Kinh nghiệm của Malaysia

Một phần của tài liệu đầu tư trực tiếp của nhật bản vào công nghiệp điện tử việt nam đến năm 2020 (2) (Trang 47 - 50)

Công nghiệp điện và điện tử là ngành công nghiệp quan trọng trong nền kinh tế của Malaysia. Nó chiếm khoảng 3,5% tổng số lao động trong nước, 56% tổng kim ngạch xuất khẩu và 49% kim ngạch nhập khẩu của nền kinh tế.

Giai đoạn đầu, các công ty nước ngoài đầu tư vào Malaysia với mục đích tận dụng được chi phí sản xuất rẻ và Malaysia có các chính sách khuyến khích đầu tư hấp dẫn, có cơ sở hạ tầng như đường xá, hải cảng, sân bay và thông tin liên lạc thuận lợi. Thêm vào đó, hoạt động đầu tư phát triển không ngừng trong suốt hơn 30 năm dưới một nền tảng kinh tế, chính trị ổn định, minh bạch, nhất quán và đặc biệt Tiếng Anh được sử dụng thành thạo đã biến Malaysia thành một trung tâm sản xuất công nghiệp điện và điện tử. Chính quyền địa phương thì luôn điều chỉnh các chính sách theo hướng xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư nước ngoài và cung cấp những dịch vụ phù hợp cho các công ty đã đầu tư trước đó. Điều này dẫn tới vòng đầu tư tuần hoàn, thuận lợi cho các dự án tiếp theo sau. Hiện tại Malaysia có 14 khu chế xuất và 200 khu CN mà hầu hết được xây dựng và quản lý bởi chính quyền địa phương (năm 2005)

Thực sự thì Nhật Bản đã đầu tư rất nhiều vào ngành CN điện và điện tử ở Malaysia và thực tế ngành công nghiệp ở đây phụ thuộc rất lớn vào hoạt động của các công ty Nhật. Các công ty sản xuất sản phẩm và linh kiện điện tử ở Malaysia hầu hết là các công ty Nhật Bản, nó hình thành một cụm sản xuất và thu dược lợi thế nhờ tính tập trung và chuyên môn hóa. Nhận thức được tầm quan trọng của FDI Nhật Bản trong lĩnh vưc điện tử, Chính phủ đã luôn dành các chính sách ưu đãi riêng đối với các công ty của Nhật Bản, một vài chính sách có thể kể ra như:

- Chính sách công nghiệp: Dưới sự lãnh đạo của thủ tướng Mahathis, Bộ phát triển công nghiệp Malaysia đã thực hiện nhiều chính sách cải cách phát triển công nghiệp bao gồm: chính sách thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực điện, điện tử và các ngành CN liên quan, chính sách đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực sản xuất ô tô nội địa, phát triển ngành công nghiệp phụ trợ. Đặc biệt với chính sách “ Nhìn về Đông Á”, chính phủ đã tập trung phát triển chính sách thúc đấy các ngành theo hướng xuất khẩu, thông qua các biện pháp hấp dẫn đầu tư nước ngoài và đã rất thành công trong việc tạo ra một hệ thống rộng lớn các nhà sản xuất trong lĩnh vực điện và điện tử.

Đến luật đầu tư sửa đổi 2003 đã tháo bỏ các quy định về hạn chế tham gia góp vốn của các công ty nước ngoài trong các ngành công nghiệp sản xuất. Đối với các nhà đầu tư đi tiên phong trong lĩnh vực R&D và tham gia phân phối buôn bán toàn cầu thì chính phủ cũng chú trọng và có nhiều chính sách khuyến khích.

- Chính sách công nghiệp hỗ trợ: Chương trình tập trung phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ được chính phủ thiết lập vào giữa thập kỷ 90 để hỗ trợ các công ty có vốn đầu tư của người Mã Lai quan hệ hợp tác với các công ty của Nhật Bản. Theo đó, các công ty lớn của nước ngoài cần phải tạo được liên kết với một ngân hàng thương mại và các công ty cung cấp linh kiện và phụ tùng, điều kiện là hàng năm các công ty nước ngoài này phải tạo ra một hoặc hai đối tác là các công ty trong nước. Mục đích của chương trình là tìm ra các nhà cung cấp trong nước có khả năng cạnh tranh để liên kết với các công ty nước ngoài cung cấp phụ tùng, linh kiện hỗ trợ sản xuất. Các nhà cung cấp trong nước được lựa chọn phải có những kỹ sư hoặc kỹ thuật viên người Nhật làm việc cố định, ngoài ra các công ty này còn phải là

những doanh nghiệp đang thành công trong việc mở rộng hệ thống khách hàng. Việc phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ có vai trò hết sức quan trọng. Nó thúc đẩy sự cạnh tranh và hạn chế tối đa các công ty điện và đầu tư của Nhật Bản chuyển nhà máy sang các nước khác.

Tuy nhiên phải nhìn nhận rằng, mặc dù chính phủ hai nước Malaysia-Nhật Bản và các công ty Nhật đã nỗ lực hết sức trong việc phát triển ngành hỗ trợ song cũng không được thành công như mong muốn do còn bị ảnh hưởng và chi phối bởi chính sách ưu đãi các doanh nghiệp nội địa của chính phủ.

- Nâng cao năng lực R&D và nguồn nhân lực cho ngành điện và điện tử: Trong quá trình lắp ráp và sản xuất các thiết bị điện và điện tử, các công ty Nhật Bản luôn cần một nguồn nhân lực chất lượng ổn định và dồi dào. Do dân số ít nên Malaysia phải nhập khẩu một lượng lớn lao động nước ngoài mà chủ yếu là Indonesia. Trong chương trình “ Siêu xa lộ thông tin”, chính phủ hai nước đã cùng hợp tác để thành lập trường Đại học Truyền thông đa phương tiện, nhằm đào tạo và cung cấp nhân lực chất lượng cao cho ngành CNTT, đào tạo các kỹ sư, kỹ thuật tay nghề cao cho ngành điện và điện tử.

Để hạn chế việc nhập khẩu các linh kiện (các linh kiện nhập khẩu chiếm 90%) từ các nước trong khu vực cũng như sự thiếu hụt nhân lực tay nghề cao khi nền kinh tế chuyển sang công nghệ số. Các nhà lắp ráp Nhật tại Malaysia như Sony và Matshushita... đã thúc đẩy năng lực tự thiết kế của các kỹ sư Malaysia để cạnh tranh với Trung Quốc. Họ đã thiết lập các trung tâm nghiên cứu với hàng trăm nhân viên bản địa và điều đó đã làm Malaysia trở thành trung tâm toàn cầu cho việc phát triển công nghệ analog. Họ cũng không ngần ngại cử các chuyên gia từ Nhật sang để tăng hiệu quả cho việc nghiên cứu và phát triển của các trung tâm này.

Biểu đồ 1.1. Xu hướng sản xuất của ngành công nghiệp điện tử Malaysia.

Nguồn: Niên giám thống kê ngành điện tử thế giới

Ngày nay Malaysia là nước xuất khẩu lớn nhất chất bán dẫn, máy điều hòa dân dụng, trong đó các sản phẩm gia dụng và các sản phẩm của ngành CN-ĐT như: thiết bị viễn thông, máy tính, các thiết bị máy tính cũng gia tăng nhanh chóng. Các công ty đa quốc gia lớn trên thế giới cũng xây dựng ở đây rất nhiều các viện nghiên cứu và ứng dụng, nơi mà Malysia nhận được rất nhiều sự chuyển giao công nghệ kỹ thuật cao từ các nước này.

Một phần của tài liệu đầu tư trực tiếp của nhật bản vào công nghiệp điện tử việt nam đến năm 2020 (2) (Trang 47 - 50)