1.1.1.1. Đặc điểm của ngành công nghiệp điện tử
Các ngành công nghiệp điện tử trên toàn thế giới là khu vực phát triển nhất và rất đa dạng, tốc độ phát triển của khu vực này đi kèm với sự phát triển nhanh chóng công nghệ thế giới. Nó là sự tổng quát bao gồm các nhà sản xuất, nhà cung cấp thiết bị, các thành phần phụ trợ (như linh kiện điện tử, máy tính, thiết bị văn phòng, thiết bị điện tử viễn thông, các thiết bị tiêu dùng và công nghiệp), các vật liệu điện tử cho đến các nhà bán buôn bán lẻ các sản phẩm điện tử.
* Linh kiện điện tử: Bao gồm các thành phần khác nhau tham gia vào việc thiết kế, sản xuất, hỗ trợ bán hàng và phân phối rộng rãi của các thành phần điện tử như: Bu lông, kẹp, ốc vít, đinh tán, bán dẫn, mạch tích hợp, vi xử lý… Hiện tại, Mỹ, Nhật Bản, Châu Âu, Trugn Quốc, Đài Loan và Hồng Kong là những thị trường hàng đầu trên thế giới cho các thành phần của linh kiện điện tử. Ngành bán dẫn là khu vực lớn nhất và có lợi nhuận cao. Ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu có giá trị khoảng 248 tỷ USD, trong đó Trung Quốc chiếm tới 63 tỷ USD. Bên cạnh Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản là những nước sản xuất bán dẫn lớn nhất thế giới.
* Công nghiệp máy tính và thiết bị văn phòng: Bao gồm các cơ sở khác nhau trong việc sản xuất, cung cấp các loại phần cứng máy tính, thiết bị ngoại vi, phần mềm và thiết bị tự động hóa văn phòng. Hiện nay, Mỹ, Nhật Bản và Châu Âu chiếm vị trí hàng đầu trong sản xuất máy tính và thiết bị văn phòng. Riêng ngành công nghiệp máy tính và thiết bị văn phòng của Mỹ hiện chiếm hơn 10.000 công ty với tổng doanh thu hàng năm lên tới 180 tỷ USD.
* Điện tử tiêu dùng: bao gồm qui trình từ thiết kế, sản xuất, tiếp thị, phân phối các thiết bị gia dụng, sản phẩm âm thanh, video và thiết bị chơi game. Một số sản phẩm điện tử tiêu dùng như: Tivi, LCD, dàn âm thanh, máy quay, máy nghe đĩa CD, radio, máy ảnh, thiết bị không dây và các thiết bị nhà bếp…Ngành công nghiệp này có tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc trong những năm gần đây.
Ngành CN-ĐT ngày nay được dùng làm thước đo về sự phát triển của hầu hết các quốc gia trên thế giới bởi tốc độ tăng trưởng của ngành CN-ĐT là sự tăng trưởng thực chất và mạnh mẽ nhất qua các thập kỷ. Ngành công nghiệp này đưa các nước đến trung tâm của sự phát triển và định hướng sự phát triển của nền kinh tế thế giới. Ngành CN-ĐT đã xuất hiện trong thế kỷ 20 và hiện nay đã trở thành một ngành công nghiệp toàn cầu có giá trị hàng trăm tỷ đô la.
1.1.1.2. Đặc trưng của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp điện tử
Đặc trưng của ngành công nghiệp điện tử là rất phân tán, đa dạng, sản phẩm bao gồm các thành phần phụ trợ như linh kiện điện tử, máy tính và các thiết bị văn phòng, viễn thông, hàng gia dụng và máy móc trong ngành CN-ĐT. Sản phẩm của ngành CN-ĐT là kết quả của việc tích hợp thành tựu khoa học của nhiều lĩnh vực công nghệ cao, cấu trúc sản phẩm khá phức tạp đòi hỏi sự hỗ trợ của nhiều ngành công nghiệp nhằm đáp ứng tính đa dạng của công nghệ và các yếu tố đầu vào. Do vậy, đa phần các dự án trong lĩnh vực này thường là các dự án đầu tư có nguồn vốn đầu tư lớn với công nghệ sản xuất hiện đại.
Một trong những đặc điểm cở bản của ngành CN-ĐT thế giới là tính chuyên
môn hóa và toàn cầu hóa: thay đổi cơ cấu sản xuất và phương thức sản xuất. Theo đó các công ty và tập đoàn lớn chỉ tập trung sản xuất vào một số khâu có giá trị gia tăng cao, còn lại họ sẽ thuê các công ty khác sản xuất. Quá trình sản xuất một sản phẩm gồm nhiều công đoạn, mỗi công đoạn được thực hiện ở một quốc gia khác nhau theo từng yêu cầu và điều kiện cụ thể. Một nhà máy sản xuất sản phẩm điện tử sẽ kéo theo sự phát triển của các nhà máy “ vệ tinh”, nơi cung cấp và sản xuất các thiết bị phụ trợ và từ đó tạo ra một mạng lưới sản xuất sản phẩm điện tử mang tính
toàn cầu. Các dự án sản xuất trong lĩnh vực này luôn đi kèm với sự phát triển của các dự án trong ngành công nghiệp phụ trợ.