Nhóm nhân tố liên quan đến nước tiếp nhận đầu tư

Một phần của tài liệu đầu tư trực tiếp của nhật bản vào công nghiệp điện tử việt nam đến năm 2020 (2) (Trang 35 - 43)

Thứ nhất, các khung chính sách, pháp luật liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài và các kế hoạch phát triển ngành công nghiệp điện tử ở nước tiếp nhận đầu tư đóng vai trò quyết định đối hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này. Dựa vào các qui định đó, nhà đầu tư sẽ là người quyết định hình thức đầu tư trực tiếp nào dựa trên lợi thế có sẵn của họ như độc quyền hay nội bộ hóa tài sản. Các lợi thế này sẽ giúp các chủ đầu tư khắc phục những bất lợi trong việc cạnh tranh với các nhà đầu tư khác và thậm chí là các nhà đầu tư trong nước đó.

Để giảm tối đa chi phí phát sinh và tối đa hóa lợi nhuận các nhà đầu tư cần phải dựa vào lợi thế cạnh tranh không thể bị chia sẻ của mình đối với các đối thủ cạnh tranh khác gồm: Kiến thức/Công nghệ từ các công ty mẹ; giảm chi phí nhờ quy mô và lợi thế về độc quyền tập trung vào MNC. Ngành công nghiệp điện tử rất phân tán và đa dạng không chỉ về sản phẩm mà còn về qui mô, nguồn vốn đầu tư. Nên nếu như nước tiếp nhận đầu tư có những qui định pháp luật minh bạch rõ ràng các vấn đề liên quan đến thành lập doanh nghiệp, cấp giấy phép đầu tư hay quốc

hữu hóa doanh nghiệp đầu tư… thì các nhà đầu tư sẽ có nhiều sự lựa chọn và đa dạng hóa hình thức đầu tư. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng và hiệu quả hoạt động FDI trong lĩnh vực CN-ĐT.

Thứ hai, các chính sách đầu tư và mại trong nước đối với các sản phẩm của ngành CN-ĐT hay các cam kết mà nước đó tham gia ký kết với các nước trong khu vực và trên thế giới đóng vai trò khuyến khích hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực CN-ĐT. Khi chính phủ một nước đưa ra các cam kết về ưu đãi thuế quan cho các nhà đầu tư đầu tư mà có thể mang lại cho họ lợi thế cạnh tranh hơn so với việc đầu tư vào các lĩnh vực khác hoặc các nước khác trong khu vực thì ngay sau đó, dòng vốn đầu tư sẽ có sự chuyển hướng. Bản chất của đầu tư là tìm kiếm và tối đa hóa lợi nhuận do vậy để thu hút FDI thì Chính phủ các nước cần phải đưa ra những biện pháp chính sách để đảm bảo được quyền lợi của các nhà đầu tư. Một số chính sách khuyến khích có thể kể ra như:

• Tham gia ký kết và thực hiện đúng các cam kết trong các hiệp định

hợp tác của tổ chức trên thế giới có các hoạt động liên quan đến đầu tư, thương mại liên quan đến lĩnh vực CN-ĐT.

• Ưu đãi thuế và tài chính trực tiếp hay gián tiếp cho các chủ đầu tư

• Hỗ trợ thông tin, tiếp cận thị trường, khuyến khích chuyển giao công

nghệ

Môi trường đầu tư là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến việc khuyến khích hay thoái vốn của các nhà đầu tư. Bên cạnh các nhân tố như sự ổn định của môi trường kinh tế chính trị, hệ thống pháp luật minh bạch phù hợp với luật pháp quốc tế thì vấn đề về cơ sở hạ tầng, lao động cũng đóng vai trò không nhỏ. Đặc biệt là ngành CN-ĐT là ngành gắn liền với công nghệ tiên tiến, có tính quốc tế hóa rất cao do vậy các yêu cầu về trình độ lao động trong lĩnh vực này là cần thiết và tạo ra lợi thế cạnh tranh giữa các nước với nhau trong việc thu hút nguồn vốn FDI vào lãnh thổ mình.

Như vậy, toàn bộ các biện pháp tăng cường hoạt động thu hút FDI đối với các hoạt động trong lĩnh vực CN-ĐT sẽ ảnh hưởng đến lựa chọn địa bàn lãnh thổ

đầu tư của các nhà đầu tư, tăng mạnh số lượng nhà máy sản xuất và đa dạng hóa các sản phẩm xuất khẩu. Hoạt động này đang diễn ra mạnh mẽ ở các nước đang phát triển, khi mà Chính phủ các nước này đang cần nguồn vốn nước ngoài để phát triển kinh tế trong nước, trong khi đó họ lại có một lượng lao động trẻ với chi phí nhân công khá rẻ so với các nước phát triển khác.

Thứ ba, xu thế hợp tác và sát nhập toàn cầu ngày càng tăng khiến cho thị trường điện tử càng có cơ hội mở rộng trên toàn thế giới với sự tăng trưởng rộng lớn trong doanh số bán hàng bằng máy tính và các phần mềm qua mạng. Thế hệ trẻ ngày càng hiểu biết và ưa dùng nhiều các thiết bị công nghệ cao và mạnh tay chi tiêu cho các sản phẩm kỹ thuật số như: điện thoại, máy nghe nhạc, tai nghe, máy nghe đĩa CD…cũng được xem là một thị trường tiềm năng cho ngành này. Do vậy, thu nhập và mức sống của dân cư dẫn đễn việc gia tăng nhu cầu về các thiết bị/sản phẩm điện tử, đặc biệt là các sản phẩm tiêu dùng. Nó ảnh hưởng đến quyết định của các nhà đầu tư trong việc sản xuất ra các sản phẩm như thế nào trong tương lai và qui mô dự án đầu tư lớn hay nhỏ.

Thứ tư, phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ là nhân tố quan trọng thu hút FDI trong ngành CN-ĐT. Như đã nói ở trên, ngành CN-ĐT có tính chuyên môn hóa và toàn cầu hóa khá cao. Để sản xuất ra một sản phẩm điện tử hoàn chỉnh cuối cùng cần nhiều thành phần linh kiện khác nhau, các thành phần ấy lại được chuyên môn hóa sản xuất tại các địa điểm khác nhau. Các ngành công nghiệp sản xuất ra các thành phần linh kiện đó gọi chung là ngành công nghiệp hỗ trợ. Công nghiệp hỗ trợ đóng vai trò hết sức quan trọng đối với phát triển ngành CN-ĐT. Nếu ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước phát triển các doanh nghiệp nước ngoài không cần tốn nhiều chi phí cho việc nhập khẩu sản phẩm và nhờ đó mà giảm được chi phí sản xuất tạo ra lợi thế cạnh tranh. Một ngành công nghiệp hỗ trợ kém phát triển khiến ngành CN-ĐT thiếu đi sức cạnh tranh, các nhà sản xuất thành phẩm cuối cùng phải phụ thuộc vào nhập khẩu và làm giảm hiệu quả của dự án đầu tư. Như vậy, trong quá trình toàn cầu hóa các nước cùng mở cửa thị trường như hiện nay, nếu không xây dựng được ngành công nghiệp hỗ trợ đủ sức cạnh tranh quốc tế và có sức hấp dẫn với các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài thì

họ sẽ chuyển hướng đầu tư sang các nước khác có nhiều lợi thế hơn.

1.1.3. Lợi thế của Việt Nam trong việc thu hút FDI của Nhật Bản vào ngành CN-ĐTngành CN-ĐTngành CN-ĐT ngành CN-ĐT

1.1.3.1. Chính trị ổn định, lợi thế về vị trí địa lý và mối quan hệ tốt đẹp của Việt Nam và Nhật Bản trong thời gian quaViệt Nam và Nhật Bản trong thời gian quaViệt Nam và Nhật Bản trong thời gian qua Việt Nam và Nhật Bản trong thời gian qua

Việt Nam được các nhà đầu tư Nhật Bản đánh giá là một trong những quốc gia ổn định nhất về chính trị trong khu vực Đông Nam Á, hơn thế nữa Việt Nam cũng là đất nước nắm giữ chìa khóa cho sự phát triển kinh tế của khu vực. Điều này đem lại ảnh hưởng tích cực trong khu vực và đã trở thành đối tác lý tưởng với tư cách là một nước bạn cùng tham gia cá hoạt động đầu tư và thương mại với Nhật Bản. Không chỉ riêng Nhật Bản mà rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã chọn Việt Nam như là một địa điểm đầu tư lý tưởng vì có chính trị ổn định và vịt trí địa lý thuận lợi cho giao thương. Bên cạnh đó, Nhật Bản và Việt Nam vốn có mối quan hệ ngoại giao rất tốt đẹp, lâu đời. Nhật Bản là nhà tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam trong nhiều năm qua với các dự án liên quan đến cải tạo giao thông và nâng cao năng lực xã hôi.

Sự ổn định về chính trị, kinh tế giúp các nhà đầu tư Nhật Bản yên tâm xây dựng kế hoạc đầu tư dài hạn tại Việt Nam. Trong thời gian vừa qua, việc Trung Quốc cho phép đồng nhân dân tệ lên giá và một loạt các bất ổn chính trị giữa Nhật và Trung Quốc khiến cho nhiều nhà đầu tư Nhật Bản lo ngại và đang chuyển dần vốn sang Việt Nam và một số nước Đông Nam Á như Thái Lan và Campuchia. Chúng ta cần phải nắm bắt cơ hội này để tăng lượng vốn FDI trong thời gian tới, tuy nhiên ta cũng cần phải chú trọng đến chất lượng dự án, tránh trường hợp đầu tư ồ ạt làm ảnh hưởng đến các vấn đề kinh tế xã hội.

1.1.3.2 Nguồn nhân lực dồi dào và chi phí rẻ.

Với dân số là khoảng 87.8 triệu người, trong đó 2/3 là người trong độ tuổi lao động, Việt Nam luôn được đánh giá là nước có nguồn lao động khá dồi dào. Theo dự báo, trong vòng 10-15 năm nữa, dân số Việt Nam sẽ tăng nhanh hơn nữa,

điều này đặc biệt hấp dẫn các nhà đầu tư Nhật Bản đang có mức tăng trưởng chậm do tác động của khủng hoảng kinh tế và trận động đất sóng thần trong đầu năm 2011 vừa qua.

Bên cạnh đó, mức nhân công khá rẻ so với các nước trong khu vực khiến các nhà đầu tư Nhật Bản đã nhanh chóng lựa chọn Việt Nam làm cơ sở đầu tư cho cả khu vực. Theo khảo sát của Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) đối với các doanh nghiệp Nhật Bản hoạt động ở nước ngoài cho thấy, giá nhân công ở Việt Nam rẻ hơn rất nhiều so với Brazil hay Nga, Thái Lan – những điểm đầu tư vốn được các công ty Nhật Bản ưa chuộng.

1.1.3.3 Ngành CN-ĐT của Việt Nam còn kém phát triển

Mặc dù đây là được xem là một yếu kém của Việt Nam nhưng cũng có thể coi là một lợi thế để Việt Nam thu hút được nhanh nguồn vốn FDI của Nhật Bản trong lĩnh vực này. Được xem là một ngành công nghiệp mũi nhọn trong việc phát triển và thay đổi cơ cấu kinh tế, Chính phủ Việt Nam đã dành nhiều ưu đãi cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực này. Thêm nữa, lợi thế của người đi đầu sẽ giúp Nhật Bản thu được nhiều lợi nhuận hơn khi thị trường đã bão hòa.

1.1.4. Tầm quan trọng của việc thu hút đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào công nghiệp điện tử Việt Nam

Ngành công nghiệp điện tử của Nhật Bản là một trong những ngành công nghiệp lớn và tiên tiến nhất trên thế giới. Với mục tiêu vực dậy nền kinh tế đổ nát từ sau thế chiến thứ hai, Chính phủ Nhật Bản đã quyết tâm theo đuổi ngành công nghiệp này vì tại thời điểm ấy đây là ngành dựa vào viêc lắp ráp sản phẩm là chính lại không cần sử dụng nhiều các nguyên liệu tự nhiên nên nó, có thể phục hồi sớm hơn các ngành khác. Ngày nay, các công ty của Nhật Bản được coi là những gã khổng lồ trong việc sản xuất máy nghe đĩa CD, máy quay, máy tính xách tay, máy photocopy, điện thoại di động và các thành phần quan trọng khác của máy tính. Đứng đầu ngành CN-ĐT tại Nhật là 3 nhà sản xuất lớn ( Hitachi, Toshiba, Mitsubishi Electric) và 4 hãng sản xuất đồ điện dân dụng (Matsushita Electric,

Panasonic, Sony, Sharp) và 3 hãng sản xuất thiết bị viễn thông (Nec, Fujitsu, Oki Electric). Ngành điện tử của Nhật Bản gồm 3 lĩnh vực: thiết bị điện tử công nghiệp, linh kiện điện tử và điện tử dân dụng. Trong đó các sản phẩm điện tử dân dụng chiếm tỷ lệ lớn và đóng vai trò quan trọng trong thời gian dài. Đồ điện và điện tử dân dụng lại được chia làm 02 loại: loại thiết bị nghe/nhìn như TV, đầu máy video, máy casset, máy quay… và các đồ điện tử gia dụng như tủ lạnh, máy điều hòa, máy giặt, máy hút bụi, lò vi sóng, nồi cơm điện, v,v…

Mặc dù các công ty Nhật Bản không còn thống trị trong các lĩnh vực của họ như trước đây do bị hạn chế bởi chi phí, cạnh tranh…nhưng công nghệ của Nhật Bản vẫn được cả thể giới ưa dùng về tính năng và chất lượng. Vi vậy, việc thu hút đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào lĩnh vực CN-ĐT ở Việt Nam vẫn đóng một vai trò quan trọng và vấn đề cấp thiết cần có sự quan tâm hỗ trợ của Chính phủ. Một số lý do quan trọng có thể kể ra sau đây:

1.1.4.1. Tiếp nhận được công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm quản lý mang phong cách Nhật Bản

Ngành điện tử của Nhật Bản phục hồi từ đổ nát của chiến tranh thế giới thứ hai chủ yếu nhờ radio sau đó phát triển sang TV đen trắng, TV màu, đầu quay video và các đồ điện tử dân dụng khác. Tiến bộ trong sự phát triển các đồ điện tử dân dụng liên quan chặt chẽ đến sự phát triển của thiết bị điện tử công nghiệp và linh kiện bán dẫn. Từ cuộc cách mạng kỹ thuật trong lĩnh vực linh kiện bán dẫn vào những năm 80 đã dẫn đến sự cải thiện nhanh chóng về chất lượng cũng như chức năng của các sản phẩm trong ngành điện tử của Nhật Bản. Vào giữa thập 80, các công ty Nhật Bản đã trở thành nguồn cung cấp linh kiện bán dẫn hàng đầu thế giới. Hợp tác, liên kết và toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, các nhà đầu tư luôn luôn tìm lợi nhuận ở thị trường đầu tư mới - ở các nước kém phát triển hơn – nơi mà họ có thể tối đa hóa được chi phí. Xu hướng chuyển giao các công nghệ, dây chuyền sản xuất sẽ được dịch chuyển từ các nước phát triển, nơi có trình độ cao đến nơi có trình độ thấp hơn. Các công ty của Nhật Bản cũng không năm ngoài qui luật đó, nhiều công ty Nhật Bản đã và đang có xu hướng chuyển dịch công nghệ, kỹ thuật

sản xuất bằng cách xây dựng các nhà máy ở các các nước đang phát triển như: Malaysia, Trung Quốc, Việt Nam…Tốc độ mở rộng sản xuất ra nước ngoài của Nhật Bản bắt đầu từ những năm 70 của thế kỷ 20 và tăng mạnh vào những năm 80- 90 của thế kỷ này. Các cơ sở sản xuất tủ lạnh cỡ nhỏ được chuyển sang Thái Lan, còn sản xuất đầu máy video thông thường được đưa sang Malaysia. Trong các lĩnh vực sản xuất đồ điện tử dân dụng, tên tuổi của các hãng Nhật Bản lan ra toàn thế giới với những sản phẩm ngày càng đẹp, nhỏ gọn và giá cả phải chăng.

Các công ty Nhật Bản có ưu điểm là giỏi về ứng dụng kỹ thuật, đặc biệt là sản xuất đồ điện tử có chất lượng cao và số lượng lớn. Sony du nhập kỹ thuật tranzito sau đó ứng dụng làm thành sản phẩm radio bỏ túi walkman tạo thành bước đột phá trong lĩnh vực công nghệ điện tử. Nhờ có nghề truyền thống làm thủ công cực kỳ nhỏ nên các công nhân Nhật Bản có sự khéo léo, tinh tế trong việc tạo ra các sản phẩm hữu dụng, tiện ích chất lượng cao. Ngoài ra, một cơ cấu rộng rãi trong nhiều công ty Nhật Bản đó là công nhân luôn góp ý kiến để cải thiện chất lượng sản phẩm chứ không phải là chỉ làm theo chỉ thị từ cấp trên. Một phong cách quản lý mang nét đặc trưng Nhật Bản là “learn production” đã đem lại sự thành công thần kỳ của nền công nghiệp Nhật Bản sau chiến tranh đến nay. Theo tư tưởng này, mục tiêu của trọng tâm sản xuất được chuyển từ “qui mô” sang “thời gian” với 03 qui tắc: thứ nhất là biến mỗi người công nhân thành người kiểm tra chất lượng sản phẩm ngay trong quá trình sản xuất, thứ hai là thực hiện sản xuất “đúng lúc” và thứ ba là sản xuất theo “hướng nhu cầu” để tiết kiệm thời gian. Điều khôn khéo trong cách quản lý của Nhật Bản là sự kết hợp việc cải tiến không ngừng với chiến lược phát triển lâu dài dựa trên sự đoàn kết.

Một phần của tài liệu đầu tư trực tiếp của nhật bản vào công nghiệp điện tử việt nam đến năm 2020 (2) (Trang 35 - 43)