, cảng biển. Hệ thống đường bộ xuyên quốc gia, đường bộ nối giữa Việt Nam và Thái Lan, Trung Quốc.

Đa phần các doanh nghiệp điện tử của Nhật Bản tại Việt Nam là các doanh nghiệp có qui mô vừa, lao động ít nhưng sử dụng máy móc linh kiện hiện đại để tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Họ thường đầu tư và các Khu CN- nơi có điều kiện cơ sở vật chất hoàn thiện, do vậy điều kiện quan trọng để thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp Nhật Bản là phải xây dựng và hoàn thiện các khu công nghiệp, đô thị, tiến tới quản lý thành phố nhỏ, có đầy đủ hạ tầng xã hội, khu CN gắn liền với tiểu công viên sinh thái. Vị trí của các KCN phải thuận tiện giao thông từ bến bãi đến cảng biển, chính sách khuyến khích ưu đãi đối với các doanh nghiệp Nhật Bản

đầu tư vào các KCN thuộc địa bàn khó khăn phải nhất quán, xây dựng đồng bộ hạ tầng trong và ngoài KCN…Hiện nay, mô hình xây dựng khu CN chuyên sâu được đề xuất và nhận được nhiều ý kiến ủng hộ của các nhà đầu tư Nhật Bản. Việt Nam nên tiếp tục thực hiện tốt mô hình này. Khu CN chuyên sâu có nghĩa là KCN gắn liền với các dịch vụ tiện ích gồm: hạ tầng cứng ( khu vực sản xuất,hỗ trợ sản xuất : dịch vụ kho bãi…), hạ tầng mềm (nơi cung ứng các dịch vụ với giá cả minh bạch như dịch vụ pháp lý, hải quan, logistics, dịch thuật…)

Bên cạnh đó hạ tầng viễn thông cũng cần phải được cải thiện: như giảm cước viễn thông, nâng cao anh ninh mạng…

3.2.3. Đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao

Ngành CN-ĐT là một ngành khá quan trọng, là ngành có hàm lượng chất xám cao, nên cần có một đội ngũ nguồn nhân lực xứng tầm, vì vậy nguồn nhân lực phải đi trước một bước thì ngành điện tử mới có thể phát triển.

Mặc dù Việt Nam được đánh giá là nước có nguồn lao động dồi dào, nhân công rẻ nhưng trình độ học quản lý, tay nghề của người lao động lại còn thấp. Chính phủ cần có công tác rà soát và dự báo nhu cầu sử dụng nguồn lao động trong các ngành để chủ động trong công tác đào tạo đặc biệt là các ngành toán học, máy tính, chế tạo…Tại Việt Nam, điểm yếu của một số lĩnh vực trong ngành công nghiệp thường là thiếu tài chính, nguồn lực để mua trang thiết bị hiện đại. Tuy nhiên theo quan điểm của đa số các nhà đầu tư Nhật Bản thì nguồn nhân lực chất lượng cao quan trọng hơn nhiều so với máy móc công nghệ cao. Một công ty có đội ngũ lao động tốt nhưng máy móc công nghệ ở mức độ trung bình vẫn được đánh giá cao vượt trội so với một công ty có máy móc thương hiệu cao nhưng công nhân kém lành nghề. Các chuyên gia Nhật Bản cho rằng, lắp ráp đơn giản hoặc máy móc hoạt động thường xuyên sẽ không tạo ra khả năng cạnh tranh quốc tế vì bất cứ một quốc gia nào cũng có thể làm được điều đó. Các dạng kỹ năng của người lao động trong lĩnh vực điện tử được các chuyên gia Nhật Bản đánh giá cao gồm:

•Dòng các nhà lãnh đạo, người có thể quản lý và cải thiện được toàn bộ quá trình sản xuất một nhà máy

•Kỹ sư có kinh nghiệm trong việc thiết kế, sản xuất và điều chỉnh khuôn mẫu cho hoàn hảo.

•Công nhân lắp ráp trong sản xuất tự mình lắp ráp được một sản phẩm hoàn

chỉnh hoặc đề xuất các để cải thiện thiết kế các bộ phận riêng lẻ để quá trình lắp ráp có hiệu quả.

Một thực tế rằng hiện nay các doanh nghiệp điện tử của Việt Nam và doanh nghiệp Nhật Bản chưa có bất kỳ khóa đào tạo nào về thiết kế sản phẩm điện tử và bản thân các trường Đại học ở Việt Nam cũng chưa có ngành này. Không những cần phải chú trọng trong công tác đào tạo mà chúng ta còn phải có chính sách thu hút nhân tài từ bên ngoài, có chính sách đãi ngộ riêng đối với các nhà khoa học trong và ngoài nước để tập trung nghiên cứu, chế tạo ra các sản phẩm mới.

3.2.4. Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ

Bài toán về các ngành hỗ trợ của công nghiệp điện tử đã đươc các nhà nghiên cứu kinh tế đưa ra khá lâu xong trên thực tế vẫn còn đang rất dở dang. Đại sứ Nhật, ông Mitsuo Sakaba nhận xét rằng: Hiện nay, 70-80% sản phẩm phụ trợ của các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp vẫn phải nhập khẩu, trong khi đó chi phí linh kiện chiếm 70- 90% giá thành, còn nhân công lao động chỉ chiếm dưới 10%. Ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam chưa có gì, vừa thiếu vừa yếu nhiều mặt. Đây là điều cản trở các doanh nghiệp Nhật đầu tư vào Việt Nam. Trong suốt một thời gian dài nền công nghiệp Việt Nam vẫn phát triển dựa trên khai thác tài nguyên và lao động giá rẻ chứ chưa chú ý đến hàm lượng giá trị gia tăng mà công nghiệp hỗ trợ mang lại.

Nhà nước ta đã chính thức ban hành một số văn bản nhằm đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ như: Quyết định số 34/2007/QĐ-BCN về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ giai đoạn đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 của Bộ Công Nghiệp (nay là Bộ Công Thương). Quyết định 12/2011/QĐ-TTg ngày 24/02/2011 của Thủ Tướng Chính Phủ về chính sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ. Trong những năm vừa qua, chúng ta cũng có nhiều đầu tư trọng điểm trong lĩnh vực CN-ĐT để tạo tiền đề phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ, nhưng nhìn chung vẫn còn nhiều yếu kém, manh mún và

chưa đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp điện tử trong nước. Để có thể phát triển mạnh ngành công nghiệp hỗ trợ trong thời gian tới, chúng ta cần tập trung vào một số biện pháp sau:

- Hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp hỗ trợ: Thời gian qua mặc dù chúng ta đã có những quy hoạch tổng thể với các mục tiêu chung nhưng không có đơn vị nào chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện, các mục tiêu đề ra dàn trải. Nhà nước cần phải có sự đầu tư về tài chính, công nghệ, nhân lực để từng bước hoàn thành các mục tiêu đã đề ra.

- Có các chính sách nhằm khuyến khích các nhà đầu tư đầu tư vào phát triển công nghiệp hỗ trợ: Các chính sách chính cần phải tập trung thay đổi đó là: chính sách về đất đai, Chính sách tín dụng, Chính sách thuế và Chính sách cho các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp này.

- Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trong các ngành này. Muốn đặt ra mục tiêu phát triển một ngành công nghiệp hỗ trợ mạnh và hoạt động có hiệu quả trong tương lai thì vấn đề căn bản nhất cần đặt ra đó phải là một ngành CN có thiệt bị, công nghệ tiên tiến hiện đại. Muốn vậy, chất lượng nguồn nhân lực phải không ngừng được nâng cao. Để thực hiện được điều này, ngành giáo dục và các ban ngành có liên quan phải đào tạo được những kỹ sư có đủ trình độ về kỹ thuật thực hành và thực tiễn, trang bị cho họ những kiến thức cần biết về công nghệ hiện đại; mở rộng liên kết trong đào tạo giữa các trường đại học trong nước và các trường đại học uy tín trên thế giới. Đồng thời cần có sự nâng câp cơ sở đào tạo, từ các trường đại học cho đến các trường đào tạo nghề để từng bước nâng cao chất lượng của người lao động trong tương lai. Ngoài ra, nhà nước cần dành một phần ngân sách thỏa đáng để cử người đi đào tạo nước ngoài ở những quốc gia có truyền thống phát triển ngành CN hỗ trợ nhằm tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho việc phát triển công nghiệp hỗ trợ của nước ta trong những năm tiếp theo.

- Tăng cường sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong ngành. Cần đẩy mạnh sự liên kết giữa doanh nghiệp trong nước với nhau và giữa các doanh nghiệp nước ngoài trong việc cung ứng và sản xuất các sản phẩm hỗ trợ. Cần tổ chức các buổi

hội thảo về phát triển các sản phẩm hỗ trợ của từng ngành, từng lĩnh vực; tổ chức hội chợ triển lãm về sản phẩm. Thông qua đó làm cầu nối giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài liên kết với nhau. Đây là hình thức rất hiệu quả mà thông qua đó các doanh nghiệp trong nước có thể tạo thêm bạn hàng mới, mở rộng thị trường, tiếp cận được công nghệ hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm hỗ trợ của mình. Các doanh nghiệp nước ngoài cũng qua đó giảm được giá thành sản phẩm và giảm bớt sự phụ thuộc vào thị trường nước ngoài.

- Hiện đại hóa kết cấu cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ có liên quan. Hiện đại hóa kết cấu hạ tầng là một trong những giải pháp hết sức quan trọng trong việc đẩy mạnh thu hút FDI để sản xuất sản phẩm hỗ trợ. Việc hiện đại hóa kết cấu hạ tầng sẽ góp phần giảm bớt chi phí cho các nhà đầu tư, giúp hàng hóa của họ ( linh kiện, vật tư, phụ tùng…) thuận lợi hơn trong việc lưu thông cả thị trường trong và ngoài nước.

Do nguồn vốn đầu tư nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng thường rất lớn nên Nhà nước cần lựa chọn đầu tư những dự án có thể phát huy được hiệu quả cao ngay khi đưa vào sử dụng như: xây dựng một số tuyến đường cao tốc kết nối giữa các trung tâm kinh tế trọng điểm, hiện đại hóa một số bến cảng và sân bay quan trọng, hiện đại hóa hệ thống viễn thông và nâng cấp lưới điện…Ngoài ra cũng nên khuyến khích hình thành một số KCN hợp tác với nước ngoài ở những vùng kinh tế trọng điểm… như mô hình KCN Việt Nam – Singapore để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp hỗ trợ của các nước này đầu tư tại Việt Nam.

- Nhà nước cần tổ chức bộ phận chịu trách nhiệm theo dõi, chỉ đạo việc thực hiện quy hoạch phát triển CN hỗ trợ. Bộ phận này chịu trách nhiệm theo dõi việc

Một phần của tài liệu đầu tư trực tiếp của nhật bản vào công nghiệp điện tử việt nam đến năm 2020 (2) (Trang 99 - 113)