Các sản phẩm chính của các doanh nghiệp Nhật Bản là linh kiện điện tử, máy văn phòng, sản phẩm gia dụng, điện tử công nghiệp và máy in. Hầu hết các sản phẩm đều nhằm mục đích xuất khẩu là chính, tỷ lệ sản phẩm xuất khẩu chiếm tới 90% tổng sản lượng, một lượng nhỏ sản phẩm được phục vụ thị trường trong nước. Trong điện và điện tử các sản phẩm cồng kềnh đã hoàn thành như máy giặt, tủ lạnh không thích hợp cho việc xuất khẩu trừ khi sản phẩm trong nước có chi phí sản xuất đủ thấp để bù đắp lại những chi phí xuất khẩu trên. Mặt khác, các sản phẩm nhỏ gọn như thiết bị ngoại vi, máy tính, dàn âm thanh lại được sản xuất và phân phối cho thị trường toàn cầu.
Một điều quan trọng cần lưu ý đối với các công ty/tập đoàn của Nhật Bản đó là quyết định sản xuất như thế nào: mục tiêu sản xuất dùng để xuất khẩu hay tiêu dùng trong nước lại không nằm trong tay các Tổng giám đốc Nhật Bản hay Việt Nam. Sản lượng nhập khẩu, xuất khẩu của từng công ty con ở nước ngoài là một phần của chiến lược toàn cầu đa quốc gia Nhật Bản. Họ được quyết định bởi trụ sở chính và các công ty / nhà máy con đóng vai tṛ là mắt xích trong mạng lưới chuỗi giá trị toàn cầu. Khi một công ty con của Nhật Bản tại Việt Nam đề xuất để xuất khẩu linh kiện hay sản phẩm trực tiếp thì một kế hoạch như vậy cũng phải phù hợp với chiến lược toàn cầu tổng thể của trụ sở chính. Các nhà đầu tư Nhật Bản ban đầu đến Việt Nam để xây dựng các nhà máy lắp ráp sau đó chuyển sang thị trường xuất khẩu bởi vì thị trường trong nước là quá nhỏ so với lợi nhuận và mục đích tái đầu tư đã được trụ sở chính phê duyệt.
Sản phẩm hàng điện tử tiêu dùng chiếm 80% trong cơ cấu sản phẩm ngành điện tử tại Việt Nam. Trong khi đó công nghiệp sản xuất phụ tùng, linh kiện và công nghiệp hỗ trợ lại phát triển chậm. Có thế nói, cơ cấu sản phẩm bị mất cân đối nghiêm trọng giữa sản phẩm điện tử chuyên dùng, công nghiệp sản xuất phụ tùng điện tử và công nghiệp phụ trợ.
Bảng 2.6. Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm điện tử của doanh nghiệp Nhật Bản
Đơn vị: Triệu USD
Năm
Thiết bị văn phòng 89 119 124 278 296 404 467
Thiết bị công nghiệp 80 100 81 120 110 131 143
Thiết bị tiêu dùng 75 97 101 152 106 190 159
Linh kiện khác 76 91 154 206 150 200 250
Tổng 321 407 460 756 662 925 1,019
Nguồn:Yearbook of Word Electronics Data Volum/ Tổng hợp của tác giả
Nhìn trong cơ cấu trên ta thấy rằng các sản phẩm CN-ĐT của Nhật Bản tại Việt Nam chủ yếu là thiết bị văn phòng và thiết bị tiêu dùng. Tốc độ tăng trưởng cao nhất thuộc về thiết bị văn phòng, với tốc độ tăng khoảng năm 2005 doanh thu mới đạt 89 triệu USD nhưng sang đến năm 2011 đã đặt 467 triệu USD gấp 5,25 lần trong vòng 6 năm.
Mặc dù kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm điện tử là rất cao, nhưng các doanh nghiệp Việt Nam không thu được lợi nhuận là mấy bởi vì các doanh nghiệp Việt Nam không thực hiện được nhiều giá trị gia tăng của sản phẩm, cái mà doanh nghiệp Việt Nam làm được chỉ là gia công và lắp ráp. Các mặt hàng xuất khẩu chủ chốt như: máy in và các linh kiện điện tử lại thuộc về các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Các sản phẩm này có kim ngạch xuất khẩu mức ổn định cao, trong khi đó các sản phẩm mới nổi như máy tính và các thiết bị điện tử đang có xu hướng gia tăng, hứa hẹn trở thành những sản phẩm chủ lực trong thời gian tới. Các sản phẩm điện tử trong nước (sản xuất bởi doanh nghiệp Việt Nam) chủ yếu trông chờ vào hàng rào bảo hộ thuế quan của Nhà nước và lắp ráp là chính nên không tạo ra giá trị gia tăng cao. Khi thị trường sản phẩm điện tử trên thế giới thay đổi đòi hỏi tăng giá trị sản phẩm, hướng đến ngành công nghệ lõi cùng với việc cắt giảm hàng rào thuế quan theo cam kết của WTO thì ngành sản xuất điện tử của doanh nghiệp Việt mà chủ yếu phụ vụ thị trường nội địa lại rất khó chống chọi và thay đổi theo. Hiện nay việc cắt giảm thuế theo lộ trình khiến các doanh nghiệp thấy việc nhập khẩu sản phẩm nguyên chiếc từ các quốc gia khác lại có lợi hơn so với sản xuất tại Việt Nam.
Theo cam kết khu vực Mậu dịch Tự do (AFTA), Việt Nam đã giảm thuế xuất nhập khẩu của 755 mặt hàng nhập từ các nước trong khu vực ASEAN trong đó bao gồm cả các sản phẩm điện tử. Thuế xuất khẩu của các sản phẩm này giảm từ 40- 50% xuống còn 20%.
Có nhiều công ty nước ngoài đã đầu tư vào sản xuất tại Việt Nam nhưng họ chủ yếu chỉ quan tâm đến việc sử dụng đất đai và lao động và chỉ một lượng nhỏ các nguyên liệu trong nước được sử dụng. Đặc biệt từ khi Việt Nam gia nhập WTO, các chính sách bảo hộ của Nhà nước được từng bước gỡ bỏ, các doanh nghiệp FDI lại chủ yếu nhập khẩu linh kiện và thành phẩm từ nước ngoài thay vì thuê các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp trong nước.
Các nguồn nguyên liệu chủ yếu và linh kiện điện tử, phụ tùng thay thế được nhập khẩu chủ yếu từ từ Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc…theo bảng dưới đây:
Bảng 2.7. Thị trường nhập khẩu linh kiện chính của Việt Nam (giai đoạn 2006-2010)
Đơn vị: triệu USD
Quốc gia Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Đài Loan 111.95 116.75 120.03 113.84 121.45 Hàn Quốc 103.78 104.27 106.78 103.14 109.43 Hong Kong 167.25 165.14 178.96 160.87 180.54 Trung Quốc 243.18 249.14 269.71 251.67 276.01 Indonesia 77.69 78.61 81.37 78.94 83.46 Malaysia 98.86 97.43 102.64 99.87 103.48
Nguồn: Tổng cục thống kê/ tổng hợp của tác giả
Theo số liệu trên, ta thấy rằng kim ngạch Nhập khẩu nguyên phụ liệu cho ngành CN-ĐT tăng đều và liên tục qua các năm, thể hiện sự tăng trưởng của ngành CN-ĐT. Trong vòng 4 năm từ 2006-2010, chúng ta đã mất hơn 4 tỷ USD cho việc nhập khẩu nguyên vật liệu trong khi ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước thì không thể phát triển được.
Ngay từ năm 2003, được sự hỗ trợ của Văn phòng nước ngoài và các tổ chức xúc tiến thương mại, các doanh nghiệp điện tử đã tích cực phổ biến thương hiệu và sản phẩm của mình, mở rộng thị trường, tìm kiếm đối tác đầu tư, hợp tác liên kết trong kinh doanh. Trong 6 tháng đầu năm 2004, kim ngạch xuất khẩu đã đạt được 405 triệu USD. Trung bình cứ đầu tư 2.7 USD sẽ kiếm lời khoảng 1 USD từ hoạt động xuất khẩu.
Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm của CN-ĐT chủ yếu tập trung ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như Hanel, Panasonic hay doanh nghiệp có
100% vốn nước ngoài như Canon, Fujitsu, Brother…Kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước không vượt qua 10% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu.
Trong khoảng thời gian vừa qua, thị trường XK chính của các sản phẩm điện tử mà các doanh nghiệp FDI Nhật Bản tại Việt Nam hướng tới là các nước trong khu vực Đông Á, bao gồm các nước và vùng lãnh thổ như Trung Quốc, Nhật Bản, Hồng Kong, Hàn Quốc và Đài Loan. Trong đó, nổi bật nhất là thị trường Trung Quốc với kim ngạch XK cao nhất với 120 triệu USD trong năm 2010 và tăng 150% so với năm 2009. Đáng nói là các sản phẩm XK chính của Việt Nam sang Trung Quốc không chỉ còn là máy in, linh kiện điện tử mà thêm vào đó là các sản phẩm máy tính, công nghệ thông tin như RAM máy tính, đặt hơn 16 triệu USD ( năm 2010), máy tính xách tay đạt 1,2 triệu USD ( năm 2010). Như vậy, trong danh sách XK các sản phẩm điện tử của Việt Nam đã xuất hiện một số mặt hàng nguyên chiếc hay phụ kiện máy tính, bao gồm bo mạch chủ của máy tính. Đứng thứ 2 trong danh sách thị trường XK chính của Việt Nam là Singapore với kim ngạch ước tính 40,1 triệu USD năm 2010, nhưng các sản phẩm xuất sang đây chủ yếu là máy in và ngoài ra, các sản phẩm khác thì mới chỉ dừng lại ở khâu lắp ráp mà chưa hoàn chỉnh thành một sản phẩm nguyên chiếc để đem lại giá trị XK cao.
Đứng đầu trong các thị trường nhập khẩu hàng điện tử và máy tính của Việt Nam là Mỹ. Trong năm 2010, Mỹ nhập hơn 369 triệu USSD hàng điện tử, máy tính và linh kiện tử Việt Nam, tăng 25% so với năm 2009. Sang đến năm 2011, con số này là 401 triệu USD. Một thị trường đáng chú ý là Hà Lan, XK các sản phẩm máy tính, điện tử và linh kiện trong năm 2011 của Việt Nam sang đây ước đạt gần 39 triệu USD, tăng 30% so với năm 2010. Dự báo trong 6 tháng đầu năm 2012, kim ngạch XK của Việt Nam sang thị trường này là khoảng 120 triệu USD, tăng khoang 45% so với năm cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu cá mặt hàng bán thành phẩm sang thị trường này tăng lên khá nhanh, trong khi đó các mặt hàng thành phẩm lại chiếm tỷ lệ khá nhỏ.
Do đặc điểm của ngành CN-ĐT là chuyên môn hóa và toàn cấu hóa, trước tình hình thuế suất có nhiều thay đổi và việc cạnh tranh trên thị trường sản xuất điện tử ngày càng khốc liệt hơn, không nhất thiết các doanh nghiệp điện tử phải đi đến cuối con đường là trở thành các nhà sản xuất lớn như các tên tuổi nước ngoài, mà có
thể tạm thời từ bỏ phương thức sản xuất toàn bộ sản phẩm để củng cố và nâng cao năng lực. Nếu các doanh nghiệp trong nước muốn tự sản xuất một sản phẩm hoàn chỉnh thì rất khó cạnh tranh do chưa có thương hiệu.
Trong giai đoạn đối diện với quá nhiều sức ép mở cửa thị trường và cam kết WTO như hiện nay, việc thương hiệu không đủ lớn sẽ nhận lại hậu quả là sản phẩm không có khả năng cạnh tranh, hiệu quả đầu tư thấp. Nhưng nếu chúng ta chỉ làm một cụm chi tiết nào đó của sản phẩm nhưng ở quy mô cung cấp cho toàn cầu thì thương hiệu sẽ từng bước được nâng lên và bước đến các giai đoạn sản xuất khác. Các doanh nghiệp FDI hoặc liên doanh có thể rút khỏi thị trường nếu bài toán đầu tư và kinh doanh của họ đạt đến ngưỡng tối đa về hiệu quả đầu tư và tận dụng hết khả năng của thị trường. Nhưng với các doanh nghiệp điện tử trong nước, mục tiêu đầu tư không phải là để tận dụng chính sách bảo hộ như các doanh nghiệp nước ngoài. Do vậy, đây cũng là thời điểm để tập trung đầu tư theo chiều sâu thay vì đầu tư dàn trải theo chiều rộng như thời gian qua và chủ động tìm kiếm đối tác trong khư vực, nhất là các quốc gia có CN-ĐT phát triển nhằm mục đích hợp tác sản xuất và chuyển giao công nghệ. Mặt khác, doanh nghiệp Việt Nam nên chọn một chuyên ngành, tập trung vào một lĩnh vực sản xuất loại sản phẩm mà mình có lợi thế mạnh nhằm tạo ra sự cạnh tranh cao để trở thành một mắt xích trong chuỗi giá trị toàn cầu.
*Thị trường một số sản phẩm điện tử trong nước
- TV LCD: Năm 2007, thị trường Việt Nam tiêu dùng khoảng 100.000 chiếc TV LCD của các hãng chủ yếu là Sam Sung, Sony, LG, Toshiba. Trong khi đó, TV mang thương hiệu Việt chỉ bán đươc khoảng dưới 1.000 chiếc. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tiêu thụ TV trong nước đó là giá cả. Giá thấp có nghĩa là chất lượng sẽ thấp, nhưng khi giá ngang bằng với các thương hiệu nước ngoài thì họ lại lựa chọn sản phẩm kia. Tivi LCD vẫn là một tài sản giá trị ở Việt Nam, mặc dù giá của nó đã giảm. Vì lý do này, rất ít người Việt Nam dám mua một chiếc TV LCD trong nước.
- Máy tính: Máy tính trở nên phổ biến ở Việt Nam đầu những năm 1990, do nhu cầu của sự phát triển và hội nhập với nền kinh tế thế giới của Việt Nam cùng với tác động của chương trình thông tin phổ biến trong nước. Máy tính ngày càng trở nên không thể thiếu trong các tổ chức hành chính, sản xuất và kinh doanh cũng như trong mọi lĩnh vực nghiên cứu, giáo dục, quốc phòng an ninh.
Các công ty nước ngoài chiếm hơn 20% thị phần tại thị trường Việt Nam và phần còn lại thuộc về các công ty trong nước. Có hai xu hướng chính liên quan đến việc sản xuất máy tính trong nước: thứ nhất: Các công ty tập trung đầu tư vào việc
sản xuất các sản phẩm chất lượng cao và tạo ra nhãn hiệu thương mại riêng. Thứ
hai là việc nhập các linh kiện để lắp ráp và bán lẻ. Một số nhãn hiệu máy tính Việt đã thành công và có thị phần nhất định trong nước
Từ khi Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức Thương Mại Thế Giới WTO, các sản phẩm của ngành CN-ĐT Việt Nam có thể nhắm tới các thị trường mục tiêu đầy tiềm năng mới như Trung Quốc, Hồng Kong, EU. Mặc dù các nhà đầu tư tập trung vào xuất khẩu nhưng Việt Nam cũng đang trở thành một thị trường quan trọng. Trong các năm trở lại đây, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam cao thứ 2 ở khu vực Châu Á, sau Trung Quốc, thu nhập bình quân GDP/người tăng cao, góp phần vào mức tiêu thụ sản phẩm này trong thời gian tới.
Đến năm 2020, mục tiêu cơ bản của nước ta là một nước công nghiệp, do vậy trước mắt công nghiệp hóa hiện đại hóa sẽ là một xu hướng hàng đầu tại Việt Nam. Chúng ta cần nâng cao chất lượng các sản phẩm linh phụ kiện điện tử… đa dạng hóa trong việc cung cấp cho các nhà đầu tư những lợi thế cạnh tranh so với các thị trường khác. Vì vậy, hàng điện tử vẫn sẽ rất có tiểm năng trong vòng 10 năm tới. Để đạt được các mục tiểu đã đề ra, Việt Nam cần phải có định hướng cụ thể và rõ ràng để thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu trong lĩnh vực này.