Phương hướng phát triển công nghiệp điện tử Việt Nam đến năm 2020

Một phần của tài liệu đầu tư trực tiếp của nhật bản vào công nghiệp điện tử việt nam đến năm 2020 (2) (Trang 91 - 93)

Ngày 28 tháng 5 năm 2007 Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 75/2007/ QĐ-TTg về “kế hoạch tổng thể phát triển công nghiệp điện tử Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn năm 2020” để thể hiện rõ quan điểm, mục tiêu, định hướng và giải pháp của Nhà nước để phát triển ngành CN-ĐT trong thời gian tới

3.1.1.1. Quan điểm phát triển

Việt Nam định hướng và phát triển CN-ĐT thành một ngành công nghiệp mũi nhọn của nền kinh tế với định hướng xuất khẩu và đáp ứng được nhu cầu thị trường trong nước.

Nhà nước khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào ngành CN-ĐT với mọi qui mô và loại hình khác nhau: từ lắp ráp thành phẩm đến sản xuất linh kiện, phụ tùng và các sản phẩm phụ trợ. Trong đó, đặc biệt chú trọng thu hút đầu tư nước ngoài từ các tập đoàn đa quốc gia.

Các doanh nghiệp trong nước trong thời gian tới cần phải chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng phát triển điện tử chuyên dùng, bao gồm: sản xuất sản phẩm, linh kiện, phụ tùng và sản phẩm phụ trợ cho lĩnh vực tin học, viễn thông, điện tử y tế, điện tử công nghiêp, tự động hóa, cơ điện tử và đo lường.

Xác định việc phát triển nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng trong phát triển CN-ĐT tại Việt Nam

3.1.1.2. Mục tiêu phát triển –tầm nhìn 2020

i) Mục tiêu tổng quát

hiện đại hóa, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của đất nước, có khả năng cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới.

ii) Tầm nhìn giai đoạn đến 2020

Xây dựng công nghiệp điện tử là ngành kinh tế vững mạnh làm động lực phát triển cho các ngành kinh tế khác. Định hướng ngành CN-ĐT trở thành ngành có đóng góp lớn cho xuất khẩu.

Hướng đến năm 2020, ngành CN-ĐT sẽ tạo việc làm cho 500 nghìn lao động, xây dựng được đội ngũ kỹ sư và kỹ thuật viên có trình độ quốc tế.

Các ngành công nghiệp hỗ trợ và ngành CN-ĐT trong nước cần phải đẩy mạnh năng lực sản xuất trong nước nhằm đáp ứng phần lớn nhu cầu của thị trường, không phụ thuộc vào các sản phẩm nhập khẩu.

3.1.1.3. Định hướng phát triển

i) Định hướng về sản phẩm và cơ cấu sản phẩm

Nhóm sản phẩm định hướng phát triển gồm: máy tính và các thiết bị ngoại vi; thông tin viễn thông; điện tử y tế, điện tử đo lường, tự động hóa sản xuất, điện tử công nghiệp; sản xuất linh kiện phụ tùng và các sản phẩm phụ trợ.

Tăng tỷ trọng các sản phẩm điện tử chuyên dùng và phụ tùng linh kiện bằng việc tập trung sản xuất và lắp ráp các sản phẩm điện tử chuyên dùng, các sản phẩm công nghệ cao để nâng cao năng lực công nghệ của doanh nghiệp.

Tận dụng tiềm năng sản xuất vật liệu điện tử mà Việt Nam có lợi thế về tài nguyên. Ưu tiên phát triển một số lĩnh vực của công nghiệp phụ trợ như: chế tạo khuôn mẫu, đúc và ép nhựa, đột dập kim loại… phục vụ cho quá trình sản xuất phụ tùng linh kiện cho ngành CN-ĐT.

ii). Định hướng về nguồn nhân lực

Nhà nước khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho ngành điện tử theo các hướng sau:

- Các chuyên gia thiết kế, nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới.

- Các kỹ sư công nghệ có trình độ cao, có khả năng tiếp thu công nghệ tiên tiến và ứng dụng có hiệu quả tại Việt Nam.

- Đội ngũ công nhân lành nghề và các nhà quản lý cấp trung gian giỏi.

Bên cạnh đó, để đạt được các mục tiêu đề ra, Chính phủ cũng đưa ra một số nhóm giải pháp về thị trường, nguồn nhân lực, về công nghệ và phát triển ngành công nghiệp phụ trợ. Đây là lần đầu tiên mà ngành công nghiệp điện tử có một chiến lược phát triển rõ ràng và chính thức bởi Chính Phủ. Điều đó đã tạo hành lang pháp lý khuyến khích các nhà đầu tư đầu tư mạnh vào ngành CN-ĐT trong tương lai gần.

Một phần của tài liệu đầu tư trực tiếp của nhật bản vào công nghiệp điện tử việt nam đến năm 2020 (2) (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w