Qui mô và hình thức đầu tư

Một phần của tài liệu đầu tư trực tiếp của nhật bản vào công nghiệp điện tử việt nam đến năm 2020 (2) (Trang 62 - 69)

2.1.3.1. Qui mô đầu tư

Qui mô vốn bình quân của một dự án FDI của Nhật Bản khoàng 14,56 triệu USD, trong khi đó qui mô vốn trung bình của một dự án FDI tại Việt Nam vào khoảng 15,7 triệu USD. Như vậy có thể thấy rằng đa phần các dự án của Nhật Bản chỉ ở mức trung bình với qui mô doanh nghiệp nhỏ là chủ yếu. Các nhà đầu tư Nhật Bản vẫn cho rằng, thị trường Việt Nam vẫn còn độ rủi ro cao, nội lực nền kinh tế chưa đủ để phục vụ các dự án lớn như công nghiệp hỗ trợ còn yếu, chính sách của Chính phủ không ổn định, lao động có kỹ năng còn thiếu nhiều. Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết năm 2010, qui mô vốn đầu tư của Nhật Bản có thể phân chia như sau:

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu qui mô vốn FDI của Nhật Bản

Mặc dù qui mô vốn của dự án trên 1 tỷ USD chiếm tới 34,35% tổng vốn đàu tư của Nhật Bản vào Việt Nam nhưng số lượng dự án lại rất khiêm tốn: 02 dự án. Trong khi đó, qui mô vốn từ 5000 USD-10 triệu USD lại có tới 1,157 dự án, chiếm 9,5% tổng vốn đầu tư. Như vậy có thể thấy rằng các dự án lớn của Nhật Bản vào Việt Nam không nhiều và qui mô vốn đầu tư của doanh nghiệp chiếm chủ yếu là dưới 10 triệu USD. Có 20 dự án với qui mô vốn từ 100 triệu USD – 1 tỷ USD, chiếm 22% tổng vốn đầu tư và có 252 dự án nằm trong mức vốn từ 10 triệu USD đến dưới 100 USD.

Theo khảo sát của USAID và VNCI báo cáo rằng, hiện nay 66% doanh nghiệp FDI Nhật Bản có kế hoạch mở rộng sản xuất trong các năm tới. điều này

cũng hứa hẹnFDI sẽ tăng mạnh trong thời gian tới. Gần 70% doanh nghiệp FDI của

Nhật Bản cho biết, khả năng mở rộng thị trường tiềm năng là yếu tố quyết định cho việc tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, 52% tổng số doanh nghiệp trên cho biết, họ sẽ xem xét việc đầu tư vào một quốc gia khác, 30% chọn Trung Quốc, 10% chọn Thái Lan và 8% chọn Camphuchia. Điều này cho thấy để giành chiến thắng trong cuộc đua thu hút FDI các cơ quan địa phương cần phải có hệ thống và kịp thời thu thập thông tin phản hồi cập nhật từ các doanh nghiệp FDI của Nhật Bản đang hoạt động tại Việt Nam các chính sách đầu tư thiết kế tốt hơn và hiệu quả kinh tế hơn.

2.1.3.2. Hình thức đầu tư

Các doanh nghiệp của Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam dưới hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là chủ yếu, tiếp đến là liên doanh được lựa chọn thứ hai. Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh cũng có một số dự án nhưng còn rất hạn chế.

Có thể khẳng định rằng Việt Nam đã rất thành công trong hoạt động thu hút nguồn vốn FDI từ Nhật Bản, đây là một trong những yếu tố nổi bật trong suốt quá trình tăng trưởng của Việt Nam. Đặc điểm nổi bật của các dự án FDI Nhật Bản đó là luôn có tỷ trọng vốn thực hiện cao so với tổng vốn cam kết đầu tư; tỷ lệ các dự án giải thể trước thời hạn so với dự án cấp phép thấp; hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp cao thể hiện bằng doanh thu của dự án trên vốn thực hiện.

Tuy nhiên, đề cập đến hình thức đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam ta không khỏi phải nhắc đến chính sách đầu tư đặc trưng của Nhật Bản để tiếp cận được nhiều ưu đãi của chính phủ đó là thông qua hình thức viện trợ Viện trợ phát triển chính thức ODA ( Offical Development Assistance). Hiện tại, Nhật Bản là nước tài trợ vốn ODA lớn nhất cho Việt Nam, tính trong vòng 15 năm đã chiếm tới 13 tỷ USD, tương đương 30% tổng khối lượng vốn ODA của cộng đồng quốc tế cam kết dành cho Việt Nam, trong đó viện trợ không hoàn lại là 1,5 tỷ USD. Các dự án trọng điểm của Nhật Bản đầu tư cho Việt Nam nhờ nguồn vốn ODA gồm: đường sắt; đường bộ cao tốc Bắc Nam; khu công nghệ cao Láng Hòa Lạc; giao thông của hai thành phố Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh. Điểm nổi bật trong chính sách ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam là chuyển quan điểm từ việc sử dụng ODA để hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng sang hỗ trợ phát triển hạ tầng pháp lý và nguồn lực xã hội. Hai bên thỏa thuận chương trình viện trợ chính thức của Nhật Bản dành cho Việt Nam nhằm vào 5 lĩnh vực chính là: phát triển nguồn nhân lực và xây dựng thể chế; xây dựng và cải tạo các công trình giao thông thủy lợi; phát triển nông nghiệp và xây dựng hạ tầng nông thôn; phát triển giáo dục đào tạo và y tế; bảo vệ môi trường.

Tuy nhiên phải nhìn nhận rằng, chính sách ODA của Nhật Bản ít nhiều mang tính điều kiện cho Việt Nam và nhằm phục vụ những lợi ích chiến lược lâu dài của Nhật Bản hơn là những thiện chí như Chính phủ Nhật Bản đã công bố. Điều này đã thể hiện rất rõ trong Sách Trắng về hỗ trợ phát triển chính thức được công bố năm 2006. Cụ thể, chính sách ODA của Nhật Bản trong việc phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam là nhằm phát triển và khai thác “hành lang nghèo” với tư cách là vùng phụ cận chiến lược cho Nhật Bản. Bên cạnh đó, trong quá trình xem xét yêu cầu của nước tiếp nhận ODA, Chính phủ Nhật Bản thường chia sẻ với các nhà lãnh đạo những nước đó những chính sách phát triển vĩ mô của họ để vận dụng chung trong quá trình sử dụng ODA ở nước tiếp nhận. Duy trì mối quan hệ chặt chẽ giữa ODA, FDI và mậu dịch để đảm bảo sự thúc đẩy và liên kết chặt chẽ việc hợp tác kinh tế trong khu vực tư nhân thông qua bảo hiểm mậu dịch mà tổ chức thực hiện là Ngân hàng xuất nhập khẩu Nhật Bản. Như vậy, ngoài các yếu tố về nhân văn như vẫn công bố, ODA cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sức manh vô hình để mở rộng quan hệ đối tác kinh tế giữa Nhật Bản và nước tiếp nhận đầu tư – Việt

Nam. Theo đó, Chính phủ Việt Nam cũng phải tạo ra những điều kiện ưu đãi để các doanh nghiệp Nhật Bản có thể đầu tư, hoạt động ở Việt Nam theo hướng thuận lợi nhất. Song, dù chính sách ODA của Nhật Bản được nhìn nhận như thế nào chăng nữa thì đây vẫn được coi là nguồn vốn có ý nghĩa hết sức quan trọng cho tiến trình thực hiện công cuộc công nghiệp hóa tại Việt Nam, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập WTO. Thêm vào đó, mối qua hệ Việt Nam – Nhật Bản ngày càng phát triển, trở thành đối tác chiến lược của nhau, những thuận lợi đó đã tạo cho nước ta nhiều triển vọng để thu hút ODA Nhật Bản trong thời gian tới.

Một làn sóng đầu tư mới của các khoản đầu tư Nhật Bản tại Việt Nam gần đây đã tăng từ kinh doanh sáp nhập và mua lại ( M&A) các giao dịch. Trong số 345 vụ sáp nhập và mua lại có giá trị 1,7 tỷ USD trong năm 2011 và có 400 giao dịch trị giá 4,7 tỷ USD thì các nhà đầu tư Nhật Bản đã thực hiện được 19 vụ giao dịch với giá trị là 596 triệu USD. Nhật Bản cũng là đầu tư đứng đầu trong số các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với số vốn khoảng 23,6 tỷ USD trong những tháng đầu tiên của năm 2012.

Theo các chuyên gia thì các nhà đầu tư Nhật Bản sẽ giảm thời gian và vốn đầu tư nếu họ thực hiện các hoạt động sáp nhập và mua lại. Đối tác địa phương sẽ giúp họ bản lại các sản phẩm tại Việt Nam. Mặt khác, Việt Nam sẽ là cơ sở sản xuất để cung cấp hàng hóa cho thị trường Nhật Bản.

Tiềm năng đầu tư của Nhật Bản tại Việt Nam đã tăng mạnh trong các lĩnh vực khác nhau bao gồm cả bất động sản và bán lẻ, dịch vụ, tiêu dùng trong nước. Ngoài ra chính quyền địa phương cần phải tăng cường khả năng cạnh tranh trong đầu tư, cải thiện thủ tục hành chính, nâng cấp cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực để thu hút cá nhà đầu tư.

2.2. Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào công nghiệp điện tử Việt Nam

2.2.1 Đặc điểm về ngành CN-ĐT Việt Nam và Nhật Bản

Mặc dù tốc độ tăng trưởng của ngành CN-ĐT Việt Nam bình quân đạt 20- 30%/năm và cơ bản đã thỏa mãn nhu cầu trong nước cũng như mục tiêu xuất khẩu. Tuy nhiên các chuyên gia đánh giá rằng, công nghệ và trang thiết bị sản xuất của

ngành CN-ĐT Việt Nam lạc hậu 10-20 năm so với khu vực và trên thế giới. Nếu so sánh với các nước ASEAN 5 ( gồm Thái Lan, Singapore, Malaysia, Indonesia, Philippines) thì ngành CN-ĐT Việt Nam đang ở cuối giai đoạn 1 (lắp ráp sản phẩm từ phụ kiện nhập khẩu) – điểm đầu của giai đoạn đầu tư sản xuất linh kiện phụ tùng phát triển CN phụ hỗ. Trong khi đó các nước ASEAN 5 đang phát triển ở giai đoạn 3 ( nghiên cứu thiết kế sản phẩm, đầu tư công nghệ cao, đẩy mạnh xuất khẩu). Hiện tại chỉ có 5 doanh nghiệp FDI phục vụ thị trường trong nước có xây dựng nhà xưởng mới, còn lại đều sử dụng lại thiệt bị cũ nâng cấp. Bên cạnh sự yếu kém về công nghệ là sự mất cân đối trong cơ cấu sản phẩm. Sản phẩm điện tử dân dụng chiếm trên 80% còn lại là sản phẩm điện tử chuyên dùng và công nghệ thông tin.

Thị trường điện tử Việt Nam được dự báo là sẽ tăng trưởng với mức tăng trưởng chung khoảng 15% đến năm 2015, trong đó thị trường Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh chiếm tỷ lệ lớn doanh số bán hàng. Trong năm 2010, nhu cầu bán lẻ sản phẩm điện tử tiêu dùng tăng thấp hơn dự kiến mặc dù hàng loạt quảng cáo bán hàng rầm rộ, kết quả là doanh số bán hàng của TV LCD vẫn lao dốc nhiều so với các sản phẩm khác. Máy tính chiếm khoảng 31% chi tiêu trong điện tử tiêu dùng của Việt Nam năm 2010. Sau sự tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2010, BMI dự báo doanh số phần cứng của máy tính ( bao gồm cả máy tính xách tay và phụ kiện ) của thị trường Việt Nam đạt khoảng 1,6 tỷ USD năm 2011 so với 1,4 tỷ USD năm 2010. CAGR của phần cứng máy tính giai đoạn 2011-2015 sẽ tăng khoảng 16%.

Trong những năm 90, đánh dấu thời phát triển vàng son của các doanh nghiệp lắp ráp TV trong nước. Nhưng khi các thương hiệu nổi tiếng như Sony, Panasonic, LG tham gia vào thị trường thì các doanh nghiệp Việt Nam phải chuyển hướng sản xuất kinh doanh. Công ty Viettronics Đống Đa sau 4 năm lắp ráp TV bây giờ phải chuyển sang sản xuất các thiết bị y tế. Những tên tuổi khác như Mitsustar, Nakagawa ngoài việc sản xuất các sản phẩm chính của mình còn phải kinh doanh thêm đủ thứ sản phẩm, dịch vụ khác để tồn tại.

Đối với các doanh nghiệp điện tử của Việt Nam hiện nay, bản thân họ không tham gia được vào chuỗi giá trị toàn cầu vì qui mô doanh nghiệp nhỏ cùng với áp

lực về vốn và trình độ công nghệ. Tính riêng các doanh nghiệp lắp ráp thì doanh nghiệp Việt Nam có khoảng 500 doanh nghiệp, trình độ công nghệ của họ thì quá lạc hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Các hoạt động chủ yếu là gia công, lắp ráp nên sản phẩm không tham gia được vào hoạt động xuất khẩu và không được hưởng lợi nhiều từ các ưu đãi thuế quan thương mại. Trong năm 2010, tổng kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp này chỉ chiếm 100 triệu USD (khoảng 2.78%) trong tổng kim ngạch của ngành là 3,6 tỷ USD. Một con số quá nhỏ và khiêm tốn, như vậy lợi nhuận còn lại là do các doanh nghiệp FDI hưởng trong khi Nhà nước lại không thu được thuế từ hoạt động lắp ráp xuất khẩu.

Trong thời gian qua, cần phải đánh giá nỗ lực của các doanh nghiệp Việt Nam là từ chỗ lắp ráp thì cũng từng bước nghiên cứu, thiết kế và đưa vào chế tạo được nhiều sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam như Belco, Hanel, Hòa Phát…và cũng có nhiều thành tích trong việc xuất khẩu các mặt hàng như: máy tính, thiết bị thay thế, phụ tùng sang Lào, Campuchia và một số nước Mỹ La Tinh.

Trong khi đó giữa thập kỷ 90, ngành CN-ĐT ở Nhật Bản đã phát triển ở mức độ hiện đại và đã xuất hiện những sản phẩm mới, trở thành những mặt hàng rất ăn khách trong thế hệ tiếp theo. Một trong những sản phẩm đó là tivi màn ảnh rộng. Tivi kiểu mới này có đặc điểm là màn ảnh cỡ lớn kéo dài theo chiều ngang với tỉ lệ 16/9 so với tỉ lệ 4/3 của tivi thông thường. Vốn dĩ đây là loại tivi độ nét cao chưa được phổ cập nhưng tivi màn ảnh rộng là một trong những thành quả nổi bật. Kỹ thuật mới nhất đối với tivi là loại màn hình tinh thể plasma, tức là loại tivi treo tường, có độ dày chỉ vài cm. Một mặt hàng khác của Nhật Bản thời kỳ này tạo ra được nhu cầu lớn là đĩa video kỹ thuật số ( DVD ) và máy đọc đĩa loại này. Đĩa DVD có đường kính 12cm, giống như đĩa nghe nhạc CD bình thường nhưng chứa được lượng thông tin lớn, ghi được một chương trình trên 2 tiếng đồng hồ, ví như một bộ phim, với chất lượng âm thanh và hình ảnh rất cao.

Nhằm đối phó với chính sách hạn chế nhập khẩu của các nước đang phát triển kể từ thập niên 60 và việc chi phí lao động trong nước tăng lên trong những năm 70, các nhà máy Nhật Bản bắt đầu được chuyển sang khu vực Đông Nam Á nhằm tìm kiếm nguồn nhân công tốt và rẻ. Tốc độ mở rộng sản xuất ra nước ngoài

càng tăng mạnh vào những năm 80 và 90. Các cơ sở sản xuất tủ lạnh cỡ nhỏ được chuyển sang Thái Lan, còn sản xuất đầu máy video thông thường được đưa sang Malaixia. Tại Việt Nam, các hãng lớn như Sony, JVC, Toshiba, Sharp, Fujitsu đã lập liên doanh riêng.

Thực tế, vị trí của Nhật Bản trong lĩnh vực sản xuất hàng điện tử không phải không bị lung lay. Một đối thủ lâu đời là Mỹ đã có nhiều nỗ lực hòng đối phó với sự bành trướng của hàng điện tử Nhật. Một loạt các biện pháp được thực thi, chẳng hạn như hợp tác chặt chẽ giữa chính phủ với khu vực tư nhân, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, chuyển kỹ thuật quân sự thành kỹ thuật dân sự và tập trung vào ngành thông tin điện tử. Nhờ đó, đến nay Mỹ dẫn đầu về mạng vi tính internet, thậm chí làm cho các tiêu chuẩn của Mỹ trở thành tiêu chuẩn quốc tế.

Trong khi đó, sau khi thị trường tivi và đầu máy video bão hòa, các công ty Nhật không tìm ra mặt hàng chiến lược mới. Khó khăn càng tăng khi nền kinh tế thổi phồng bị sụp đổ và những máy móc đầu tư ồ ạt trong thời kỳ đó trở nên dư thừa.

Một yếu tố đe dọa khác là sự nổi lên các trung tâm sản xuất hàng điện tử mới tại Châu Á. Hàn quốc và Đài Loan hiện vượt Nhật Bản về một số lĩnh vực. Ví dụ về mặt hàng linh kiện bán dẫn DRAM, Hàn Quốc đã hơn Nhật Bản. Ban đầu, Nhật thua trong cuộc cạnh tranh giá cả, sau đó thua cả về kỹ thuật và kết quả là Hàn Quốc chiếm nhiều thị phần hơn. Còn Đài Loan vượt qua Nhật về sản xuất bo mạch chính (mother board ) của máy vi tính. Bây giờ Đài Loan là nước sản xuất lớn nhất trên thế giới về bo mạnh chính của máy vi tính. Nhìn toàn diện, các nước này không sánh kịp Nhật nhưng trong một số lĩnh vực kể trên, họ đã vượt hẳn Nhật.

Tỷ lệ các loại sản phẩm của ngành điện tử Nhật Bản ngày nay đã có thay đổi

Một phần của tài liệu đầu tư trực tiếp của nhật bản vào công nghiệp điện tử việt nam đến năm 2020 (2) (Trang 62 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w