Qui mô và hình thức đầu tư của Nhật Bản vào CN-ĐT Việt Nam

Một phần của tài liệu đầu tư trực tiếp của nhật bản vào công nghiệp điện tử việt nam đến năm 2020 (2) (Trang 69 - 73)

2.2.2.1. Qui mô đầu tư

Tổng mức đầu tư trung bình của các dự án FDI tại Việt Nam là khoảng 14,56 triệu USD còn riêng đầu tư của Nhật Bản trong một dự án lĩnh vực công nghiệp điện tử thì khoảng 16 triệu USD/ dự án nên có thể nói các dự án FDI trong lĩnh vực

CN-ĐT đều ở mức độ trung bình với qui mô doanh nghiệp vừa và nhỏ là chủ yếu. Các dự án lớn trong lĩnh vực CN-ĐT có thể liệt kể ra như: Panasonic, Canon, Brother.

Tính đến hết 2010, cả nước có khoảng hơn 1,400 dự án trong lĩnh vực công nghiệp điện và điện tử trong đó các dự án của Nhật Bản khoảng hơn 400 dự án chiếm 25% nhưng tổng vốn đầu tư của các công ty Nhật Bản chiếm khoảng 55% tổng vốn đầu tư trong lĩnh vực này tương đương 6.5 tỷ USD.

Bảng 2.3. Qui mô vốn FDI Nhật Bản trong lĩnh vực CN-ĐT (giai đoạn 2000-2010)

Đơn vị: triệu USD

Năm Số DA mới Tổng vốn ĐT Tổng vốn thực hiện

2000 10 358 108 2004 8 407 208 2006 9 892 512 2008 11 1,036 803 2010 9 1,127 811 2011 5 987 794 Tổng 52 4,807 3,236

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư/ tổng hợp của tác giả

Trong thời gian từ 2000 đến 2011, qui mô FDI của Nhật Bản vào Việt Nam luôn có xu hướng tăng cả về tổng số dự án, số vốn đầu tư và vốn thực hiện. Trong năm đâu tiên 2000, đã có 10 dự án mới vào Việt Nam trong khi trước đó năm 1995, các nhà đầu tư Nhật Bản mới mạnh dạn thăm dò thị trường Việt Nam. Các nhà đầu tư đã nhìn thấy tiềm năng của Việt Nam để xây dựng và phát triển lĩnh vực này. Khi ấy, Việt Nam đang khát vốn đầu tư nên Chính phủ đã mạnh dạn đưa ra nhiều chính sách nhằm thu hút FDI vào lĩnh vực này, thêm nữa chi phí nhân công Việt Nam tương đối rẻ so với các nước trong cùng khu vực.

Năm 2004, tổng vốn FDI của Nhật Bản thực hiện tại Việt Nam tăng gần gấp đôi so với năm 2000 mặc dù số lượng dự án, do trong năm 2003, Luật đầu tư sửa đổi được áp dụng, tạo nhiều kỳ vọng cho các nhà đầu tư trong tương lai. Trong giai đoạn từ 2006-2010, số lượng dự án mới được tăng đều qua các năm, thể hiện niềm tin của nhà đầu tư Nhật Bản đối với lĩnh vực CN-ĐT của Việt Nam

2.2.2.2. Hình thức đầu tư

Hầu hết các doanh nghiệp FDI của Nhật Bản trong lĩnh vực CN-ĐT đều được đầu tư dưới hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, do vậy giảm được rủi ro trong kinh doanh. Thực tế rằng, các doanh nghiệp điện tử cũng như ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam không đủ mạn để các nhà đầu tư Nhật Bản có thể mạnh dạn thực hiện liên doanh liên kết. Cá biệt năm 2009 cả nước không một liên doanh liên kết nào của Việt Nam với nhà đầu tư Nhật Bản được ký kết.

Bảng 2.4. Hình thức FDI của doanh nghiệp Nhật Bản trong ngành CN-ĐT

TT Loại hình DN 2008 2009 2010 2011 Số DN Tỷ trọng Số DN Tỷ trọng Số DN Tỷ Trọng Số DN Tỷ trọng 1 100% FDI 25 73.53 29 78.38 31 75.61 33 71.74 2 Liên doanh 8 23.53 8 21.62 9 21.95 11 23.91 3 Hợp đồnghợp tác 1 2.94 0 0.00 1 2.44 2 4.35 Tổng cộng 34 100% 37 100% 41 100% 55 100%

Nguồn: Tổng cục thống kê và tính toán của tác giả

Từ năm 2008 đến 2011, số doanh nghiệp 100% vốn FDI tăng lên 13 doanh nghiệp nhưng tỷ trọng có xu hướng giảm từ từ qua các năm, đó là tăng tỷ trọng hình thức doanh nghiệp liên doanh. Riêng các dự án về hợp đồng hợp tác kinh doanh trong ngành CN-ĐT rất ít, mỗi năm chỉ có khoảng 1-2 dự án.

Từ năm 2009 chứng kiến sự gia tăng mạnh nhất các doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực này so với năm 2008 và kể cả 2010; 2011. Tại thời điểm 2008, Việt Nam đạt

mức kỷ lục trong thu hút FDI với tổng số vốn đăng ký là 155,7 tỷ USD, tổng vốn vào Việt Nam năm đó khoảng 20 tỷ USD và vốn thực hiện là khoảng 11,5 tỷ USD.

Các dự án FDI của Nhật Bản chủ yếu theo hình thức 100% vốn nước ngoài, đặc biệt công ty Panasonic của tập đoàn Matsushita hoạt động theo hình thức công ty Mẹ -Con có vốn FDI đầu tiên tại Việt Nam.

So với hai hình thức hợp tác thương mại và hợp tác đầu tư thì hoạt động viện trợ của Nhật Bản dành cho Việt Nam có đặc điểm cơ bản là ít chịu sự chi phối và tác động của các yếu tố do sự thay đổi của bối cảnh quốc tế, khu vực đưa lại mà chủ yếu phụ thuộc vào chính sách ngoại giao của Nhật Bản. Hiện tại Nhật Bản đang rất quan tâm đến các nước trong khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam được ưu tiên hỗ trợ ODA của Nhật Bản. Chính vì thế, mặc dù từ thập niên 90 cho đến nay, mặc dù kinh tế Nhật Bản còn gặp nhiều khó khăn phải chịu sự bất lợi của cả thời tiết và cuộc khủng hoảng kinh tế, nhưng lượng vốn ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam liên tục tăng qua từng năm.

Tính đến hết năm 2011, Việt Nam có khoảng 10,000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực điện tử (bao gồm cả doanh nghiệp thương mại), 2/3 trong đó là doanh nghiệp của Việt Nam. Các sản phẩm được xuất khẩu sang 50 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Vai trò chủ đạo trong xuất khẩu sản phẩm điện tử thuộc về các doanh nghiệp nước ngoài chiếm 90% giá trị kim ngạch. Việt Nam đang kỳ vọng kim ngạch xuất khẩu của năm 2012 là khoảng 15-16 tỷ USD.

Sản phẩm của ngành CN-ĐT của các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam như linh kiện điện tử, TV, máy tính và thiết bị điện tử đang phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các nước trong khu vực ASEAN như: Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonexia – nơi mà ngành CN-ĐT được xây dựng và phát triển trước ta rất sớm, khoảng những năm 1960.

Hầu như các doanh nghiệp điện tử ở Việt Nam có qui mô nhỏ và vừa phù hợp với số vốn nhỏ và công nghệ ở mức trung bình. Tuy nhiên, tình hình này đang được cải thiện vì có sự hợp tác và liên kết chặt chẽ giữa các công ty có vốn đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp Việt Nam. Trong một số trường hợp các doanh nghiệp Việt Nam tìm được đối tác để xuất khẩu sản phẩm của họ nhưng không có đủ vốn và công nghệ. Vì vậy họ chuyển các đối tác này sang cho các doanh nghiệp

FDI và về phía họ, các doanh nghiệp FDI cũng đã đưa một số đối tác và sản phẩm của họ cho các doanh nghiệp Việt Nam dựa trên lợi ích chung là gia tăng kim ngạch xuất khẩu trong lĩnh vực này.

Việc sản xuất thuộc về các doanh nghiệp 100% vốn của Nhật Bản như Fujitu, Canon…Phần lắp ráp các sản phẩm điện tử tiêu dùng phục trong nước là dành cho các doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp Việt Nam, nhưng cũng có một số ít các doanh nghiệp Việt Nam tham gia được vào việc sản xuất linh kiện điện tử xuất khẩu.

Một phần của tài liệu đầu tư trực tiếp của nhật bản vào công nghiệp điện tử việt nam đến năm 2020 (2) (Trang 69 - 73)