Triển vọng thu hút FDI Nhật Bản nhằm phát triển ngành CN-ĐT Việt Nam đến năm 2020

Một phần của tài liệu đầu tư trực tiếp của nhật bản vào công nghiệp điện tử việt nam đến năm 2020 (2) (Trang 93 - 97)

Việt Nam đến năm 2020.

Các chuyên gia của Nhật Bản trong lĩnh vực điện tử khẳng định Việt Nam sẽ tiếp tục là điểm đến hấp dẫn của các doanh nghiệp Nhật Bản trong tương lai. Trong 4 năm liên tục kể từ năm 2006, Việt Nam giữ hạng 3 trong số 20 quốc gia đầu tư tiềm năng nhất về trung và dài hạn. Lý do chính hấp dẫn các nhà đầu tư Nhật Bản trong lĩnh vực này không còn là lực lượng lao động rè mà chính là tiềm năng phát triển của thị trường. Việt Nam được đánh giá là hội tụ nhiều tiềm năng để phát triển ngành CN-ĐT trong tương lai không xa.

Thứ nhất, Việt Nam có lợi thế với lực lượng lao động dồi dào và giá nhân công khá rẻ so với các nước trong khu vực. Trong riêng năm 2010, các công ty của Nhật Bản đã mở rộng và đào tạo khoảng 1400 kỹ sư ở Việt Nam và dự kiến lên khoảng 1800 kỹ sư trong năm 2011. Mức lương trung bình khởi điểm của họ khoảng 200USD/tháng, thấp hơn ½ so với Trung Quốc và chỉ bằng 1/10 mức lương ở Mỹ và Nhật Bản.

Ngoải ra, những thuận lợi về địa lý mang lại Việt Nam lợi thế trong giao thương đường biển và đường hàng không. Làn sóng đầu tư trong ngành công nghiệp điện tử trên thế giới đã và sẽ biến Việt Nam trở thành một trung tâm trong lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu linh kiện điện tử, tivi, máy tính và phụ tùng lớn trong khu vực Đông Nam Á.

Thứ hai, các nhà đầu tư nước ngoài (đặc biệt là các nhà đầu tư Nhật Bản và Trung Quốc) có xu hướng chuyển các nhà máy sản xuất điện tử từ Trung Quốc và

Malaysia về Việt Nam. Lý do chính của việc “ lựa chọn Việt Nam”, theo đánh giá của 56% các nhà đầu tư Nhật Bản được khảo sát thì đó là chi phí sản xuất thấp. Một lý do quan trọng khác là tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam trong các năm gần đây tương đối cao và ổn định, có nhiều nét tương đồng so với điều kiện kinh tế của Trung Quốc tại thời điểm và các doanh nghiệp Nhật Bản bắt đầu đầu tư vào đây. Việc cắt giảm tối đa các chi phí được xem là ưu tiên số một trong việc tạo ra lợi nhuận trong bất kỳ một lựa chọn kinh doanh nào. Trung Quốc và Malaysia đang mất dần lợi thế khi mà giá thuê đất và nhân công ngày càng tăng. Theo một điều tra gần đây, tỷ lệ các nhà đầu tư Nhật Bản dự định mở rộng sản xuất từ Trung Quốc sang các nước khác đạt mức cao nhất tại Việt Nam (20,5%), gấp 2,8 lần so với nước đứng thứ hai là Thái Lan. Tương tự, Việt Nam cũng là lựa chọn số 1 (khoảng 6,8%) khi họ muốn chuyển một phần sản xuất từ Trung Quốc sang, đứng thứ hai là Malaysia với 3,1%. Triển vọng đầu tư tập trung chủ yếu vào các ngành: sản xuất linh kiện, phụ tùng cho thiết bị vận tải (23%), linh kiện điện tử ( 18%)

Thứ ba Việt Nam trở thành thành viên của WTO đã tạo ra được hành lang pháp lý quan trọng cho làn sóng đầu tư vào Việt Nam. Đặc biệt, hiệp định ưu đãi và bảo hộ đầu tư Việt Nam- Nhật Bản có hiệu lực năm 2009 đã tạo ra được làn sóng đầu tư thực sự từ Nhật Bản vào Việt Nam. Theo đó, Việt Nam đã dành quy chế đối xử quốc gia và quy chế tối huệ quốc ngay từ giai đoạn tiền đầu tư và có rất nhiều lĩnh vực mở rộng cho các nhà đầu tư Nhật Bản như các yêu cầu về chuyển giao công nghệ được nới lỏng, tỷ lệ nội địa hóa chỉ áp dụng cho sản xuất ô tô chứ không áp dụng cho xe máy hay CN-ĐT và cơ khí… Tính từ 2007-2010 tống số vốn cho các dự án điện tử là 5 tỷ USD và còn tiếp tục tăng trong thời gian tới. Ví dụ như: Tập đoàn Mekorn (Nhật Bản) đã đầu tư 300 triệu USD cho sản xuất linh kiện điện tử tại Hà Tây, hay Tập đoàn Intel (Mỹ) đá nâng tổng số vốn đầu tư tại một dự án ở Bình Dương lên 1 tỷ USD để sản xuất các chíp điện tử cho DVD, VCD…

Thứ tư Việt Nam xu hướng trở thành một trung tâm trong ngành CN-ĐT càng thu hút được làn sóng đầu tư mới từ các nước trên thế giới. Rất nhiều các tập đoàn lớn đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan trong lĩnh vực điện tử đang tìm kiếm các cơ hội phát triển điện tử ở Việt Nam với nhiều dự án lớn và quan trọng.

Thứ năm Chính phủ Việt Nam đang rất nỗ lực để xây dựng ngành CN-ĐT là một ngành công nghiệp mũi nhọn. Do vậy rất nhiều chính sách khuyến khích, ưu đãi FDI nhằm chuyển giao công nghệ nguồn trong lĩnh vực ðýợc thực hiện.

Thứ sáu Nhu cầu về sản phẩm công nghệ cao như: Tivi, máy tính, linh kiện điện tử trên thế giới ngày càng tăng mạnh trong thời gian tới với mức tăng bình quân từ 8-10%/năm. Trong đó sản phẩm chuyên dụng tăng trưởng mạnh hơn từ 9- 10%, sản phẩm điện tử tăng chậm hơn một chút khoảng 5%, thiết bị kỹ thuật số từ 15-18%, thiết bị viễn thông đặc biệt là điện thoại di động sẽ tăng trưởng rất mạnh từ 12-15%, máy vi tính (nhất là máy tính xách tay) là khoảng 10-12%. Năm 2005, doanh thu từ các sản phẩm điện tử là khoảng 400 tỷ USD, tăng 8% so với năm 2004. Trong số đó có 200 tỷ USD là từ sản phẩm về máy tính mang lại và dự kiến tăng khoảng 300 tỷ USD mỗi năm cho đến 2012.

Nhu cầu nhập khẩu các thiết bị, linh kiện điện tử, sản phẩm điện tử tiêu dùng của khu vực ASEAN đạt gần 40 tỷ USD, trong khi kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào khối này chỉ chiếm 4,6% tổng kim ngạch nhập khẩu của khu vực này trong năm 2010.. Trong khi đó, theo só liệu năm 2009, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU chỉ chiếm khoảng 0.08% kim ngạch nhập khẩu của khu vực này – một con số quá nhỏ so với nhu cầu nhập khẩu hàng điện tử của khu vực EU (khoảng 484 tỷ USD mỗi năm).

Theo nghiên cứu của hãng Gartex, XK máy tính toàn cẩu trong những tháng đầu năm 2012 tăng lên đáng kể do nhu cầu tăng mạng từ thị trường Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi. Đáng chú ý, XK máy tính đã vượt trên mong đợi của đa số các quốc gia XK. Theo hiệp hội điện tử tiêu dùng Mỹ, nhu cầu về thiết bị và linh kiện điện tử trên thế giới đang tiếp tục tăng từ 8-10%/năm. Trong đó, thiết bị kỹ thuật số, máy tính, thiết bị viễn thông nhất là điện thoại di động sẽ tăng mạnh. Ngoài ra, dụng cụ và linh kiện bán dẫn cũng tăng khoảng 6%/ năm. Những điều này đang mở ra cơ hội thuận lợi cho các doanh nghiệp điện tử của Việt Nam để kịp thời nắm bắt và khai thác.

Tuy nhiên tại các thị trường có nhiều hàng rào bảo hộ kỹ thuật như ở EU hoặc sự cạnh tranh gay gắt từ Mỹ, hàng điện tử của Việt Nam vẫn rất khó để thâm

nhập. doanh nghiệp Việt Nam muốn vào đây phải tạo ra các thị trường “khe”, hoặc thị trường “ngách” để XK, thường là phụ tùng linh kiện điện tử mà các hãng lớn thường bỏ qua vì số lượng ít hoặc lợi nhuận không cao. Do đó, sự hỗ trợ trong thanh toán từ các tổ chức tín dụng lớn là chìa khóa để các doanh nghiệp điện tử Việt Nam tìm được động lực để khai thác thị trường “ngách” quốc tế. Nhờ đó mà vượt qua những điểm yếu hiện tại và sớm gia tang tỷ trọng trong tổng giá trị kim ngạch XK toàn ngành. Rõ ràng, thị trường “ ngách” vẫn đang rộng mở cho doanh nghiệp Việt Nam, nếu biết tận dụng cơ hội và hỗ trợ về mặt thông tin, tài chính.

Trong thời gian tới, thị trường EU vẫn sẽ là thị trường tiềm năng cho các sản phẩm điện tử của Việt Nam. Năm 2004, XK hàng điện tử, máy tính mới đạt gần 1 tỷ USD. Con số ngày đã tăng gấp 3 lần trong năm 2009, đạt gần 2,8 tỷ USD. Trong 6 tháng đầu năm 2010, ước tính đạt gần 1,5 tỷ USD tăng 31% so với cùng kỳ năm 2009. Tuy nhiên, muốn có chỗ đứng và chiếm lĩnh được thị phần của EU, các nhà sản xuất và XK sản phẩm điện tử Việt Nam cần phải quan tâm và tuân thủ tiêu chuẩn RoHS. Vì vậy, Việt Nam cần phải xây dựng Trung Tâm REACH-RoHS làm đầu mối tiếp nhận các thông tin về RoHS và xây dựng các văn bản pháp lý liên quan đến RoHS cũng như đào tạo, tập huấn cho doanh nghiệp nâng cao nhận thức và thực hiện tốt các quy định về RoHS. Ngoài ra, cần phải trợ giúp doanh nghiệp chuyển đổi công nghệ, đầu tư nghiên cứu và tìm kiếm các giải pháp thay thế vật liệu sản xuất, kiểm soát hóa chất độc hại theo RoHS.

Chúng ta có quyền hy vọng trong một tương lai không xa Việt Nam vượt qua Malaysia hay Singapore để trở thành một trung tâm CN-ĐT mới. Một số giải pháp có tính định hướng cơ bản mà chúng ta cần lưu ý khi thực hiện hợp tác với Nhật Bản đó là:

• Phát huy có hiệu quả nhất việc khai thác các lợi thế so sánh trong quan hệ trao đổi thương mại dịch vụ, hàng hóa và đầu tư giữa hai nước.

• Việc thu hút vốn FDI và ODA của Nhật Bản cần chú ý nâng cao tính hiệu

quả hơn nữa, và lấy mục tiêu là phục vụ cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam theo định hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa, nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của Việt Nam không chỉ trong phạm vi liên kết kinh tế Đông Á mà tiến tới cả

Châu Âu và toàn cầu. Cả hai bên cần triển khai tích cực “Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản và tiến tới ký kết sớm Hiệp định tự do Thương mại (FTA) giữa hai nước.

• Đồng thời với việc chủ động khai thác tích cực và có hiệu quả hơn nữa

trong quan hệ kinh tế song phương với Nhật Bản, rõ ràng Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện hơn nữa đường lối chính sách đổi mới.

3.2. Giải pháp thu hút FDI của Nhật Bản vào CN-ĐT Việt Nam đến năm 2020

Từ phân tích thực trạng và triển vọng phát triển ngành CN-ĐT, tác giả xin đưa ra một số giải pháp cần phải áp dụng để tăng cường thu hút FDI của Nhật Bản vào CN-ĐT Việt Nam đến năm 2012 như sau:

Một phần của tài liệu đầu tư trực tiếp của nhật bản vào công nghiệp điện tử việt nam đến năm 2020 (2) (Trang 93 - 97)